Thai nhi 14 tuần nặng bao nhiêu gam?

Cân nặng của thai nhi là một trong những yếu tố quan trọng dùng để chẩn đoán sức khỏe cũng như tình trạng của thai nhi trong bụng. Khi bữa vào 3 tháng giữa của thai kỳ, nhiều mẹ bầu bắt đầu thắc mắc thai nhi 14 tuần nặng bao nhiêu gam là bình thường. Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.

Thai nhi 14 tuần nặng bao nhiêu gam? Thai nhi 14 tuần nặng bao nhiêu gam?

Cân nặng của thai nhi là một trong những yếu tố quan trọng dùng để chẩn đoán sức khỏe cũng như tình trạng của thai nhi trong bụng. Khi bữa vào 3 tháng giữa của thai kỳ, nhiều mẹ bầu bắt đầu thắc mắc thai nhi 14 tuần nặng bao nhiêu gam là bình thường. Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.

1. Cơ thể của mẹ thay đổi như thế nào khi thai kỳ đã được 14 tuần?

Thai nhi trong tuần thai thứ 14 đã có sự phát triển đáng kể, chính vì thế cơ thể của mẹ cũng sẽ thay đổi rõ rệt. Cụ thể hơn, trọng lượng của mẹ bầu sẽ tăng khoảng 2kg đến 3kg. Ở thời điểm này, mũi của mẹ sẽ ửng đỏ, được gọi là viêm mũi khi mang thai. Một số trường hợp có thể chảy máu mũi do sự tăng cường máu và tình trạng giãn mạch máu trong mũi.

Đây là một giai đoạn tuyệt vời của thai kỳ khi mà mẹ đã cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều do các biến động thể chất đã giảm bớt và bắt đầu hồi sức. Một số vận động nhẹ nhàng có thể được triển khai như đi bơi, đi dạo... sẽ giúp mẹ thư giãn hơn.

vicare.vn-thai-nhi-14-tuan-nang-bao-nhieu-gam-body-1

2. Thai nhi 14 tuần nặng bao nhiêu gam? Tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 14 thai kỳ

Vào tuần thứ 14 của thai kỳ, em bé trong bụng sẽ có chiều dài khoảng 10 cm, tính từ đầu cho đến phần mông và có cân nặng khoảng 70 gram. Ở giai đoạn này, bé sẽ duy trì việc di chuyển nước ối qua mũi và hệ thống đường hô hấp trên, hỗ trợ túi khí sơ khai của phổi hình thành và phát triển.

Chân của thai nhi trong giai đoạn này cũng phát triển và dài hơn so với cánh tay, bé có thể cử động các khớp chân – tay. Tuy rằng mắt vẫn khép, nhưng thai nhi 14 tuần tuổi đã có thể cảm nhận ánh sáng. Bạn có thể nhận biết điều này bằng cách rọi đèn pin vào bụng và bé sẽ từ từ di chuyển sang nơi khác để tránh tia sáng này.

Vị giác của thai nhi cũng đã bắt đầu hình thành và qua siêu âm, bạn cũng sẽ biết con mình là trai hay gái. Tuy nhiên, mức độ rõ của hình ảnh cũng như vị trí của bé lại không quá cao, bé sẽ co người hay xoay người lại.

Thai kỳ ở tuần thứ 14 đến tuần thứ 18 là thời điểm quan trọng để chọc ối nhằm xác định các rối loạn di truyền như rối loạn gen hay rối loạn nhiễm sắc thể. Chính vì thế, đừng bỏ qua cơ hội thực hiện xét nghiệm này để kiểm soát tốt hơn sức khỏe và tình trạng của thai nhi

vicare.vn-thai-nhi-14-tuan-nang-bao-nhieu-gam-body-2

3. Mẹ cần phải chú ý những gì khi mang thai ở tuần thứ 14?

Chế độ dinh dưỡng tốt nhất dành cho mẹ bầu ở tuần thai thứ 14

Chế độ ăn uống (dinh dưỡng) hàng ngày là cực kỳ cần thiết đối với mẹ bầu. Trong giai đoạn giữa của thai kỳ, em bé sẽ có sự phát triển đáng kể và rõ ràng. Do đó, dinh dưỡng cho mẹ cũng cần phải được tăng cường để nuôi thai.

Một số món ăn mẹ có thể tham khảo là:

  • Trái cây: hầu hết các loại trái cây đều có hàm lượng chất xơ và dưỡng chất dồi dào, vị thơm ngon và hấp dẫn. Việc ăn nhiều trái cây, đặc biệt là đu đủ chín hoặc các loại chứa nhiều vitamin C, chất sắt..., sẽ giúp bạn hạn chế chứng ợ nóng - ợ chua khi mang bầu. Nếu như thấy ngán, mẹ cũng có thể khéo léo biến tấu trái cây thành những món salad hoa quả để ăn hàng ngày.
  • Các loại hạt: nhiều loại hạt như hạt đậu nành, hạt bí, hạt ngũ cốc các loại... có chứa hàm lượng chất béo cao và đặc biệt không chứa cholesterol. Đây là thức ăn lý tưởng để bổ sung cho thai nhi các dưỡng chất cần thiết.
  • Thực phẩm giàu protein và sắt: nhiều món như trứng gà, rau cải bó xôi... sẽ có hàm lượng đạm rất cao. Bên cạnh đó là thịt và cá... Nếu như bạn kết hợp những món này với trái cây sẽ làm tăng cường hấp thụ sắt cho cơ thể.
vicare.vn-thai-nhi-14-tuan-nang-bao-nhieu-gam-body-3

Những điều nên làm khi bước vào tuần thai kỳ thứ 14

  • Mẹ bầu thường có sức đề kháng kém hơn so với người bình thường, vì thế, hãy thực hiện các chủng ngừa cần thiết theo dặn dò của bác sỹ, đặc biệt là khi bạn mang thai vào đúng thời điểm tháng bệnh cúm đang lây lan nhanh.
  • Nếu như bạn lỡ quên mốc khám thai quan trọng ở tuần thai kỳ thứ 12, hãy siêu âm ngay trong tuần này để bác sỹ có thể đo độ mờ da gáy của bé, từ đó đưa ra chẩn đoán về nguy cơ dị tật bẩm sinh, ví dụ như bệnh Down. Nếu bạn để qua tuần này, chỉ số của độ mờ da gáy sẽ biến đổi và không cho kết quả chính xác nữa.
  • Chú ý vận động nhẹ và tập các bài thể dục cho bà bầu như yoga, đi bộ, bơi lội... để tăng cường trao đổi – chuyển hóa dinh dưỡng.
  • Một số mẹ bầu ở giai đoạn này sẽ thấy chất nhầy màu vàng và xỉn màu trên ngực. Đây chính là sữa non được tiết ra và được xem là cuộc “tập luyện” trước khi chính thức sản xuất sữa cho bé sau khi bé ra đời.
  • Mẹ sẽ và cần phải ăn nhiều hơn trong giai đoạn thai kỳ này. Đây cũng là thời điểm dễ khiến mẹ phát phì nhất. Chính vì thế, đừng quên thiết lập một chế độ dinh dưỡng thật khoa học.
  • Cân nặng ở tuần thai kỳ thứ 14 của mẹ sẽ tăng khoảng 2 đến 3kg và mẹ cần phải duy trì mức tăng này trong suốt thai kỳ của mình, không được để mức tăng quá cao hay quá thấp. Cụ thể hơn, 3 tháng giữa thai kỳ chỉ nên tăng khoảng 5kg còn 3 tháng cuối tầm 6kg.

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn đọc thai nhi 14 tuần nặng bao nhiêu gram cũng như một số vấn đề xoay quanh tuần thai đặc biệt này. Mẹ hãy chú ý sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng của mình, đồng thời theo dõi cân nặng của thai nhi để đảm bảo bé có quá trình phát triển tốt nhất.

Xem thêm:

  • Phòng tránh khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi
  • Theo dõi cử động thai nhi
  • Có thể dự đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim không?