Thai 32 tuần dây rốn quấn cổ 1 vòng mẹ có nên lo lắng hay không?
Hiện tượng thai nhi tuần 32 dây rốn quấn cổ 1 vòng là một hiện tượng không hiếm. Tuy nhiên, khi được bác sĩ bảo dây rốn quấn cổ, hầu như mọi người đều rất lo lắng, đặc biệt là thời điểm cuối thai kỳ. Cùng tìm hiểu vấn đề thai 32 tuần dây rốn quấn cổ 1 vòng mẹ có nên lo lắng hay không trong bài viết dưới đây.
Thai 32 tuần dây rốn quấn cổ 1 vòng mẹ có nên lo lắng hay không?
Hiện tượng thai nhi tuần 32 dây rốn quấn cổ 1 vòng là một hiện tượng không hiếm. Tuy nhiên, khi được bác sĩ bảo dây rốn quấn cổ, hầu như mọi người đều rất lo lắng, đặc biệt là thời điểm cuối thai kỳ. Cùng tìm hiểu vấn đề thai 32 tuần dây rốn quấn cổ 1 vòng mẹ có nên lo lắng hay không trong bài viết dưới đây.
Hiện tượng dây rốn quấn cổ
- Hiện tượng dây rốn quấn cổ là hiện tượng dây rốn quấn cổ của bé, thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ.
- Theo nghiên cứu của tổ chức NCBI, viện y tế quốc gia Hoa Kỳ thống kê, có 1⁄3 số trẻ sinh ra có hiện tượng dây rốn quấn cổ.
- Hiện tượng dây rốn quấn cổ, nếu quấn chặt quá có thể khiến dinh dưỡng từ dây rốn đến thai nhi giảm, thai nhi ngạt thở, vận động của bé giảm, có thể dẫn đến hiện tượng suy thai.
- Hiện tượng thai 32 tuần dây rốn quấn cổ 1 vòng chỉ phát hiện được dưới hình ảnh siêu âm.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dây rốn quấn cổ ở thai nhi 32 tuần
Dây rốn là nơi cung cấp dinh dưỡng, oxy từ mẹ cho con và hoạt động chuyển hóa, hô hấp của con truyền sang cho mẹ.
- Dây rốn khá dài, tầm 50 - 60 cm hoặc có thể dài hơn, nên có thể sẽ quấn vào cổ thai nhi. Có thể quấn một vòng hoặc nhiều hơn, hoặc có hiện tượng thắt nút.
- Do chuyển động, xoay người, vận động của thai nhi trong bụng sẽ khiến dây rốn có thể quấn quanh cổ của thai nhi.
- Thai nhi 32 tuần, thì lúc này thai đã khá lớn, tử cung của mẹ lúc này gần vừa vặn với bé, vận động xoay chuyển người của bé sẽ ít hơn, còn trước đó thì bé xoay nhiều hơn. Nên có thể dây rốn giai đoạn này quấn cổ bé sẽ khó thoát khỏi cổ bé hơn.
Thai 32 tuần dây rốn quấn cổ 1 vòng mẹ có nên lo lắng hay không?
Thai nhi 32 tuần dây rốn quấn cổ 1 vòng, là hiện tượng không quá đáng ngại. Mẹ vẫn có thể sinh em bé bình thường.
- Nếu tình trạng dây rốn quấn cổ vẫn ở đó cho đến lúc sinh. Thì rất nhiều ca dây rốn quấn cổ 1 vòng vẫn được chỉ định sinh thường, con sinh ra vẫn khỏe mạnh như những đứa trẻ khác. Khi sinh thường có dây rốn quấn cổ, quan trọng là mẹ cần phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ, hộ sinh, làm theo những gì nhân viên y tế hướng dẫn trong cuộc đẻ và làm theo, thì mẹ con đều sẽ khỏe mạnh.
- Đa số trường hợp dây rốn quấn cổ một vòng thường sẽ lỏng lẻo, không ảnh hưởng đến tuần hoàn bé. Ngoài ra, bé được sống trong nước ối, thì áp lực của dây rốn lên cổ bé sẽ giảm xuống.
- Chúng ta sẽ quan sát theo dõi bé qua siêu âm và cử động thai nhi. Mẹ hãy thường xuyên đếm cử động thai nhi, kiểm tra thai nhi có cử động bình thường hay không. Thì đó chính là quan sát tốt nhất đối với hiện tượng dây rốn quấn cổ có ảnh hưởng đến bé không.
- Trường hợp dây rốn quấn cổ chặt, ảnh hưởng đến lưu thông tuần hoàn của bé, ảnh hưởng đến lưu lượng máu và oxy cung cấp cho bé, khiến bé có thể bị ngạt. Bé sẽ có những biểu hiện như cử động thai nhi yếu, giảm dần hoặc đạp mạnh bất thường rồi yếu dần. Mẹ cần chú ý, có thể dây rốn quấn cổ ảnh hưởng thai nhi, cần sự hỗ trợ của bác sĩ, đưa ra phương án phù hợp.
- Dây rốn quấn cổ trong giai đoạn thai nhi 32 tuần vẫn có thể mở được, nhờ vận động của bé. Nên mẹ cũng không nên quá lo lắng.
- Nhiều bố mẹ nhầm lẫn là thai nhi giống như người lớn thở bằng mũi miệng, thì dây rốn quấn cổ sẽ bóp nghẹt không cho con thở. Nhưng trong giai đoạn này, chất dinh dưỡng cũng như oxy, CO2 được trao đổi giữa mẹ và con qua dây rốn. Thai nhi vẫn chưa tự thở được bằng phổi, lúc này phổi thai nhi vẫn xẹp, chưa phát triển.
Mẹ nên làm gì khi thai 32 tuần dây rốn quấn cổ 1 vòng?
Trong giai đoạn nước rút này, khi được tin dây rốn quấn cổ con, mẹ hãy làm một số việc dưới đây:
Tâm lý thoải mái, bớt lo lắng, căng thẳng
Vì có thể hiện tượng dây rốn quấn cổ không ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động sống của bé. Dây rốn có thể sẽ tự tuột ra khỏi cổ bé, hoặc nó có thì mẹ vẫn có thể đẻ thường không ảnh hưởng gì đến mẹ và bé cả.
Học cách đếm cử động của thai nhi
- Học cách đếm cử động của thai nhi, quan sát cách bé đạp nhẹ hay yếu, đạp yếu dần đi hay là có đạp mạnh rồi yếu dần. Hay vẫn đạp mạnh bình thường.
- Các mẹ nên lựa chọn thời điểm để đếm cử động thai, tốt nhất trước khi đi ngủ tầm khoảng 20 giờ hoặc 21 giờ. Bởi vì thời điểm này là thời điểm thai nhi hoạt động nhiều nhất. Mẹ sẽ đếm cử động thai trong 1 giờ, và chu kỳ 10 cử động thai trong thời gian bao lâu, mẹ ghi lại vào biểu đồ hằng ngày.
- Mẹ nên tránh chu kỳ ngủ của thai nhi, thông thường có thể từ 20 - 75 phút, thai nhi sẽ trong trạng thái ngủ.
- Số cử động thai trung bình là 31 cử động/ giờ.
- Số cử động thai sẽ nhiều nhất trong khoảng thời gian từ 28 - 32 tuần và giảm một ít khi sắp sinh.
- Nếu thai nhi có ít hơn 10 cử động trong 2 giờ, đây là một dấu hiệu nguy hiểm, có thể là suy thai. Cần đến khám bác sĩ chuyên khoa sản ngay.
Chú ý cách đạp của thai nhi
Chú ý cách đạp của thai nhi, cử động thai nhi, những bất thường có thể có trong cách đạp của thai nhi, kịp thời đến khám bác sĩ.
Khám bác sĩ chuyên khoa sản thường xuyên
Nên đi khám thường xuyên bác sĩ chuyên khoa sản thường xuyên trong giai đoạn này.
Vận động nhẹ nhàng
Mẹ nên vận động đi lại nhẹ nhàng trong giai đoạn này, không vận động mạnh, để thai nhi thoải mái hơn cũng kích thích để dễ sinh hơn. Tuy nhiên, những trường hợp đặc biệt như dọa sinh non, rau bám thấp... có thể vận động nhiều trong giai đoạn này không phù hợp.
Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi
Vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi với mẹ đầy đủ. Nhất là chế độ ngủ, mẹ cần lưu ý vấn đề này. Thiếu ngủ có thể khiến sức khỏe mẹ và con yếu đi.
Hiện tượng thai nhi 32 tuần dây rốn quấn cổ 1 vòng gặp ở nhiều sản phụ, rất nhiều trường hợp có thể đẻ thường bình thường mà sức khỏe của con và mẹ sau sinh đều bình thường. Vấn đề thai 32 tuần dây rốn quấn cổ 1 vòng mẹ có nên lo lắng hay không? HoiBenh đã giải đáp ở trên. Chúc các mẹ và các con luôn khỏe mạnh, vượt cạn thành công.
Xem thêm:
- Lý do không nên cắt dây rốn cho trẻ ngay lập tức sau sinh
- Sinh con không cắt dây rốn: Lợi hay hại?
- Dây rốn quấn cổ thai nhi 1 vòng có sao không?