Táo bón uống thuốc gì sẽ nhanh khỏi?

Thói quen sinh hoạt không điều độ dễ khiến cho con người mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Một trong những căn bệnh đường ruột thường gặp nhất chính là táo bón. Táo bón là bệnh lý tiêu hóa ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Những loại thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón dài cũng được rất nhiều người quan tâm.

Táo bón uống thuốc gì sẽ nhanh khỏi? Táo bón uống thuốc gì sẽ nhanh khỏi?

Thuốc hút nước vào lòng ruột hỗ trợ điều trị táo bón

Một trong những nguyên nhân gây ra táo bón đó chính là do uống ít nước, khiến cho phân khô cứng, vón lại, khó đào thải. Nếu cố rặn ra sẽ làm rách hậu môn và chảy máu. Lúc này, bạn cần phải dùng các loại chất có khả năng kéo nước và giữ nước trong lòng ruột. Khi đó phân sẽ mềm ra, không còn gây táo bón nữa. Nhóm thuốc này chứa các loại muối vô cơ, đường, có khả năng giữ nước vào lòng ruột.

Trong nhóm này có thể kể đến các loại như sau:

  • Sorbitol: giúp lợi mật, tăng tiết mật, từ đó làm tăng ngấm nước vào chất chứa trong ruột, nhuận tràng. Chống chỉ định với những người bị viêm đại tràng, tắc ruột, đau bụng không rõ lý do.
  • Magie Sulfat ngậm nước: có tác dụng hút nước vào trong ruột, nhuận tràng.
  • Macrogol: là nhóm chất có phân tử lượng lớn, có tác dụng hút nước vào đường ruột, nhuận tràng.
vicare.vn-tao-bon-uong-thuoc-gi-se-nhanh-khoi-body-1
Thuốc Sorbitol có tác dụng nhuận tràng

Thuốc làm tăng thể tích phân

Nhóm thuốc này là các polysaccarid thiên nhiên ở dạng hạt, chất nhầy, chất xơ.... Khi sử dụng các loại thuốc này, nó sẽ hút nước, trương nở lên gấp nhiều lần, từ đó làm tăng thể tích phân, tạo sự kích thích phân tự nhiên, khiến người bị táo bón muốn đi ngoài và đi ngoài dễ dàng. Thuốc này cần phải uống đủ nước, nếu không sẽ không có tác dụng, không những thế còn gây ra tắc ruột.

Các loại thuốc nằm trong nhóm này có thể kể đến như:

  • Thạch agar - agar: dùng thạch hoặc rau câu đem nấu với nước cho trương nở hết, rồi ăn.
  • Normacol: chất nhầy thiên nhiên có tính hút nước cao, dùng dưới dạng cốm, chú ý uống đủ nước. Chống chỉ định không dùng với những người hẹp ống tiêu hóa, viêm đại tràng, tắc ruột.

Thuốc gây kích thích

Các loại thuốc này có khả năng gây kích thích, làm tăng nhu động ruột, tăng khả năng lưu thông thức ăn, tăng cường sự co bóp giúp đẩy phân ra ngoài.

Loại thuốc thường dùng trong nhóm này:

  • Bisacodyl: gây kích thích tăng vận động kết tràng, tăng tiết nước, nhuận tràng. Thuốc có thể gây rối loạn nhịp tim nếu như dùng chung với các loại thuốc tim mạch hay huyết áp. chống chỉ định với trẻ em dưới 6 tuổi, thận trọng với người ruột dễ kích thích vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa.

Thuốc làm trơn phân

Chất dầu khoáng như dầu paraphin sẽ làm cho phân trơn, từ đó việc đi ngoài dễ dàng hơn. Có một số loại chứa glycerol hay docusat nhưng đều được sử dụng dưới dạng thụt, gây khó khăn khi sử dụng ở nhà. Tuy nhiên, loại thuốc này được khuyến cáo không nên lạm dụng quá nhiều sẽ gây kích ứng niêm mạch trực tràng và tổn thương niêm mạc.

Cách phòng tránh táo bón

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp với lối sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ để mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện các điều sau để phòng tránh táo bón:

  • Thay đổi thói quen ăn uống: ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế ăn nhiều thịt và thực phẩm giàu chất đạm. Tránh ăn những thực phẩm khó tiêu như đồ chiên, xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,....
vicare.vn-tao-bon-uong-thuoc-gi-se-nhanh-khoi-body-2
  • Uống đủ nước: Một người bình thường cần phải hấp thu từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tập cho mình thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định trong ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế tình trạng táo bón.
  • Tránh ngồi lâu trong thời gian dài: đối với những người thường xuyên phải ngồi nhiều, đặc biệt là nhân viên văn phòng thì tốt nhất nên đứng dậy và đi lại thường xuyên, giúp cho nhu động ruột hoạt động tốt hơn.

Xem thêm:

  • Cách điều trị chứng táo bón tại nhà
  • Ngại gì táo bón với tuyệt chiêu “bốn không” dưới đây
  • Táo bón mạn tính - Một căn bệnh chớ nên xem thường