Tầm soát ung thư cổ tử cung- xét nghiệm Pap
Các dịch vụ dự phòng lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ (USPSTF) và Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS) vừa khuyến cáo tất cả phụ nữ được tầm soát ung thư cổ tử cung 3 năm một lần trong độ tuổi từ 21 đến 65. Xét nghiệm Pap là thủ tục sàng lọc điển hình
Tầm soát ung thư cổ tử cung- xét nghiệm Pap
Ung thư cổ tử cung là một trong năm loại ung thư thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, bệnh có thể được điều trị nếu được phát hiện sớm bằng cách làm các xét nghiệm tầm soát ung thư. Một trong những phương pháp cho kết quả nhanh và chính xác là phương pháp xét nghiệm Pap.
Xét nghiệm Pap là xét nghiệm tế bào cổ tử cung chuẩn đoán chính xác đến 96% nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Những người nên thực hiện xét nghiệm Pap
Lực lượng dịch vụ phòng vệ Hoa Kỳ (USPSTF) và Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS) đã đưa ra khuyến cáo: tất cả phụ nữ nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung 3 năm một lần trong độ tuổi từ 21 đến 65. Xét nghiệm Pap là một thủ tục sàng lọc điển hình. Nhưng nếu thực hiện xét nghiệm Pap kết hợp với xét nghiệm kiểm tra viruts HPV (nguyên nhân của bệnh ung thư cổ tử cung) thì việc sàng lọc năm năm một lần là có thể chấp nhận được đối với phụ nữ tuổi từ 30 trở lên.
Quá trình mang thai không gây bất kỳ cản trở nào đến việc xét nghiệm Pap, do đó, xét nghiệm Pap có thể được thực hiện một cách an toàn trong thời gian mang thai.
Xét nghiệm Pap cũng được chỉ định cho những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung trong điều kiện lành tính. Những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung vẫn cần tiếp tục thực hiện sàng lọc theo hướng dẫn tương tự như những người phụ nữ không cắt bỏ tử cung.
Những rủi ro khi thưc hiện xét nghiệm Pap.
Chưa có nghiên cứu y tế nào chỉ ra được rủi ro khi thực hiện xét nghiệm Pap. (Tuy nhiên, lại có những rủi ro y tế nếu không xét nghiệm Pap). Sau khi thực hiện một xét nghiệm Pap, chị em có thể thấy xuất hiện những chấm màu đỏ (dấu hiệu chảy máu âm đạo). Đó là một hiện tượng hoàn toàn bình thường . Tuy nhiên, nếu bị chảy máu nặng hoặc quá nhiều thì đó lại là một dấu hiệu nguy hiểm, cần chú ý.
Xét nghiệm Pap được thực hiện bởi bác sĩ sản khoa, phụ khoa hoặc bởi các bác sĩ chăm sóc chính bao gồm các bác sĩ gia đình, các chuyên gia y học nội bộ, hoặc bác sĩ nhi khoa. Xét nghiệm Pap cũng có thể được thực hiện bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe được đào tạo đặc biệt khác bao gồm cả trợ lý bác sĩ, y sĩ, nữ hộ sinh hoặc y tá.
Xét nghiệm Pap được thực hiện như thế nào?
Ban đầu, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ kiểm tra bên ngoài bộ phận sinh dục và hậu môn của bệnh nhân, bao gồm niệu đạo ( nơi nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể), để đảm bảo rằng chúng ở trạng thái bình thường.
Sau đó bác sĩ sẽ đưa một chiếc mỏ vịt vào khu vực âm đạo của bệnh nhân (ống sinh). (Mỏ vịt là một công cụ cho phép xem và kiểm tra âm đạo cổ tử cung).
Một bàn chải nhỏ hoặc tăm bông được đưa vào niêm mạc của cổ tử cung và xoay xung quanh để thu thập mẫu tế bào.
Một mẫu thứ hai được tiến hành như trên, thu thập trên bề mặt cổ tử cung.
Các mẫu được đặt riêng biệt để cô lập các tế bào thu được và sau đó được đưa vào phòng thí nghiệm để đánh giá.
Sau khi nhận kết quả, chị em sẽ được bác sĩ giải thích kết quả và tư vấn nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường.
Hiện nay, hầu hiện các cơ sở y tế có khoa phụ sản đều thực hiện xét nghiệm này. Một số cơ sở uy tín có thể kể đến bệnh viện đa khoa Medlatec, bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, bệnh viện sản Trung ương...
Giá cho một lần xét nghiệm rơi vào khoảng 150.000-300.000 tùy vào cơ sở y tế.
Hi vọng, qua bài viết này, chị em sẽ có cái nhìn rõ hơn về phương pháp xét nghiệm Pap cũng như biết được thời điểm nào nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung.
Nguồn: medicinenet