Thai nhi bị dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không?

Hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ hay còn được gọi là tràng hoa quấn cổ diễn ra khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Hiện tượng này có nguy hiểm không? Phải xử trí ra sao khi bé bị dây rốn cuốn cổ? HoiBenh sẽ giải đáp thắc mắc với bài viết dưới đây.

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không? Thai nhi bị dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không?

Nguyên nhân

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi 1 vòng hoặc nhiều vòng.

Lượng nước ối và độ dài dây rốn có thể liên quan trực tiếp đến hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ.

Thai nhi ở trong bụng mẹ không ổn định và chúng luôn lăn tròn, vận động liên tục trong tử cung. Tuy nhiên, mỗi trẻ lại có đặc điểm và hành động khác nhau. Một số thì tương đối là nhẹ nhàng, trong khi đó 1 số lại vận động khá nhiều. Sự lơ lửng trong môi trường nước ối nhiều khiến trẻ khó cố định ngôi. Thêm vào đó, sự vướng víu của dây rốn khiến vận động của bé bị cản trở, dễ gây nên hiện tượng tràng hoa quấn cổ.

Ngoài ra, sự vận động ở mẹ cũng ảnh hưởng không ít. Lao động quá sức sẽ khiến cho đầu thai nhi có xu hướng xoay xuống, sẽ dẫn tới dây rốn cuộn xung quanh, ban đầu lỏng và sau dần dần thắt chặt lại.

vicare.vn-thai-nhi-bi-day-ron-quan-co-co-sao-khong-body-1

Cách phát hiện sớm ra thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Chỉ có siêu âm mới phát hiện chính xác việc thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Hiện tượng này thường xảy ra vào ba tháng cuối thai kỳ. Một số trường hợp phát hiện dây rốn quấn cổ vào tháng thứ 5 hoặc 6. Vì vậy các mẹ nên đi khám thai định kỳ theo sự hướng dẫn của Bác sĩ.

Ngoài ra, thai máy bất thường có thể cũng là 1 dấu hiệu của dây rốn quấn cổ. Nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây ra thiếu oxy, khó thở, thai khó chịu sẽ đạp nhiều hơn và bất thường hơn.

Những trường hợp dây rốn dài hơn thai nhi hay thai còn nhỏ, ối nhiều cũng xác suất bị quấn cổ nhiều hơn.

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ nguy hiểm như thế nào?

Đối với thai nhi

Khi thai nhi bị dây rốn quấn vào cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng đi nuôi thai nhi sẽ bị cản trở. Bởi thế, trẻ sơ sinh có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu hay thậm chí là tử vong trong bụng mẹ.. Để biết thai nhi có ổn hay không, thì có thể xác định bằng lượng máu đi qua dây rốn.

Nguy cơ khi vượt cạn

Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn có thể khiến cho thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra bên ngoài. Vì thế, nếu siêu âm xác định dây rốn quấn cổ, người mẹ cần phải đến bác sĩ theo dõi thai chặt chẽ theo như lịch hẹn định kỳ.

Nguy cơ với trẻ sau khi chào đời

Nếu được bác sĩ xử lý kịp thời thì những trường hợp tràng hoa quấn cổ không gây ra nguy hiểm cho bé sơ sinh. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn chặt thì bé có thể sẽ bị thiếu oxy. Do đó đối với các bé bị tràng hoa quấn cổ, sau khi sinh nếu mẹ phát hiện thấy bé sơ sinh có các dấu hiệu co giật, chân tay run thì cần phải đưa bé đi khám ngay

Mẹ cần làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?

Nếu bác sĩ phát hiện ra thai nhi bị dây rốn quấn cổ, việc mẹ có thể làm là:

Nằm nghiêng bên trái

Các nghiên cứu đã chỉ ra mẹ bầu nằm nghiêng bên trái sẽ rất có lợi cho việc lưu thông máu tới thai nhi, giúp tăng lưu lượng máu đến tử cung. Mẹ nên đặt hai chiếc gối ở dưới đùi nhằm có tư thế nằm thoải mái.

vicare.vn-thai-nhi-bi-day-ron-quan-co-co-sao-khong-body-2

Theo dõi chuyển động của thai nhi hàng ngày

Nếu thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ đặc biệt cần theo dõi các chuyển động của trẻ, quá ít hoặc quá nhiều chuyển động cũng có thể là 1 dấu hiệu xấu và cần đến bệnh viện kiểm tra kịp thời. Tiêu chuẩn đếm chuyển động của trẻ bình thường là khoảng 10 lần/12 giờ. Để đếm được chuyển động của trẻ, mẹ nên theo dõi vào 3 khung giờ sáng, trưa, tối, mỗi lần một giờ. Và thường trong mỗi 1 giờ thấy 3 chuyển động của trẻ là dấu hiệu báo trẻ đang bình thường.

Chú ý hoạt động của mẹ

Bà mẹ có thai nên chú ý có các hoạt động nhẹ nhàng, không nên lúc nào cũng ngồi 1 chỗ nhưng nên tránh lao động nặng, hoạt động quá sức hoặc tập thể thao cường độ cao.

Cân nhắc mổ lấy thai

Nếu phát hiện trẻ bị dây rốn quấn cổ có nhịp tim thai bất thường là dấu hiệu trẻ có thể bị thiếu oxy thì cần mổ lấy thai kịp thời.

Các cách để tránh tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ

Chế độ ăn uống đúng

Ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, tránh thuốc lá, uống bia rượu hoặc thực phẩm gây kích thích mạnh. Tránh ăn những thực phẩm chưa nấu chín.

Tập thể dục thích hợp

Lựa chọn các vận động nhẹ nhàng như bơi lội đi bộ, ... Không nên lựa chọn 1 bài tập vất vả, đồng thời cũng nên tránh những môn thể thao trong môi trường quá ồn ào.

Sinh hoạt điều độ

Cuộc sống cần phải được tôn trọng đúng quy luật. Thai phụ cần phải nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, không được thức đêm gây nên tình trạng quá căng thẳng hay mệt mỏi.

Chăm sóc trước sinh thích hợp

Trong quá trình chăm sóc trước khi sinh, thai phụ nên lựa chọn các giai điệu âm nhạc nhẹ nhàng, âm thanh không quá lớn, nhịp điệu không quá mạnh, thời gian cũng không quá dài.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân dây rốn quấn quanh cổ thai nhi
  • Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 2 vòng nguy hiểm như thế nào?
  • Siêu âm 37 tuần thai nhi không tăng cân, nhau quấn cổ có đáng lo?