Tại sao trẻ sơ sinh bò lùi?
Bò là một hiện tượng đánh dấu cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển của bé. Khi bắt đầu bò, các bé đôi khi không bò tiến về phía trước mà bò ngược lại. Vậy tại sao trẻ sơ sinh bò lùi? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này trong bài viết dưới đây.
Tại sao trẻ sơ sinh bò lùi?
Bò là một hiện tượng đánh dấu cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển của bé. Khi bắt đầu bò, các bé đôi khi không bò tiến về phía trước mà bò ngược lại. Vậy tại sao trẻ sơ sinh bò lùi? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này trong bài viết dưới đây.
1. Bé tập bò khi nào?
Ở độ tuổi nào trẻ sơ sinh bắt đầu biết bò?
Bé biết bò là cột mốc quan trọng bắt đầu giai đoạn tương đối “tự lập” của bé.
Mỗi trẻ sẽ có sự phát triển theo thời gian khác nhau, và dĩ nhiên thời gian bắt đầu tập bò cũng không hề trùng lặp. Thông thường, độ tuổi trung bình mà bé bắt đầu biết bò rơi vào khoảng giai đoạn 6 – 10 tháng tuổi. Tuy nhiên, trẻ sinh non hay các bé có cân nặng lớn sẽ có thời gian tập bò chậm hơn. Bên cạnh đó, một số trẻ lại bỏ qua giai đoạn này và tiến thẳng đến giai đoạn đứng và đi – điều này là hoàn toàn bình thường.
Khi một em bé sẵn sàng cho việc tập bò, bé sẽ có những dấu hiệu sau:
- Bé ngồi vững vàng một lúc lâu mà không cần đến sự hỗ trợ nào khác như ghế tựa, gối cao hay ngồi trong lòng người lớn...
- Tay của bé đã đủ sức để giữ được cơ thể, giống như việc thực hiện động tác chống – đẩy ở người trưởng thành.
- Hai cánh tay và đầu gối của bé đã giữ được cân bằng, bé đẩy được người về phía trước hoặc phía sau bằng cánh tay, đầu gối.
Giai đoạn tập bò có quan trọng với bé không?
Câu trả lời là có.
Theo thông tin từ Tiến sỹ Rallie McAllister – một trong những thành viên của nhóm tác giả cuốn The Mommy MD Guide to Your Baby’s First Year – cho biết giai đoạn tập bò đóng vai trò đặc biệt quan trọng với trẻ sơ sinh vì nhiều nguyên nhân sau:
- Tập bò sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển toàn diện của bé bởi kỹ năng này đòi hỏi bé có sự phối hợp đồng thời giữa cơ bắp và trí tuệ.
- Tăng cường hoạt động cơ bắp của bé, đặc biệt là nhóm cơ ở vùng lưng, cổ, vai, bụng và 2 cánh tay.
- Hỗ trợ tăng cường thị lực ở cả 2 mắt một cách đồng đều bởi 2 mắt sẽ phải tập trung cùng lúc vào mục tiêu đằng trước mặt.
- Trí nhớ và kỹ năng điều hướng của bé cũng sẽ được cải thiện đáng kể qua việc tập bò.
- Bò là tiền đề để giai đoạn tập đứng và đi thêm vững vàng hơn.
2. Giải đáp tại sao trẻ sơ sinh bò lùi – Bé bò lùi có bình thường không?
Nhiều ba mẹ khi thấy bé nhà mình bò lùi chứ không tiến về phía trước như những đứa trẻ khác đều khá lo lắng và nghĩ rằng con đang mắc chứng rối loạn về thể chất nào đó. Tuy nhiên, trên thực tế lại không phải vậy.
Bất kỳ một hoạt động nào của bé trong giai đoạn phát triển như tập ngồi, tập bò, tập đi hay tập chạy... tuy rằng nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại đòi hỏi bé có sự phối hợp đồng thời hoạt động cùng lúc của các dây thần kinh và hệ cơ xương. Thông thường, bé sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định để thành thạo các hoạt động trên và ở giai đoạn ban đầu, bé sẽ chọn cách dễ dàng nhất đối với bé để thực hiện chúng, trong đó có bò lùi. Tại sao trẻ sơ sinh bò lùi?
Nếu như bé nhà bạn ở giai đoạn tập bò lại chọn cách bò lùi, hẳn nhiên bé có thể đang gặp một số yếu tố sau khiến việc bò lùi dễ dàng hơn so với bò tiến lên phía trước:
- Bé có cánh tay khỏe mạnh hơn hẳn so với cơ chân.
- Hầu hết các cơ quan ở phần trên phát triển nhanh và toàn diện hơn so với cơ quan phần dưới.
- Khi cánh tay khỏe, bé có thể đẩy nhiều lần thì sẽ có xu hướng từ đẩy cơ thể về phía sau, tạo ra hiện tượng bò lùi.
Trên đây là các giải thích tại sao trẻ sơ sinh bò lùi. Vì vậy, ba mẹ hoàn toàn không cần lo lắng khi bé thấy nhà mình bò lùi. Hiện tượng này sẽ dần được thay thế bằng việc bò lên phía trước khi cơ chân của bé khỏe mạnh hơn.
3. Hướng dẫn cha mẹ cách khuyến khích bé bò tiến
Tuy rằng việc bò lùi chỉ là một hoạt động bình thường và không phải dấu hiệu tiêu cực nào cho sức khỏe của bé, nhưng nếu bạn muốn khuyến khích con mình bò tiến về phía trước để thúc đẩy quá trình tập bò của con, bạn có thể thử những phương pháp sau đây:
Hãy đặt trước mắt bé một món đồ chơi mà bé yêu thích với khoảng cách nhất định (ngoài tầm với của bé), bé sẽ bị kích thích tự bò đến lấy món đồ này.
Ở giai đoạn đầu khi bé bắt đầu tập bò tiến, do hoạt động của các cơ không đồng đều nên bé sẽ gặp đôi chút khó khăn. Bạn nên kiềm lòng không giúp đỡ mà để bé tự tìm cách xoay sở. Điều này sẽ thúc đẩy bé có nhiều động lực hơn trong việc vận động các cơ theo ý muốn.
Khi bé đang ở tư thế bò, bạn có thể nhẹ nhàng đẩy bé về phía trước bằng cách vỗ nhẹ vào phần mông của bé.
Bạn có thể di chuyển nhẹ chân – tay của bé về phía trước để bé có những cảm nhận nhất định về việc bò tiến.
Cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất: bạn đừng bao giờ thúc ép bé làm theo ý muốn của mình mà hãy để mọi hoạt động học tập vô thức lúc này trở thành niềm vui và trò chơi của bé. Điều này sẽ giúp bé dễ dàng thành công hơn.
Qua bài viết này, hẳn bạn đọc đã biết rõ về quá trình tập bò của bé cũng như hiểu tại sao trẻ sơ sinh bò lùi trong một số trường hợp. Đây là mốc phát triển bình thường, nên cha mẹ không cần quá lo lắng khi thấy trẻ không bò tiến từ đầu.
Xem thêm:
- Cắt dây rốn chậm cho trẻ sơ sinh có thực sự tốt hay không?
- Trẻ sơ sinh môi thâm và khô có phải là bệnh lý nguy hiểm?
- Trẻ sơ sinh có nốt ruồi như thế nào là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm?