Tại sao tim đập nhanh là triệu chứng bệnh cường giáp?

Cường giáp là bệnh về đường nội tiết khá phổ biến ở Việt Nam, trong đó tim đập nhanh, các biến chứng về tim mạch là những triệu chứng dễ thấy của bệnh này. Vậy, tại sao tim đập nhanh là triệu chứng bệnh cường giáp? Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin dưới đây.

Tại sao tim đập nhanh là triệu chứng bệnh cường giáp? Tại sao tim đập nhanh là triệu chứng bệnh cường giáp?

Cường giáp là bệnh về đường nội tiết khá phổ biến ở Việt Nam, trong đó tim đập nhanh, các biến chứng về tim mạch là những triệu chứng dễ thấy của bệnh này. Vậy, tại sao tim đập nhanh là triệu chứng bệnh cường giáp? Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin dưới đây.

Định nghĩa về bệnh cường giáp

Cường giáp hay còn gọi là cường giáp trạng hoặc cường chức năng tuyến giáp là bệnh xảy ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. Đây là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, tiết ra hormone tuyến giáp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể. Một số các chức năng của tuyến giáp như điều tiết lượng canxi trong máu, điều tiết nhiệt lượng cho cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh... Khi cơ thể có quá nhiều hormone này sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh cường giáp.

Bệnh cường giáp thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, rất ít gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi.

Triệu chứng bao gồm:

  • Bướu giáp khi đó thường lớn lan tỏa cả hai thùy, có khi lớn ở 1 thùy nhiều hơn thùy kia, có thể có một hoặc nhiều nhân.
  • Rối loạn điều hòa nhiệt: người bệnh sợ nóng, da nóng ẩm và sốt nhẹ, bàn tay ẩm ướt và khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, tính.
  • Khi mắc bệnh, người bệnh gầy sút nhanh, mặc dù vẫn ăn bình thường có khi ăn nhiều hơn, nhưng có khi tăng cân nghịch thường ở một số người trẻ.
  • Bệnh nhân có thể teo cơ, yếu cơ, ngồi xổm tự đứng dậy không được. Có thể có giả liệt chu kỳ hai chân.

Ngoài ra, triệu chứng tim đập nhanh (tình trạng tim đập trên 100 nhịp mỗi phút khi nghỉ ngơi), hồi hộp đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, suy tim... là những dấu hiệu thường thấy của căn bệnh này.

vicare.vn-tai-sao-tim-dap-nhanh-la-trieu-chung-benh-cuong-giap-body-1

Tại sao tim đập nhanh là triệu chứng bệnh cường giáp?

Tăng hormon tuyến giáp khiến nhịp tim nhanh thường xuyên kể cả lúc nghỉ, có thể lên tới 110-120 lần/phút. Vì thế, nhịp tim nhanh được coi là triệu chứng dễ thấy của bệnh cường giáp. Có khoảng 10-15% bệnh nhân cường giáp có biến chứng loạn nhịp tim, thường gặp nhất là rung nhĩ (tâm nhĩ không đập theo nhịp bình thường nữa mà đập rất nhanh và không đều, từ 300-600 lần/phút). Khi đó người bệnh thường có biểu hiện hồi hộp, đánh trống ngực nhiều, một số bị đau ngực, thậm chí có bệnh nhân bị ngất. Nghe tim thấy tâm thất đập không đều nhưng ở tần số rất nhanh, có thể lên tới 170-180 lần/phút.

Thêm vào đó, đối với những bệnh nhân bị cường giáp, tim đập nhanh còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Khi nhịp tim bị loạn nhịp, tim co bóp lúc mạnh lúc yếu, hậu quả là máu trong buồng tim không được tống hết ra ngoài sẽ dần tạo thành cục máu đông. Những cục máu đông này rất dễ bị trôi lên não gây ra tai biến mạch não. Theo nhiều nghiên cứu, các bệnh nhân bị rung nhĩ kéo dài có nguy cơ bị tai biến mạch não cao gấp 5-7 lần so với người bình thường và cứ 6 người bị tai biến mạch não thì có 1 người có nguyên nhân là do loạn nhịp tim.
  • Tăng huyết áp: Các bệnh nhân mắc bệnh cường giáp thường tăng huyết áp, chủ yếu là huyết áp tối đa (huyết áp tối thiểu vẫn bình thường), khoảng cách huyết áp tăng lên. Tuy mức tăng huyết áp không nhiều và hiếm khi cần phải điều trị nhưng nếu kéo dài thì nó cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tim, góp phần gây suy tim cho những người mắc bệnh cường giáp.
  • Hội chứng suy tim: Tăng hormon tuyến giáp làm tim co bóp mạnh và nhanh, hoạt động này cần các tế bào cơ tim khỏe mạnh, được nuôi dưỡng cung cấp đủ oxy. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ dẫn đến suy tim, lúc đầu là suy tim trái nhưng về sau thường là suy tim toàn bộ. Suy tim do cường giáp có đặc điểm khác biệt với phần lớn các trường hợp suy tim khác là lượng máu do tim bơm ra lại cao hơn bình thường (gọi là suy tim tăng cung lượng), tuy nhiên sự khác biệt này chỉ ở giai đoạn đầu, còn nếu kéo dài thì cuối cùng cung lượng tim cũng giảm và biểu hiện lâm sàng của suy tim giai đoạn muộn trong cường giáp không khác với suy tim do các nguyên nhân khác, đó là khó thở, phù, gan to, đái ít, tím môi...

Các biến chứng tim mạch do cường giáp có quan hệ mật thiết với nhau và thúc đẩy làm nặng thêm triệu chứng của bệnh.

vicare.vn-tai-sao-tim-dap-nhanh-la-trieu-chung-benh-cuong-giap-body-2

Điều trị tim đập nhanh, các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân cường giáp

Phương pháp điều trị cần được áp dụng đầu tiên đối với các biến chứng tim mạch của bệnh nhân cường giáp chính là điều trị khỏi bệnh này. Ví dụ như các bệnh nhân cường giáp có biến chứng rung nhĩ thì trong vòng 4 tháng sau khi hết cường giáp, có tới 2/3 số bệnh nhân này tự trở về nhịp đều bình thường. Khi hết cường giáp, nhịp tim giảm xuống, tim co bóp ít và nhẹ hơn sẽ góp phần làm giảm huyết áp, giảm đau ngực do thiếu máu cơ tim và giảm cả suy tim. Vì thế cần điều trị đạt bình giáp sớm và duy trì bình giáp bền vững bằng 1 trong 3 phương pháp là dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp, mổ cắt tuyến giáp hoặc điều trị i ốt phóng xạ (I131). Tuy nhiên mức độ làm giảm các biến chứng nhiều hay ít tùy thuộc vào thời gian người bệnh bị cường giáp và các biến chứng tim mạch này nặng hay nhẹ. Các bệnh nhân được điều trị cường giáp bằng thuốc cần nhớ là sau khi đã đạt bình giáp, họ vẫn cần điều trị duy trì trong thời gian dài, có thể tới hơn một năm mới khỏi được bệnh.

Ngoài điều trị cường giáp thì tùy theo loại biến chứng mà có phương pháp điều trị hỗ trợ khác nhau. Các thuốc thường dùng và có tác dụng tốt là thuốc chẹn beta giao cảm (như propranolol, metoprolol, atenolol..) làm giảm huyết áp, giảm nhịp tim (trong rung nhĩ) và gián tiếp làm giảm đau ngực. Thuốc điều trị suy tim là digoxin và lợi tiểu... Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp, suy tim, suy vành như thông thường. Vai trò của các thuốc điều trị chuyên biệt này là rất lớn trong giai đoạn cường giáp nặng, các phương pháp điều trị cường giáp chưa có tác dụng.

Điều lưu ý quan trọng là các biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp thường đáp ứng tốt với điều trị, tuy nhiên nếu để cường giáp kéo dài hoặc cường giáp tái phát thì biến chứng sẽ nặng lên nhiều, ít hoặc không đáp ứng với điều trị, khi đó nguy cơ bị suy tim nặng hoặc tử vong sẽ tăng cao. Tuy nhiên trong thực tế có khá nhiều người sau một thời gian điều trị thấy người khỏe, các triệu chứng tim mạch đỡ nhiều hoặc khi được kết luận là đã đạt bình giáp thì bắt đầu điều trị không đều hoặc bỏ hẳn điều trị, cho đến khi bệnh tái phát hoặc nặng lên mới điều trị lại thì đã muộn. Vì thế các bệnh nhân cần được điều trị và theo dõi thường xuyên bởi các bác sĩ nội tiết và bác sĩ tim mạch để đảm bảo được điều trị triệt để.

Xem thêm:

  • Nghẹn, nhịp tim nhanh có phải mắc u thực quản hay bệnh tim không?
  • Bướu cổ cường giáp phải kiêng ăn gì?
  • Thuốc cường giáp có ảnh hưởng đến sữa mẹ?