Tam giác mạch vị thuốc dành cho người giàu

Tam giác mạch từ lâu được biết đến là loại cây dùng làm lương thực không chỉ có ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp... Loài hoa này trở thành "niềm khát khao" du lịch của nhiều người. Tam giác mạch không chỉ đẹp mà nó còn là một loại thuốc quý. Sự thật về loài hoa này như thế nào, hãy cùng Vicare tìm hiểu ngay bài viết dưới đây. Nguồn gốc c...

Tam giác mạch vị thuốc dành cho người giàu Tam giác mạch vị thuốc dành cho người giàu

Tam giác mạch từ lâu được biết đến là loại cây dùng làm lương thực không chỉ có ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp... Loài hoa này trở thành "niềm khát khao" du lịch của nhiều người. Tam giác mạch không chỉ đẹp mà nó còn là một loại thuốc quý. Sự thật về loài hoa này như thế nào, hãy cùng Vicare tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của cây tam giác mạch

Tam giác mạch có tên khoa học là Buckwheat hay Fagopyrum esculentumMoench. Đây là một loài cây được thuần hóa từ trước công nguyên tại Vân Nam, Trung Quốc, sau đó lan sang Trung Á, Tây Á, Trung Đông và châu Âu. Loài cây này dễ trồng, sinh trưởng được trong điều kiện đất đai khô cằn, nghèo dinh dưỡng và chịu được hạn hán. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII, tam giác mạch được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, sau đó lan tới châu Âu và Nga trong thế kỷ XIV - XV, được người Hà Lan mang đến Mỹ ở thế kỷ XVII. Sang thế kỷ XVIII - XIX, tam giác mạch được trồng phổ biến ở vùng Đông Bắc, miền Trung và Tây Nam nước Mỹ.

vicare.vn-tam-giac-mach-vi-thuoc-danh-cho-nguoi-giau

Theo thống kê của Tổ chức Nông - Lương thế giới (FAO) năm 2013 trên thế giới có khoảng 27 quốc gia trồng cây tam giác mạch trong đó có cả các nước châu Á như Ấn Độ, Việt Nam và Nhật Bản. Dẫn đầu về sản lượng hạt thuộc về hai quốc gia rộng lớn là Nga và Trung Quốc.

Cấu tạo cây tam giác mạch

Tam giác mạch còn có tên kiều mạch, lúa mạch đen hay mạch ba góc. Cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30 – 90 cm (0,5 – 1,5 m), thân đứng nhẵn, màu lục hoặc đỏ, phân cành nhiều. Lá mọc so le, tam giác nhọn, gốc lá hình tim, đầu nhọn, mép nguyên, có cuống, hai mặt nhẵn; các lá ở trên ngọn hẹp, hầu như không có cuống hoặc ôm lấy thân, lá bẹ chìa mỏng. Chùm hoa ở nách lá hay ở ngọn, thành xim; hoa màu trắng hay hơi hồng, 5 phiến hoa, nhị 8 mọc xen kẽ, có cuống. Quả bế 6 – 8 mm, hình bầu dục, ba góc nhọn, hơi vượt quá đài hoa, màu nâu đen. Hạt có nội nhũ. Tam giác mạch được trồng nhiều ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên để làm lương thực phụ và dùng chăn nuôi.

Công dụng của cây tam giác mạch

Tam giác mạch là cây thuốc, trong đó có chứa nguồn chất rutin tự nhiên. Rutin là chất thường được dùng làm thuốc phòng ngừa các tai biến mạch máu do xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch gây nên.

Bột của tam giác mạch thường dùng để nấu cháo, làm bánh, là nguồn thức ăn quan trọng với đồng bào miền núi. Quả và lá làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Chất rutosid có trong cây tam giác mạch thường dùng đề phòng tai nạn về mạch máu như vữa xơ động mạch, tăng huyết áp (viêm võng mạc, ban xuất huyết), trong trường hợp viêm da do tia rơnghen, trong rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch. Dùng tam giác mạch có 3 tác dụng: hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ đường huyết . Một số nơi dùng lá nấu canh ăn dễ tiêu và làm sáng mắt, thính tai. Bột hạt dùng như chất làm mềm và tan sưng; làm thuốc kiện vị, thu liễm, chống đổ mồ hôi. Ở Trung Quốc, tam giác mạch dùng chữa tràng vị tích trệ, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, bạch trọc, bạch đới. Ngày nay, tam giác mạch còn là nguyên liệu sản xuất bột ăn kiêng, chất bảo vệ da và chiết rutin...

vicare.vn-tam-giac-mach-vi-thuoc-danh-cho-nguoi-giau

Ngoài ra, tam giác mạch có thể sử dụng theo một số bài thuốc sau:

- Nước sắc tam giác mạch: lá tam giác mạch tươi 100g, ngó sen 4 cái, sắc uống trong ngày. Chữa tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt, ban xuất huyết.

- Bột tam giác mạch: tam giác mạch sao vàng xay thành bột mỗi lần uống 10 – 15g, ngày uống 2 lần chiêu với nước sôi còn ấm. Chữa đầy bụng, tiêu chảy, mụn nhọt, bạch đới, lỵ.

- Bánh tam giác mạch: tam giác mạch 500g, cho đường đỏ (đường mía) sau đó cho nước vừa đủ nhào trộn làm thành bánh, rồi nướng chín ăn liên tục trong mấy ngày liền. Chữa suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm.

vicare.vn-tam-giac-mach-vi-thuoc-danh-cho-nguoi-giau

- Tam giác mạch hấp mực, nấm: mực ống 200g, hạt tam giác mạch 50g, nấm rơm 50g, hành tây 50g; muối, đường, tiêu và phô mai vừa đủ. Mực rửa sạch bằng gừng và rượu cho hết mùi tanh, tẩm ướp muối, đường, tiêu, phô mai. Hành tây, nấm rơm (ngâm nở, rửa sạch), sau đó thái hạt lựu, trộn cùng hạt tam giác mạch, hấp chín. Món này bổ dưỡng, thanh nhiệt giải độc.

- Làm sữa rửa mặt: bột tam giác mạch vừa đủ cho chút nước để trộn đều sền sệt như cháo, rồi thoa đều lên da mặt và mát-xa chừng vài phút sau đó rửa mặt. Trị mụn đầu đen, làm mịn da.

Tuy nhiên không nên sử dụng hạt và sản phẩm từ hạt tam giác mạch có dấu hiệu nấm mốc, hoặc hết hạn sử dụng.

Nguồn: Theo Sức khỏe và đời sống