Tại sao trẻ em thừa cân có nguy cơ bị huyết áp cao?

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ thừa cân cũng có nguy cơ cao bị đau tim, tăng huyết áp và đột quỵ trong tương lai. Vậy tại sao trẻ em thừa cân có nguy cơ bị huyết áp cao? Mời các bạn cùng HoiBenh tìm hiểu nguyên nhân qua bài viết sau đây.

Tại sao trẻ em thừa cân có nguy cơ bị huyết áp cao? Tại sao trẻ em thừa cân có nguy cơ bị huyết áp cao?

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ thừa cân cũng có nguy cơ cao bị đau tim, tăng huyết áp và đột quỵ trong tương lai. Vậy tại sao trẻ em thừa cân có nguy cơ bị huyết áp cao? Mời các bạn cùng HoiBenh tìm hiểu nguyên nhân qua bài viết sau đây.

1. Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp được xác định bằng lưu lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó trong động mạch. Càng nhiều máu bơm vào tim và động mạch càng hẹp lại thì huyết áp càng cao.

Cụ thể, các cơ quan trong cơ thể đều cần oxy để tồn tại. Oxy được vận chuyển tới các cơ quan thông qua tuần hoàn máu. Khi tim đập, nó tạo ra một áp lực đẩy máu qua một mạng lưới các động mạch và tĩnh mạch hình ống (còn được gọi là các mạch máu và mao mạch). Áp lực máu (huyết áp) là kết quả của hai lực. Lực thứ nhất xảy ra khi máu được bơm ra khỏi tim và vào các động mạch (đây là một phần của hệ thống tuần hoàn). Lực thứ hai được tạo ra khi tim nghỉ giữa các nhịp đập nó.

Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, khi tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ). Ví dụ nói huyết áp 120/80 mmHg thì có nghĩa là huyết áp tâm thu là 120 mmHg, huyết áp tâm trương là 80 mmHg.

Ở người bình thường, huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 và tâm trương nhỏ hơn 80. Những người tiền huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg và tâm trương từ 80-89 mmHg.

Bệnh nhân bị cao huyết áp khi: chỉ số huyết áp tâm thu từ >=140 mmHg và tâm trương >=90mmHg

Bệnh nhân có thể được coi là bị tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp là 140/90 hoặc cao hơn, trong một số tuần. Hoặc cũng có thể được coi là tăng huyết áp khi một trong hai chỉ số huyết áp (tâm thu hoặc tâm trương) đạt ngưỡng lớn hơn mức trên trong một số tuần.

2. Tại sao thừa cân lại là yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp?

vicare.vn-tai-sao-tre-em-thua-can-co-nguy-co-bi-huyet-ap-cao-body-1

Trong xã hội hiện đại và năng động như hiện nay thì thừa cân và béo phì đang có xu hướng tăng nhanh trong cộng đồng. Người bị béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch (bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim ứ huyết, tai biến mạch não), sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp...

Qua các nghiên cứu, người ta thấy nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch do béo phì gây ra là: tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành lên 4 lần so với bình thường; tăng nguy cơ đột quỵ lên 6 lần; tăng huyết áp 12 lần; tiểu đường tăng 6 lần...

Có hai dạng béo phì, ở dạng thứ nhất, mỡ thừa thường tập trung tại vùng bụng và thường gặp ở nam giới (gọi là "bụng bia" hay người hình quả táo). Dạng thứ hai được đặc trưng bởi sự tích lũy mỡ nhiều ở vùng mông và đùi, thường gặp phụ nữ (người hình quả lê). Kiểu béo phì ở bụng có liên quan với sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành và đột quỵ.

Các nhà khoa học khuyến cáo, nếu là nam giới, tốt nhất không nên để vòng bụng vượt quá 90% vòng mông, nếu là phụ nữ, hãy cố gắng duy trì con số này dưới 80%.

Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. BMI là chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức Trọng lượng cơ thể (tính bằng kilogam) chia cho bình phương của chiều cao (tính bằng mét).

BMI= Trọng lượng cơ thể (kg)/[chiều cao (m)]2

Áp dụng theo tiêu chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Đông Nam Á năm 2001:

  • Thiếu cân: BMI < 18,5
  • Bình thường: BMI từ 18,5 - 22,9
  • Thừa cân: BMI từ 23 - 24,9
  • Béo phì độ I: BMI từ 25 - 29,9
  • Béo phì độ II: BMI ≥ 30

Thông thường thừa cân và béo phì là do lượng calo ăn vào vượt quá lượng calo tiêu thụ. Một nguyên nhân quan trọng nữa là do yếu tố di truyền (gen). Yếu tố về tâm sinh lý cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây béo phì.

Tuy vậy, béo phì là một yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi được. Vì vậy chế độ làm việc, ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ tránh dư thừa trọng lượng cơ thể, đồng thời cũng cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ gây tăng huyết áp, nhất là ở những người cao tuổi.

3. Tại sao trẻ em thừa cân có nguy cơ bị huyết áp cao?

vicare.vn-tai-sao-tre-em-thua-can-co-nguy-co-bi-huyet-ap-cao-body-2

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Kiểm soát Dự Phòng Bệnh Tim mạch châu Âu cho hay, những đứa trẻ 4 tuổi thừa cân có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp đôi.

“Cha mẹ cần khuyên con trẻ vận động nhiều hơn và cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, phụ nữ nên giảm cân trước khi mang thai, tránh tăng cân quá mức, trong khi mang thai nên bỏ hút thuốc, vì đây đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra bệnh béo phì ở trẻ em”, Tiến sĩ Inaki Galan, tác giả của nghiên cứu cho biết.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng béo phì ở trẻ em là một trong những thách thức sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất của thế kỷ 21. Năm 2016, có hơn 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân.

Để có được kết luận trên, các chuyên gia đã xem xét mối liên hệ giữa tình trạng trọng lượng dư thừa và huyết áp cao ở 1.796 trẻ 4 tuổi và theo dõi chúng trong suốt 2 năm.

Huyết áp cũng như chỉ số khối cơ thể và chu vi vòng eo cũng được các chuyên gia đo lường theo định kỳ.

So với trẻ em duy trì cân nặng ở độ tuổi từ 4 đến 6, những trẻ có cân nặng vượt mức hoặc có chỉ số BMI cao hơn so với độ tuổi có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn từ 2,49 đến 2,54 lần.

Ở những trẻ bị béo bụng, nguy cơ huyết áp cao còn tăng khoảng từ 2,81 đến 3,42 lần so với trẻ khỏe mạnh.

4. Làm thế nào để phòng tránh thừa cân, béo phì ở trẻ em

vicare.vn-tai-sao-tre-em-thua-can-co-nguy-co-bi-huyet-ap-cao-body-3
Trẻ cần được chăm sóc dinh dưỡng ngay từ khi còn trong bụng mẹ

Chăm sóc dinh dưỡng

  • Trẻ cần được chăm sóc dinh dưỡng ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thông qua chế độ ăn uống của mẹ, để tránh mẹ tăng cân nhiều, thai to. Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, cần có khẩu phần ăn hợp lý, đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ, vitamin, khoáng chất).
  • Trẻ lớn và vị thành niên nên ăn uống hợp lý, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để trẻ phát triển bình thường. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế sử dụng thực phẩm giầu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng. Nên hạn chế cho trẻ ăn các loại bánh kẹo, đường, mật, sữa đặc có đường, sữa béo, nhưng có thể uống sữa gầy (sữa bột tách bơ), hoa quả chứa nhiều đường như mít, chuối chín...
  • Khi chế biến thức ăn cho con, các bậc phụ huynh cần hạn chế các món như quay, xào, rán, thay vào đó nên làm các món hấp, luộc... Giảm bớt lượng cơm trong bữa ăn; cho trẻ ăn nhiều rau, nhiều trái cây (trẻ có cảm giác no nhưng nhanh đói, bù lại trẻ sẽ được cung cấp nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe). Cũng cần cho trẻ chế độ ăn uống điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói, nên ăn nhiều vào buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Hoạt động thể lực

  • Ở trẻ lớn và tuổi vị thành niên nên tăng cường vận động thể lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo lứa tuổi như thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội... hạn chế xem tivi, trò chơi chơi điện tử và tránh thức quá khuya.
  • Ngoài ra, cần theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng, chiều cao, nhằm phát hiện sớm thừa cân béo phì, để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt của trẻ.

Như vậy, qua những thông tin trong bài viết trên, hẳn bạn đã hiểu tại sao trẻ em thừa cân có nguy cơ bị huyết áp cao. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những rủi ro có thể gặp phải khi trẻ em bị thừa cân và từ đó có một chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn với các bé.

Xem thêm:

  • Những vấn đề thường gặp khi trẻ sinh thừa cân mà bố mẹ nên biết
  • Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc thuốc hạ sốt?
  • 5 sự thật cho con bú lần đầu làm mẹ nên biết