Tâm lý thường gặp của mẹ bầu trong 3 tháng mang thai đầu tiên

Trong thời gian mang thai, người mẹ sẽ có những biến đổi về tâm lý khá rõ rệt, do đó, cần phải có sự chuẩn bị tốt về tâm lý trước khi mang thai để quá trình mang thai của mẹ diễn ra được suôn sẻ hơn. Bên cạnh đó, hiểu được tâm lý phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tiên cũng sẽ giúp cho các đức ông chồng thấu hiểu và chăm sóc người vợ của mình một cách tốt hơn.

Tâm lý thường gặp của mẹ bầu trong 3 tháng mang thai đầu tiên Tâm lý thường gặp của mẹ bầu trong 3 tháng mang thai đầu tiên

Trong thời gian mang thai, người mẹ sẽ có những biến đổi về tâm lý khá rõ rệt, do đó, cần phải có sự chuẩn bị tốt về tâm lý trước khi mang thai để quá trình mang thai của mẹ diễn ra được suôn sẻ hơn. Bên cạnh đó, hiểu được tâm lý phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tiên cũng sẽ giúp cho các đức ông chồng thấu hiểu và chăm sóc người vợ của mình một cách tốt hơn.

Tâm lý của mẹ bầu trong 3 tháng mang thai đầu tiên

Vui mừng, háo hức

Tâm lý phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể được kể đến là vui mừng và háo hức. Tâm lý này thường có ở những thai phụ được chuẩn bị tốt về tâm lý trước khi mang thai hoặc họ đang vô cùng mong mỏi sự xuất hiện của thai nhi này. Cảm giác vui mừng và sung sướng sẽ khiến cho các bà mẹ cảm thấy vô cùng thoải mái, yêu đời, tạo điều kiện thuận lợi giúp sản phụ vượt qua được giai đoạn mệt mỏi, ốm nghén.
vicare.vn-tam-ly-thuong-gap-cua-me-bau-trong-3-thang-mang-thai-dau-tien-body-1

Trạng thái mệt mỏi

Điều này có thể xuất phát từ những thay đổi trong cơ thể của người mẹ. Những biến đổi về nội tiết có thể kéo theo các triệu chứng như nôn ói, chán ăn hoặc thèm ăn không kiềm chế được. Những biểu hiện này sẽ khiến cho cơ thể người mẹ bị mệt mỏi do không kịp thích nghi với những thay đổi đó, cùng với chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi chưa phù hợp cũng khiến cho tâm lý của mẹ bị mệt mỏi, căng thẳng. Do đó, mẹ bầu cần phải lưu tâm đến việc đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

Hồi hộp xen lẫn lo lắng

Đây là một trạng thái tâm lý hay gặp nhất ở những phụ nữ mang thai lần đầu tiên. Do chưa có đầy đủ những kiến thức cũng như kinh nghiệm về việc sinh con, mẹ bầu thường bị căng thẳng, hồi hộp không biết phải làm thế nào. Ngoài ra, trong một số trường hợp, người phụ nữ do quá mong mỏi việc có con hoặc trước đây đã bị sảy thai nên càng cảm thấy lo lắng và bất an hơn. Đối với những trường hợp này, người thân hay chồng của thai phụ cần phải luôn ở bên cạnh chăm sóc, giúp cho người phụ nữ lấy lại cân bằng và ổn định tâm lý.

Buồn chán, sợ hãi

Tâm lý này sẽ xuất hiện đối với những cặp vợ chồng bị nhỡ kế hoạch hoặc chưa chuẩn bị tâm lý để mang thai. Nguyên nhân có thể bao gồm nhiều yếu tố, kinh tế gia đình chưa ổn định, sức khỏe không đảm bảo hoặc xuất phát từ tâm lý sợ hãi khi mang thai của người phụ nữ trước đó. Những xung đột nội tâm diễn ra bên trong người phụ nữ có thể khiến cho tình trạng thai nghén nặng hơn, khiến cho thai phụ vừa bị ảnh hưởng tâm lý mà sức khỏe cũng bị giảm sút theo đó. Đây là lúc người phụ nữ rất cần được an ủi, động viên và chăm sóc từ phía người thân.
vicare.vn-tam-ly-thuong-gap-cua-me-bau-trong-3-thang-mang-thai-dau-tien-body-2

Làm thế nào để giúp thai phụ ổn định tâm lý?

Những thay đổi tâm lý của phụ nữ luôn rất phức tạp, đặc biệt là tâm lý phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tiên. Đứng trước một sự thay đổi lớn trong cuộc đời mình như vậy, việc có những diễn biến tâm lý, tình cảm khác thường là điều khó tránh khỏi. Tâm lý của mẹ bầu khi mang thai sẽ có những ảnh hưởng và tác động rõ rệt đối với sự hình thành và phát triển của thai nhi, do đó cần phải có những biện pháp giúp cho mẹ bầu ổn định tâm lý và cảm xúc, đặc biệt là đối với những mẹ bầu có tâm lý tiêu cực. Được quan tâm, thăm hỏi và chăm sóc đầy đủ mỗi ngày sẽ khiến cho thai phụ cảm thấy thoải mái, tích cực và ổn định tâm lý cũng như cảm xúc hơn.
>>> Xem thêm: Mẹ bầu cần làm gì khi mang thai 3 tháng đầu tiên