Tăng tiết hormone prolactin: Phụ nữ cần cảnh giác

Hàm lượng hormone prolactin đảm nhiệm chức năng cần thiết cho việc tiết sữa và quá trình thụ thai. Khi mức độ prolactin tăng cao bất thường, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như hiếm muộn, vô sinh.

Tăng tiết hormone prolactin: Phụ nữ cần cảnh giác Tăng tiết hormone prolactin: Phụ nữ cần cảnh giác

Hàm lượng hormone prolactin đảm nhiệm chức năng cần thiết cho việc tiết sữa và quá trình thụ thai. Khi mức độ prolactin tăng cao bất thường, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như hiếm muộn, vô sinh.

Hormone prolactin là gì?

Hormone prolactin là một kích thích nội tiết hình thành bởi thùy trước của tuyến yên. Loại hormone này có cả ở nam và nữ. Vai trò chính của hormone prolactin là kích thích sản xuất sữa mẹ ở phụ nữ sau sinh.

Chỉ số về nồng độ hormone prolactin trong mức bình thường là:

  • Ở nam giới: khoảng 2 – 18ng/ml
  • Ở nữ giới (phụ nữ không trong giai đoạn mang thai và cho con bú): 2 – 29ng/ml
  • Phụ nữ đang mang thai: 10 – 209 ng/ml. Sở dĩ có sự tăng cao là do tuyến vú phát triển nhanh nhằm thúc đẩy tạo sữa chuẩn bị cho bé bú.

Nếu kiểm tra thấy chỉ số prolactin tăng trên khoảng cho phép thì được coi là prolactin cao. Vấn đề hormone prolactin cao đối với nam giới không gây tác động đến khả năng sinh sản nhưng ở phụ nữ lại là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

vicare.vn-tang-tiet-hormone-prolactin-phu-nu-can-canh-giac-body-1
Hormone prolactin có vai trò quan trọng đối với sản xuất sữa cho bé bú

Nguyên nhân nào dẫn đến tăng chỉ số hormone prolactin?

Tác nhân gây tăng prolactin có thể là do tình trạng căng thẳng, stress do bệnh tật. Những người bị chấn thương thành ngực, hiện tượng co giật, mắc bệnh ung thư phổi cũng là đối tượng dễ bị prolactin vượt mức bình thường. Ngoài ra, do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị cũng làm tăng prolactin ở mức độ nhất định.

Một số chị em có chế độ ăn uống quá kiêng khem, mất cân bằng dinh dưỡng sẽ là tác nhân dẫn đến prolactin cao.

Bên cạnh đó, bệnh nhân khi mắc phải khối u ở tuyến yên sẽ tạo nên cơ chế sản xuất, bài tiết thừa nhiều prolactin. Để xác định chính xác nguyên nhân cũng như có phương hướng điều trị tốt nhất, người bệnh cần đến bệnh viện chuyên khoa để được xét nghiệm và kiểm tra, sàng lọc.

Khi nào nên xét nghiệm nồng độ hormone prolactin?

Thông qua xét nghiệm máu từ tĩnh mạch tại cánh tay, mức độ prolactin dùng vào một số mục đích dưới đây:

  • Chẩn đoán nguyên nhân xuất hiện hiện tượng tiết sữa ngay cả khi mẹ không mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Tìm nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt hoặc vô sinh ở chị em
  • Kiểm tra nguyên nhân khiến nam giới bị vô sinh và rối loạn chức năng cương dương
  • Đánh giá khả năng hoạt động của thùy trước tuyến yên hay các rối loạn tuyến yên
  • Áp dụng trong phát hiện và điều trị sự hình thành khối u do sản xuất thừa prolactin
vicare.vn-tang-tiet-hormone-prolactin-phu-nu-can-canh-giac-body-2
Nguy cơ hiếm muộn do hormone prolactin ở phụ nữ tăng cao

Những tác hại do tăng tiết hormone prolactin đối với phụ nữ

Tình trạng tiết hormone prolactin có mối liên quan đến khả năng thụ thai ở phụ nữ theo nhiều cách khác nhau.

  • Người bị prolactin cao sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí bị ngừng hẳn lại (còn gọi là tắt kinh) khiến cho trứng không rụng đúng chu kỳ, mất đi cơ hội thụ thai và có con. Đây được xem là hệ lụy nặng nề nhất mà bất kỳ chị em nào cũng cần cảnh giác để phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
  • Ở mức độ nhẹ hơn, prolactin trong máu tăng cao khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn trong một khoảng thời gian dài. Do vậy, nhiều người có thể có kỳ kinh dài, có khi đến vài tháng một lần.
  • Một nguy cơ khác do tăng tiết hormone prolactin là nội tiết tố progesterone không sản xuất đủ sau khi rụng trứng, dẫn đến thể vàng khiếm khuyết. Điều này khiến cho trứng mặc dù đã được thụ tinh cũng không thể làm tổ, làm gia tăng tỷ lệ vô sinh ở nữ giới.
  • Với phụ nữ khối u tuyến yên cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng tiết prolactin và có thể gây ra: rối loạn kinh nguyệt, tiết dịch màu trắng sữa từ vú.
  • Nếu lượng prolactin tăng cao kéo dài bệnh nhân có nguy cơ bị loãng xương.

Điều trị prolactin tăng cao như thế nào?

Điều trị nội khoa:

Nhằm giúp hạ chỉ số hormone prolactin, bác sĩ sẽ thăm khám và điều trị bệnh dựa trên nguyên nhân gây bệnh để đạt hiệu quả cao mà không gây tốn kém.

Thông thường, hoạt chất bromocriptin hay được áp dụng để ức chế quá trình tiết ra prolactin của tuyến yên. Khi dùng thuốc này, nồng độ prolactin có thể giảm đến mức bình thường và tăng khả năng thụ thai cho nữ giới. Lưu ý, trong trường hợp đã xác định có thai phải ngừng thuốc ngay và kiểm tra theo định kỳ và yêu cầu của bác sĩ.

Một số tác dụng phụ trong thời gian đầu uống thuốc là chóng mặt, buồn nôn, táo bón, huyết áp giảm, tim đập loạn nhịp, ... Nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng đi qua do sự thích ứng của cơ thể với thuốc. Tuy nhiên nếu bạn không chịu được các phản ứng này thì nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc có nên tiếp tục uống hay lựa chọn loại thuốc khác phù hợp hơn.

Nhiều chị em uống thuốc điều trị nội khoa do tăng tiết hormone prolactin sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi như sẩy thai, thai nhi dị dạng hoặc thể lực, trí tuệ của trẻ sau này phát triển bất thường so với các trường hợp mang thai khác. Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh được tác dụng phụ nguy hiểm như vậy. Do đó bạn có thể yên tâm sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn, liều lượng khuyến cáo của bác sĩ.

Điều trị ngoại khoa:

Phương pháp chữa trị ngoại khoa có thể được cân nhắc chỉ định can thiệp trong trường hợp các khối u lớn gây chèn ép, dẫn đến biến chứng giảm thị lực. Hoặc khi điều trị nội khoa nhưng thất bại hay triệu chứng bệnh cải thiện chậm. Do vậy, để đi đến phác đồ điều trị phù hợp, bạn cần trải qua quá trình xét nghiệm, kiểm tra và tư vấn của bác sĩ.

Đối với tình huống hormone prolactin tăng cao do sự xuất hiện của u tuyến yên thì bác sĩ căn cứ vào mức độ tiến triển của bệnh để chỉ định phẫu thuật, xạ trị đơn thuần hay kết hợp.

  • Phẫu thuật loại bỏ khối u tuyến yên thường qua 2 kỹ thuật chính là: nội soi loại bỏ khối u qua xoang mũi và thông qua tiếp cận xuyên sọ.
  • Xạ trị: sử dụng Gamma Knife, bức xạ bên ngoài, chùm tia proton.
vicare.vn-tang-tiet-hormone-prolactin-phu-nu-can-canh-giac-body-3
Chuối rất tốt để hạ hormone prolactin ở phụ nữ

Chế độ ăn khi bị hormone prolactin cao

Các nghiên cứu đã đưa ra chứng cứ cho thấy các loại thực phẩm được dùng hàng ngày có thể tác động tới chỉ số prolactin ở phụ nữ. Do vậy, chị em khi có chỉ số prolactin vượt ngưỡng cho phép cần đặc biệt lưu ý về chế độ ăn uống.

  • Về thịt: nên ăn nhiều cá, trứng, đậu, thịt gà, các loại thịt đỏ, phô mai.
  • Bổ sung đầy đủ các sản phẩm từ thực vật như ngũ cốc, trái cây, rau, đậu, hạt cà quả hạch.
  • Cung cấp nhiều rau và trái cây giàu chất xơ, khoáng chất và vitamin, chất chống oxy hóa nhằm bảo vệ và phục hồi nhanh các tế bào bị tổn thương. Chuối, táo, dưa hấu là những loại trái cây bạn nên ưu tiên trong thực đơn bởi chúng giúp tăng nồng độ serotonin trong não, đồng thời ổn định chỉ số prolactin.
  • Thức ăn có hàm lượng protein cao cũng giúp cung cấp axit amin cần thiết nhằm sản xuất dopamine trong não.
  • Chế độ ăn uống dành cho người bị hormone prolactin cao là nên ăn những thức ăn tự nhiên chưa qua chế biến sẵn hoặc đồ đông lạnh. Tránh sử dụng các đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, các đồ uống có ga, các chất rượu bia, kích thích bởi nó thực sự không tốt cho sức khỏe.
  • Ngoài ra cần kết hợp với chế độ nghỉ ngơi và tập luyện đều đặn để duy trì thể trạng khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công gây bệnh.

Xem thêm:

  • Prolactin là gì? trị số tham chiếu là 4.79 - 23.5 ng/ml có nguy hiểm không?
  • Hormon là gì? Sự thật và những tin đồn bạn nên biết