Tất tần tật về bệnh tiểu đường ở phụ nữ từ hành trình kết hôn, mang thai và sinh con

Bệnh tiểu đường ở phụ nữ là một căn bệnh ngày càng phổ biến và là nỗi lo lắng nhất là với các chị em đang mang thai. Nguyên nhân là vì tiểu đường thai kỳ, nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.

Tất tần tật về bệnh tiểu đường ở phụ nữ từ hành trình kết hôn, mang thai và sinh con Tất tần tật về bệnh tiểu đường ở phụ nữ từ hành trình kết hôn, mang thai và sinh con

Bệnh tiểu đường ở phụ nữ là một căn bệnh ngày càng phổ biến và là nỗi lo lắng nhất là với các chị em đang mang thai. Nguyên nhân là vì tiểu đường thai kỳ, nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Vậy những lưu ý khi mang thai và sau khi sinh con khi mẹ mắc bệnh tiểu đường bao gồm những gì? Để hiểu rõ vấn đề này bạn hãy tham khảo bài viết ngay sau đây.

1. Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong thai kỳ, bệnh này khác biệt với bệnh tiểu đường trước khi mang thai. Bà bầu luôn ở tình trạng mức đường huyết tăng cao từ tuần thứ 24 của thai kỳ.

2. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Nếu có thể mẹ nên đi khám trước khi mang thai để kiểm tra xem có bất kỳ sự bất thường nào không. Việc khám bệnh trước khi mang thai có thể giúp phát hiện bệnh tiểu đường tiềm ẩn, ngoài ra việc mang thai có kế hoạch là cần thiết để thai phụ có thể sinh con một cách an toàn tránh những rủi ro sau.

  • Hội chứng tăng huyết áp thai kỳ
  • Nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh cao
  • Nước ối nhiều hơn bình thường gây ra tình trạng vỡ ối sớm hoặc sinh non.
  • Thai nhi nhận được quá nhiều glucose từ mẹ sẽ phát triển nhanh về kích thước và cân nặng, gây khó sinh.
  • Thai nhi chết lưu trong tử cung, hạ đường huyết, rối loạn hô hấp, vàng da, hạ canxi máu
vicare.vn-tat-tan-tat-ve-benh-tieu-duong-o-phu-nu-tu-hanh-trinh-ket-hon-mang-thai-va-sinh-con-body-1

3. Bệnh tiểu đường ở phụ nữ từ khi kết hôn đến mang thai, sinh con

Phụ nữ mang thai mà mắc bệnh tiểu đường sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nếu kiểm soát bệnh không tốt. Nhưng hiện nay việc điều trị bệnh tiểu đường khi mang thai ngày càng tiến bộ và thậm chí dù phụ nữ bị bệnh tiểu đường nhưng vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh

Trước đây khoảng những năm 1960 có một rào cản lớn về việc kết hôn và mang thai ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường. Nhưng hiện nay bệnh tiểu đường ở phụ nữ có thể kiểm soát được lượng đường huyết tốt. Do đó, các vấn đề kết hôn, mang thai và sinh con gần như không còn khó khăn.

Nếu người vợ chia sẻ chân thành với bạn đời của mình về bệnh tiểu đường thì sẽ nhận được sự chăm sóc hỗ trợ nhiệt tình của chồng khi mang thai, sinh con và cùng nhau nuôi dưỡng niềm hạnh phúc. Vợ chồng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể nhận những tư vấn và hướng dẫn phù hợp. Các thành viên trong gia đình cũng nên động viên, hỗ trợ cho tương lai của đôi trẻ.

Điều quan trọng nhất để phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có thể mang thai và sinh con an toàn là duy trì kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt tốt hơn so với bình thường, và phải kiểm tra bệnh tại thời điểm muốn mang thai được bác sĩ đánh giá là tốt sau khi có kế hoạch mang thai. Có nhiều trường hợp phụ nữ kiểm soát đường huyết không tốt trong thời gian dài mang thai, không có kế hoạch nên những vấn đề như biến chứng và dị tật thai nhi thường xảy ra.

Bất kể loại bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, để cả mẹ và con sinh ra đều khỏe mạnh, việc bình thường hóa đường huyết từ trước khi mang thai đến khi sinh con là điều đầu tiên cần làm. Phải ngăn chặn biến chứng tiểu đường xảy ra, và ngay cả khi có biến chứng thì nên cố gắng điều trị để duy trì tình trạng ổn định.

Nếu chị em mắc tiểu đường thai kỳ không thực hiện tốt điều trên, nhiều vấn đề có khả năng xảy ra như thai nhi bị dị tật, chết lưu trong tử cung hay thai phụ bị suy giảm thị lực do bệnh võng mạc tiểu đường tiến triển nhanh, bệnh thận chuyển biến xấu, hội chứng tăng huyết áp thai kỳ...

Mọi người thường nói rằng phụ nữ có bầu bị tiểu đường thường chỉ nên sinh mổ. Tuy nhiên nếu thai phụ không có biến chứng tiểu đường và kiểm soát tốt lượng đường trong máu khi mang thai, thì hoàn toàn có thể sinh thường. Với những phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường, việc sinh con luôn đầy rủi ro, vì vậy các mẹ nên lựa chọn sinh con tại một bệnh viện với bác sĩ, y tá, cơ sở vật chất tốt có thể đối phó với bệnh tiểu đường cũng như các vấn đề sau khi sinh.

Nếu có các biến chứng tiến triển hoặc có một số nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ hoặc bé, thai phụ nên nhập viện sớm để nhận sự chăm sóc của bác sĩ và sinh con an toàn.

4. Cách phòng ngừa, và chăm sóc tiểu đường thai kỳ

Khi phụ nữ bị tiểu đường được bác sĩ đánh giá là có thể bắt đầu mang thai theo kế hoạch, bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc uống hoặc chất đồng vận thụ thể GLP-1 cũng nên chuyển sang điều trị bằng insulin. Có hai lý do, một là liệu pháp insulin dễ quản lý chỉ số đường huyết theo mục tiêu và phù hợp để kiểm soát chặt chẽ đường huyết, hai là do thành phần của thuốc uống sẽ đi qua nhau thai và làm hạ đường huyết của thai nhi.

Khi thai nhi phát triển, tình trạng kháng insulin cũng phát triển và lượng đường trong máu tăng lên. Theo đó, lượng tiêm insulin cần thiết cũng tăng 1,5 đến 2 lần bình thường.

Ngược lại, vì khi mang thai, thai phụ thường bị ốm nghén nên lượng ăn uống giảm, tình trạng hạ đường huyết có khả năng xảy ra do ảnh hưởng của việc sử dụng đường trong máu của thai nhi được ưu tiên hơn.

Ngoài ra, việc thai phụ giảm lượng ăn uống quá mức để tránh tăng đường huyết sẽ có thể gây hạ đường huyết, thể ketone trong cơ thể nhiều hơn. Thể ketone có tác động tiêu cực đến thai nhi thông qua nhau thai. Để ngăn chặn những hiện tượng này, khi mắc phải tiểu đường thai kỳ bà bầu cần bổ sung ăn uống đủ lượng cần thiết và phải tiêm insulin đầy đủ.

vicare.vn-tat-tan-tat-ve-benh-tieu-duong-o-phu-nu-tu-hanh-trinh-ket-hon-mang-thai-va-sinh-con-body-2

Để đối phó với những diễn biến phức tạp như vậy, thai phụ cần phải thường xuyên thực hiện tự đo đường huyết. Thai phụ cần nhớ cách điều chỉnh lượng tiêm insulin trong khi quan sát kết quả đo đường huyết. Bình thường hóa đường huyết, có nghĩa là giảm thiểu tình trạng tăng đường huyết cũng như hạ đường huyết càng nhiều càng tốt.

  • Kích hoạt hoạt động của insulin bằng cách tập luyện vừa phải.
  • Duy trì tập luyện trong khoảng 15~30 phút từ trước khi mang thai (nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ tập luyện khi mang thai).
  • Đi bộ 30 phút mỗi ngày để rèn luyện cơ bắp cho việc sinh con.
  • Chú ý việc ăn quá nhiều gây tăng cân và dẫn đến khó khăn khi sinh con
  • Cân nặng tăng lý tưởng giai đoạn sau của thai kỳ là trong khoảng 300g/ tuần
  • Sử dụng bảng trao đổi thực phẩm để tự tính toán lượng năng lượng cần thiết và tạo thực đơn hạn chế lượng calo
  • Bổ sung năng lượng 150kcal/ ngày trong giai đoạn nửa đầu thai kỳ và 350kcal/ ngày trong giai đoạn nửa sau thai kỳ. Lượng calo cơ bản là 30kcal ứng với mỗi 1kg cân nặng tiêu chuẩn
  • Để ngăn ngừa hội chứng tăng huyết áp thai kỳ, hấp thụ dưới 10g muối/ ngày
  • Bổ sung đầy đủ sắt, canxi,...tốt cho sự phát triển của trẻ
  • Bổ sung các loại protein tốt, khoáng chất và vitamin

Những thai phụ mắc bệnh tiểu đường về cơ bản có thể nuôi con bằng sữa mẹ. Trong trường hợp đó, những phụ nữ sử dụng thuốc uống điều trị tiểu đường trước khi mang thai nên chuyển sang duy trì điều trị bằng insulin trong thời kỳ mang thai và trong thời kỳ cho con bú. Nếu sử dụng thuốc uống điều trị tiểu đường, một số thành phần của thuốc sẽ đi vào sữa mẹ và đi vào cơ thể của em bé, gây hạ đường huyết cho em bé.

Ngoài ra, để khôi phục cân nặng ban đầu bị tăng lên khi mang thai, ngăn ngừa tình trạng thừa cân, phụ nữ hãy cẩn thận về lượng calo hấp thụ trong thời kỳ cho con bú. Tiêu chuẩn giá trị calo cơ bản là [30kcal cho mỗi kg cân nặng tiêu chuẩn + 600kcal năng lượng bổ sung].

Trong phần lớn các trường hợp, lượng đường trong máu tự nhiên trở lại bình thường sau khi phụ nữ sinh con. Tuy nhiên, vì nhiều ý kiến đã chỉ ra rằng bệnh tiểu đường có khả năng khởi phát trong tương lai, do đó phụ nữ sau khi sinh nên tiếp tục duy trì chế độ ăn uống, tập luyện để ngăn ngừa béo phì và không quên khám bệnh thường xuyên.

Xem thêm:

  • 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường
  • 9 loại thực phẩm hữu ích cho người mắc bệnh tiểu đường
  • Những xét nghiệm cần làm đối với bệnh tiểu đường