Tại sao tầm soát chức năng gan phải làm xét nghiệm sinh hóa Amoniac NH3 trong máu?
Việc tầm soát, đánh giá chức năng gan đang dần trở nên phổ biến. Có rất nhiều các xét nghiệm có thể đánh giá hoạt động của gan, trong đó nhất thiết phải làm Xét nghiệm sinh hóa Amoniac NH3. Tại sao tầm soát chức năng gan phải làm xét nghiệm sinh hóa Amoniac NH3 trong máu?
Tại sao tầm soát chức năng gan phải làm xét nghiệm sinh hóa Amoniac NH3 trong máu?
Thống kê cho thấy Việt Nam đang là nước tiêu thụ rượu bia đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á, cùng với đó là tỷ mắc các bệnh về gan mật đang có xu hướng gia tăng rất nhanh. Chính vì vậy, việc tầm soát, đánh giá chức năng gan đang dần trở nên phổ biến. Có rất nhiều các xét nghiệm có thể đánh giá hoạt động của gan, trong đó nhất thiết phải làm Xét nghiệm sinh hóa Amoniac NH3. Điều này có ý nghĩa như thế nào trong phát hiện bệnh? Tại sao tầm soát chức năng gan phải làm Xét nghiệm sinh hóa Amoniac NH3 trong máu? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu.
Xét nghiệm sinh hóa Amoniac NH3 trong máu là gì?
Xét nghiệm sinh hóa Amoniac NH3 trong máu thực chất là việc định lượng NH3 trong huyết tương. Ở người bình thường, tức chức năng gan hoạt động tốt thì giá trị này nằm trong khoảng sau:
- Người trưởng thành: 15 – 45g/dL hoặc 11 – 32 mol/L.
- Trẻ nhỏ: 40 – 80g/dL hoặc 28 – 57 mol/L.
- Trẻ sơ sinh: 90 – 150g/dL hoặc 64 – 1072 mol/L.
Việc lấy máu động mạch sẽ cho kết quả chính xác hơn khi lấy máu tĩnh mạch, bởi nó sẽ phản ánh đúng nồng độ NH3 trong máu đưa tới các cơ quan, tổ chức, mô và đặc biệt là hệ thống thần kinh...
Tại sao tầm soát chức năng gan phải làm Xét nghiệm sinh hóa Amoniac NH3 trong máu?
Amoniac (NH3) là một chất thải của cơ thể, được hình thành từ sự chuyển hóa thức ăn (protein) trong cơ thể hoặc quá trình tiêu hóa máu có trong đường tiêu hóa (trường hợp chảy máu đường tiêu hóa).
Sau đó NH3 được vận chuyển đến gan và chuyển hóa tại đây trong chu trình Ure để tạo ra ure và glutamine rồi được thận bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu.
Khi chức năng gan hoạt động tốt, quá trình chuyển hóa NH3 diễn ra triệt để và được đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, khi chức năng gan suy giảm hoặc bị rối loạn do một số bệnh lý tại gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan... thì quá trình chuyển hóa NH3 sẽ bị giảm xuống. Điều này dẫn tới tăng nồng độ Amoniac trong máu.
Chính vì vậy, xét nghiệm sinh hóa Amoniac NH3 trong máu là một trong những các xét nghiệm đánh giá chức năng gan và đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát và xét nghiệm chức năng gan.
Amoniac là một chất có khả năng đi qua hàng rào máu não. Khi quá trình chuyển hóa NH3 bị rối loạn, lượng amoniac trong máu sẽ tăng cao, vượt qua hàng rào máu não gây ra những triệu chứng của bệnh gan não như: Lú lẫn, mất phương hướng, buồn ngủ, cuối cùng là hôn mê, thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị tích cực.
Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm sinh hóa Amoniac NH3 trong máu
- Việc xét nghiệm chức năng gan thông qua làm xét nghiệm sinh hóa Amoniac NH3 trong máu trong thời gian đang sử dụng các thuốc điều trị như: Thuốc chống đông máu heparin, một số thuốc lợi tiểu, các loại thuốc kháng sinh: Neomycin, tetracyclin và các thuốc khác... có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm sinh hóa Amoniac NH3 trong máu
- Hút thuốc lá và sử dụng một số chất kích thích như rượu bia...cũng làm thay đổi kết quả xét nghiệm
- Chế độ ăn uống gần đây có chứa quá nhiều hay quá ít protein hoặc mắc các bệnh lý chảy máu đường tiêu hóa sẽ gây ảnh hưởng tới sự tổng hợp và chuyển hóa NH3.
- Việc kiểm soát môi trường không tốt. Chính amoniac có trong không khí sẽ cho ra kết quả không chính xác trong xét nghiệm chức năng gan
Ý nghĩa của xét nghiệm sinh hóa Amoniac NH3 trong máu
- Giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác gây hôn mê và các triệu chứng rối loạn thần kinh...
- Là một trong những xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định: Bệnh não cửa chủ, hội chứng Reye và các bệnh lý tại gan liên quan tới chu trình chuyển hóa NH3.
- Xét nghiệm sinh hóa Amoniac NH3 trong máu còn giúp đánh giá chức năng gan và xét nghiệm không thể thiếu trong tầm soát các bệnh lý tại gan.
Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể. Có rất nhiều xét nghiệm và chỉ số để đánh giá hoạt động chức năng của gan. Trong đó, xét nghiệm sinh hóa Amoniac NH3 trong máu có vai trò quan trọng trong tầm soát chức năng gan. Chúc các bạn mạnh khỏe !
Xem thêm:
- Cách phân biệt các bệnh lý về gan
- Chế độ ăn uống hợp lý cho người mắc bệnh gan
- 12 dấu hiệu cảnh báo gan bị tổn thương