Tầm soát ung thư là gì? Tại sao phải tầm soát ung thư?

Thực tế cho thấy 1/3 ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 có thể chữa khỏi nhờ chẩn đoán sớm. Do vậy tầm soát ung thư là vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại, khi mà con người hàng ngày đang phải đối mặt với các nguy cơ của ung thư.

Tầm soát ung thư là gì? Tại sao phải tầm soát ung thư? Tầm soát ung thư là gì? Tại sao phải tầm soát ung thư?

Thực tế cho thấy 1/3 ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 có thể chữa khỏi nhờ chẩn đoán sớm. Do vậy tầm soát ung thư là vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại, khi mà con người hàng ngày đang phải đối mặt với các nguy cơ của ung thư.

Tầm soát ung thư là gì?

Tầm soát ung thư nhằm phát hiện ra mầm mống ung thư ở giai đoạn sớm, hoặc khi khối u còn rất nhỏ, trước khi triệu chứng của chúng xuất hiện. Tầm soát ung thư có thể thực hiện bằng các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm các mẫu mô, chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, nội soi,...

Phát hiện ung thư sớm hầu hết sẽ được chữa khỏi bằng phương pháp đơn giản, ít tốn kém, với rất ít tác dụng phụ, không hoặc ít ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ.

Ngoài ra, tầm soát ung thư còn phát hiện được những tổn thương tiền ung thư, là những tổn thương không phải ung thư nhưng có nhiều khả năng sẽ chuyển thành ung thư trong khoảng thời gian sau này nếu không được phát hiện sớm.

Với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và ứng dụng vào trong y học, ngày càng có nhiều phương pháp tầm soát ung thư có giá trị phát hiện bệnh cao (độ nhạy cao).

Các phương pháp tầm soát ung thư

vicare.vn-tam-soat-ung-thu-la-gi-tai-sao-phai-tam-soat-ung-thu-body-1

Xét nghiệm máu là phương pháp thường được sử dụng trong tầm soát ung thư tiết kiệm thời gian và chi phí.

Ngoài ra, còn có các phương pháp chẩn đoán hình ảnh: chụp CT scan, MRI toàn thân, chụp PET CT trên dựa trên nguyên tắc các tế bào ung thư hấp thu nhiều glucose để chuyển hóa, người ta tiêm một chất đồng vị phóng xạ (positron) có gắng glucose hấp thu nhanh vào bệnh nhân. Sau khi được tiêm thuốc có phóng xạ, cơ thể sẽ phóng ra các tia gamma, khi đó máy PET/CT sẽ tính toán từ các tia gamma này để thu nhập hình ảnh từ các tế bào khác nhau của cơ thể. Nhờ đó, những bất thường về sự chuyển hóa tại các tế bào sẽ được ghi nhận, ngay trước khi có sự thay đổi về cấu trúc.

Tầm soát ung thư của từng cơ quan đích ví dụ: Ung thư đường ruột dạ dày, đại tràng sẽ sử dụng phương pháp làm nội soi dạ dày, đại tràng. Ung thư vú tiến hành siêu âm ngực, chụp nhũ ảnh, MRI vú. Ung thư cổ tử cung làm PAP’Smear, soi cổ tử cung...

Dấu ấn ung thư:

Dấu ấn ung thư Theo định nghĩa của Hiệp Hội Ung Thư Mỹ, tumor markers là một chất được tạo ra bởi tế bào ung thư hoặc tế bào bình thường trong cơ thể đáp ứng với trường hợp ung thư hoặc các trường hợp bình thường khác trong cơ thể. Tuy nhiên, chúng được tạo ra cao hơn nhiều trong trường hợp ung thư.

Có nhiều dấu ấn ung thư khác nhau liên kết với một loại ung thư hoặc nhiều loại ung thư khác nhau, nhưng không có một dấu ấn ung thư nào đại diện cho tất cả các ung thư. Có nghĩa là không có một xét nghiệm máu nào cho biết trong cơ thể có ung thư hay không.

Có nhiều giới hạn trong việc đo dấu ấn ung thư trong tầm soát ung thư vì có nhiều trường hợp lành tính vẫn có thể có dấu ấn ung thư cao ví dụ CEA tăng trong viêm ruột, hút thuốc lá nhiều. AFP tăng trong viêm gan. PSA tăng trong viêm tiền liệt tuyến. Do đó không phải ai có dấu ấn ung thư cao là sẽ bị ung ung thư và ngược lại, có nhiều trường hợp có dấu ấn ung thư thấp nhưng đã mắc ung thư giai đoạn cuối.

Như vậy không có một phương pháp nào tốt và chính xác hoàn toàn để tầm soát ung thư, mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược, điểm riêng.

Tại sao cần phải tầm soát ung thư?

vicare.vn-tam-soat-ung-thu-la-gi-tai-sao-phai-tam-soat-ung-thu-body-2

Tầm soát ung thư là hết sức cần thiết cho mỗi chúng ta trong xã hội hiện đại. Tầm soát sớm để phát hiện nguy cơ tiềm ẩn của ung thư ngay từ khi các triệu chứng chưa xuất hiện. Bởi hầu hết mọi người đều phát hiện ra ung thư khi căn bệnh này đã phát triển đến giai đoạn sau cuối. Điều này khiến cho việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn, khả năng chữa khỏi rất thấp và tốn kém rất nhiều chi phí khám chữa bệnh. Tầm soát ung thư giúp loại bỏ những lo lắng, bất an không đáng có về sức khỏe, an tâm làm việc.

Đặc biệt, trong môi trường xung quanh đang ngày càng trở nên ô nhiễm trầm trọng, các căn bệnh ung thư lại có điều kiện bùng phát và lan rộng ở cơ thể bất cứ ai, chúng ta nên dành một chút thời gian quan tâm tới sức khỏe của chính mình.

Theo các chuyên gia Y khoa, cách tốt nhất để tầm soát và ngăn ngừa ung thư vẫn là khám tổng quát hàng năm định kì với một bác sĩ gia đình. Đó chính là lý do hệ thống bác sĩ gia đình rất phát triển tại các nước phát triển. Họ luôn chú trọng quan tâm và đầu tư cho sức khỏe của chính họ và những người thân trong gia đình đúng cách. Ở Việt Nam, thời gian gần đây Bộ Y Tế rất khuyến khích phát triển hệ thống bác sĩ gia đình. Với bác sĩ gia đình, người bệnh sẽ được theo dõi, khám chi tiết dựa trên hồ sơ bệnh án (nếu có) từ trước. Từ đó, bác sĩ sẽ chuẩn đoán chính xác, đưa ra phương pháp phù hợp, nhanh chóng cho người bệnh. Bác sĩ gia đình cũng sẽ giúp các thành viên trong gia đình có những biện pháp phòng chống ung thư lành mạnh, phương pháp tầm soát ung thư phù hợp, hiệu quả.

Xem thêm:

  • Tầm soát ung thư đường tiêu hóa: Nhận biết sớm điều trị nhanh!
  • Ai nên làm tầm soát ung thư?
  • Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi và những điều cần biết