Thai nhi đạp nhiều có tốt không?

Thai nhi đạp nhiều hay không phụ thuộc vào từng trẻ. Sự khác biệt giữa tần suất mà bé hoạt động trong bụng mẹ khiến các chị em luôn đặt ra câu hỏi “bé đạp nhiều liệu có tốt không?”. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu.

Thai nhi đạp nhiều có tốt không? Thai nhi đạp nhiều có tốt không?

Thai nhi đạp nhiều hay không phụ thuộc vào từng trẻ. Sự khác biệt giữa tần suất mà bé hoạt động trong bụng mẹ khiến các chị em luôn đặt ra câu hỏi “bé đạp nhiều liệu có tốt không?”. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Thời điểm thai nhi hoạt động trong bụng mẹ

Bé cưng của bạn bắt đầu có thể nhào lộn trong bụng mẹ vào tuần thứ 8. Tuy nhiên, trong thời gian này bạn hầu như không hề cảm nhận được sự chuyển động của em bé trong bụng.Sự chuyển động này vẫn khá nhẹ nhàng trong 3 tháng giữa.

Tới 3 tháng cuối, những chuyển động của bé bây giờ đã vô cùng mạnh mẽ. Các chị em có thể kiểm tra bé đang hoạt động hay không bằng việc thư giãn trong không gian yên tĩnh. Lúc này mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận được những chuyển động của thai nhi.

Thai nhi đạp nhiều thể hiện được sự khỏe mạnh của trẻ. Tuy nhiên, chị em cũng cần chú ý việc bé đạp, nếu có dấu hiệu bất thường cần đi khám bác sĩ

vicare.vn-thai-nhi-dap-nhieu-co-tot-khong-body-1

Thai nhi đạp nhiều có khỏe mạnh?

Sự khác biệt trong tần suất chuyển động của bé như đạp nhiều hoặc im ắng khi ngủ hay di chuyển khác nhau trong những thời điểm khác nhau chính là dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ.

Những biểu hiện của việc trẻ hiếu động thường có các dấu hiệu “cuộn tròn”, “đá”, “chổng mông”, “chân tay múa máy”, “giang chân”...

Việc chuyển động của bé có tần suất cũng như thời điểm khác nhau, có thể thay đổi đột ngột. Tuy nhiên các mẹ không nên quá lo lắng bởi khi phát triển thì khả năng vận động của bé cũng có sự thay đổi.

Có nhiều mẹ nghĩ rằng thai nhi đạp nhiều là sẽ khỏe mạnh hay bé chuyển động nhiều lần trong ngày thì mới có thể yên tâm. Tuy nhiên với nhiều trường hợp bé đạp bất thường, rất có thể sẽ bị ngạt hay thiếu oxy... nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng tới bé.

Nếu thấy lo lắng về tần suất thai đạp, các chị em nên đi khám sớm. Sẽ không có một lịch có sẵn chuẩn nào khi bé hoạt động trong bụng mẹ chứng tỏ bé khỏe mạnh hoặc đang gặp “rắc rối”. Bạn chỉ có thể tới khám tại bác sĩ chuyên khoa mới có được kết quả chính xác.

Khi thai nhi đạp nhiều khoảng cách trong bao lâu?

Mới đầu, các lần đạp mà bạn có thể chú ý ở bé thường khá ít, cách nhau khá xa. Trên thực tế, hôm nay bạn có thể cảm nhận được cơn đạp của bé tuy nhiên hôm sau lại không hề thấy. Mặc dù trong bụng mẹ bé vẫn chuyển động và đạp thường xuyên nhưng lực chưa đủ mạnh vì thế mà bạn không thể cảm nhận. Vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, những lần mà bé đạp sẽ mạnh đồng thời tần suất cũng thường xuyên hơn.

Mỗi em bé sẽ có những hoạt động của riêng và không theo một khuôn mẫu nào. Khi các hoạt động bình thường của bé thay đổi không quá nhiều nghĩa là trẻ đang có sự phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.

vicare.vn-thai-nhi-dap-nhieu-co-tot-khong-body-2

Khi nào nên gọi cho bác sĩ?

Sau khi nghỉ ngơi như nằm xuống và để đếm chuyển động của trẻ mà không thấy 10 cú đạp trong thời gian 2 giờ, bạn hãy gọi cho bác sĩ. Nếu như trẻ chuyển động chậm, mất nhiều thời gian hơn 2 giờ để có thể đạp 10 lần vậy các mẹ cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Nếu như trước đó các mẹ cảm nhận được sự chuyển động đều đặn của thai nhi nhưng sau đó lại không thấy, có thể bé yêu đang gặp vấn đề. Vì thế mà chị em nên đếm nhịp chuyển động của em bé thường xuyên để biết khi nào thai nhi đạp nhiều khi nào đạp ít và tới khám bác sĩ.