Tại sao trẻ em thường hay mắc bệnh giun sán?

Sau vụ việc hàng loạt trẻ em mắc bệnh sán lợn tại Bắc Ninh trong thời gian gần đây đã khiến không ít phụ huynh lo lắng về tình trạng nhiễm giun sán của con em mình. Vậy tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun sán hơn so với người lớn? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tại sao trẻ em thường hay mắc bệnh giun sán? Tại sao trẻ em thường hay mắc bệnh giun sán?

Xã hội ngày càng phát triển, ý thức và điều kiện vệ sinh đã được cải thiện rất nhiều so với thời ông bà ta ngày xưa, do đó tỉ lệ nhiễm giun sán cũng được khống chế ở mức thấp. Tuy nhiên, sau vụ việc hàng loạt trẻ em mắc bệnh sán lợn tại Bắc Ninh trong thời gian gần đây đã khiến không ít phụ huynh lo lắng về tình trạng nhiễm giun sán của con em mình. Vậy tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun sán hơn so với người lớn? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phát hiện nhiều trẻ em có kết quả dương tính với ấu trùng sán lợn

Trong những ngày vừa qua, dư luận cả nước đã và đang rất quan tâm về vấn đề hàng trăm trẻ em tại xã Thanh Khương và xã Mão Điền, thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, đang được địa phương gấp rút lấy mẫu máu, sau đó gửi đến các bệnh viện tuyến trung ương để xét nghiệm sán lợn.

Tình trạng này bắt nguồn từ sự việc xảy ra vào cuối tháng 2 năm 2019 vừa qua, một vài phụ huynh phát hiện trong bữa ăn của trẻ em tại trường mầm non Thanh Khương có sử dụng thịt lợn nổi đầy hạch trắng. Những phụ huynh này đã mang con đến các viện lớn ở Hà Nội xét nghiệm, kết quả phát hiện bé bị nhiễm sán lợn. Theo sau đó, hàng trăm em học sinh khác của trường cũng đi xét nghiệm và cho kết quả dương tính với sán lợn. Được biết, công ty cung cấp thực phẩm cho trường Thanh Khương còn cung cấp cho 19 trường mầm non và 2 trường tiểu học khác trên địa bàn huyện Thuận Thành.

Số trẻ em tại Bắc Ninh có kết quả dương tính với sán lợn tính đến ngày 17/03 vừa qua được ghi nhận là 209 trẻ trên tổng số 2000 trẻ thực hiện xét nghiệm. Theo dự đoán, con số này sẽ còn liên tục tăng lên trong những ngày tới, do số lượng trẻ được bố mẹ đưa đi xét nghiệm ngày càng đông. Bình thường tỉ lệ mắc sán lợn ở mọi lứa tuổi trong cộng đồng là rất thấp, vậy tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun sán?

vicare.vn-tai-sao-tre-em-thuong-hay-mac-benh-giun-san-body-1

Tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun sán?

Ăn thức ăn chưa nấu chín kỹ

Nguyên nhân tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun sán đó là từ tập quán về ẩm thực của người Việt. Rất nhiều gia đình có thói quen ăn những loại thực phẩm còn tươi sống hoặc chỉ chế biến tái (bò tái, cá tái...) vì nghĩ rằng cách này sẽ giữ vị tươi ngon và các chất dinh dưỡng của món ăn. Tuy nhiên, đây lại là một trong những nguyên nhân chính khiến gia đình dễ mắc bệnh giun sán hơn, đặc biệt là những đứa trẻ trong nhà.

Với thói quen rất thích ăn rau sống, không chỉ với các loại rau mọc dưới nước (rau cần, rau rút, cải xoong, củ ấu...) mà cả những loại rau trồng trên cạn (rau cải, rau xà lách, rau thơm...) khi được bón và tưới bằng phân động vật hoặc nguồn nước bẩn cũng rất dễ bị ấu trùng sán lá bám vào rau. Bên cạnh đó, các món ăn từ động vật như: hàu sống. gỏi cá, trâu bò tái, tiết canh, cua nướng... luôn tiềm ẩn các ấu trùng cực kỳ nguy hiểm như: sán dây bò, sán lợn, sán lá phổi... rất nguy hiểm khi chúng xâm nhập vào cơ thể người.

Cha mẹ không tẩy giun định kỳ cho trẻ

Hiện nay, thói quen tẩy giun hoặc hướng dẫn trẻ tẩy giun là một trong những việc làm cần thiết nhưng lại chưa được quan tâm đúng mực. Thực tế, nhiễm giun sán là bệnh lý mà ai cũng có thể mắc phải. Đặc biệt giun sán ở trẻ em thường khiến trẻ gầy yếu, còi cọc, sức đề kháng kém, chậm phát triển trí tuệ. Đối với phụ nữ mang thai, nhiễm giun sán còn gây thiếu máu, thiếu chất dinh dưỡng, thậm chí có thể sảy thai. Do đó, mọi người phải tẩy giun định kỳ để bảo vệ sức khỏe.

Trẻ thường chơi đùa cùng thú cưng

Không phải con người, động vật mới chính là vật chủ của hầu hết các loại ấu trùng, ký sinh trùng nguy hiểm. Thói quen thích chơi đùa cùng các vật cưng, thú nuôi cũng là một nguyên nhân tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun sán. Các trẻ nhỏ sau khi ôm ấp, chơi đùa, thậm chí là hôn thú cưng thường không chú ý đến việc vệ sinh tay chân và cơ thể.

Trứng của các loài giun sán thường xuất hiện trong phân của các loài vật nuôi và tồn tại rất lâu ở môi trường bên ngoài (đất, nước uống, thức ăn, rau cỏ...) và trở thành nguồn lây nhiễm mới cho con người.

vicare.vn-tai-sao-tre-em-thuong-hay-mac-benh-giun-san-body-2

Trẻ em chưa có ý thức giữ vệ sinh cá nhân và môi trường

Thói quen lười vệ sinh cá nhân sẽ dẫn đến rất nhiều bệnh về da, bệnh đường tiêu hóa và đặc biệt là nhiễm giun sán. Một vài loài sán có khả năng xâm nhập trực tiếp vào cơ thể người thông qua việc tiếp xúc da, nhất là những vùng da hở hoặc trầy xước. Do đó, ngoài việc chú ý ăn chín, uống sôi thì một trong những biện pháp phòng ngừa giun sán hiệu quả đó là: giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiểu/đại tiện, nên đi giày dép khi ra khỏi nhà. Đặc biệt, đối với trẻ em cần phải chú ý nhiều hơn, cha mẹ không để trẻ bò lê dưới nền đất, luôn giữ tay bé thật sạch vì sau khi chơi đùa, trẻ rất hay ngậm tay vào miệng.

Bên cạnh đó, chúng ta cần phải vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn nhà cửa, vườn tược sạch sẽ, đảm bảo nguồn nước đang sử dụng, xử lý rác thải đúng qui định, không phóng uế bừa bãi, tuyệt đối không dùng phân tươi (phân chưa ủ kỹ) để bón vườn rau, không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn.

Với thực trạng nhiễm giun sán ở trẻ em cao đáng báo động như hiện nay ở nước ta, mỗi người cần có những biện pháp phòng tránh cho riêng mình và gia đình. Nên loại bỏ những thói quen khiến mình dễ mắc bệnh, xây dựng cho mình một lối sống an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Khám giun sán ở bệnh viện nào?
  • Xét nghiệm giun sán ở đâu Hà Nội?