Tại sao nuốt nước bọt lại đau lỗ tai?
Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng “tại sao nước bọt lại đau lỗ tai?” bao giờ chưa? Nếu thi thoảng bạn bị như vậy thì không có gì đáng nói, nhưng nếu bạn thường xuyên bị như vậy thì đây là một vấn đề lớn đấy. Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu về triệu chứng này qua bài viết sau đây.
Tại sao nuốt nước bọt lại đau lỗ tai?
Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng, “Tại sao nuốt nước bọt lại đau lỗ tai?” bao giờ chưa? Nếu thi thoảng bạn bị như vậy thì không có gì đáng nói, nhưng nếu bạn thường xuyên bị như vậy thì đây là một vấn đề nghiêm trọng đấy. Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu về triệu chứng này qua bài viết dưới đây.
Trường hợp tư vấn về tình trạng nuốt nước bọt đau tai
Trước khi vào mục chính – bạn hãy tham khảo một trường hợp cũng bị đau lỗ tai khi nuốt nước bọt dưới đây:
Hỏi
Xin chào bác sĩ! Khoảng 1 tuần nay, mỗi khi nuốt nước bọt là cháu bị đau tai kinh khủng. Cháu không biết đây là tình trạng gì? Không biết cháu có đang bị bệnh gì không? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu! Xin cảm ơn bác sĩ!
(Hồng Phong - Hà Nội)
Trả lời
Chào Hồng Phong! Theo như những gì cháu kể và những triệu chứng mà cháu miêu tả, tôi đoán cháu đã mắc bệnh viêm tai giữa. Tốt nhất là cháu nên đi khám sớm để được biết rõ tình trạng bệnh và có phương pháp khắc phục kịp thời, tránh biến chứng tai hại xảy ra.
Cháu có thể hiểu đơn giản viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm sau màng nhĩ), dấu hiệu nhận biết thường thấy là có dịch trong hòm nhĩ. Tùy theo thời gian bị bệnh mà phân chia viêm tai giữa ra 3 giai đoạn:
– Cấp: Thời gian bị bệnh dưới 3 tuần.
– Bán cấp: Thời gian bị bệnh 3 tuần đến dưới 3 tháng.
– Mạn: Thời gian bị bệnh trên 3 tháng.
Nếu như trước đây cháu chưa từng bị đau tai và đây là lần đầu tiên thì có thể cháu đã bị viêm tai giữa cấp. Ngoài trường hợp nuốt nước bọt đau tai thì có thể cháu sẽ gặp tình trạng sốt, ù tai, nghe kém, chảy dịch tai...
Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nặng như thủng màng nhĩ, hoại tử các xương con trong tai giữa hoặc gây viêm nhiễm mạn tính tai giữa gây giảm thính lực. Vì vậy cháu nên đi khám sớm để bảo vệ khả năng nghe của mình nhé. Chúc cháu và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bác sỹ Nguyễn Tuyết Mai - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. (*)
Viêm tai giữa và những nguy hiểm bạn nên biết
Qua trường hợp trên, bạn đã hiểu vấn đề “Tại sao nuốt nước bọt lại đau lỗ tai?” rồi chứ? Khả năng cao là bạn đã bị viêm tai giữa rồi. Vậy nên bạn hãy đi khám để có thể xác định bệnh và chữa trị kịp thời nhé!
Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ em và có thể dễ dàng điều trị khỏi ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm tai giữa nhưng chủ yếu là do viêm nhiễm vùng mũi họng gây ra (bởi vi trùng hoặc siêu vi). Ngoài ra có thể là do nguyên nhân tắc vòi nhĩ, viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh lý trào ngược dạ dày, môi trường sống không trong sạch, tổn thương tai từ các hành động xâm nhập như lấy ráy tai...
Một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh viêm tai giữa có thể gây ra như:
Gây mất thính lực lâu dài
Mất khả năng nghe là biến chứng nguy hiểm chiếm tỷ lệ cao khi bệnh đã tiến triển ở mức độ nặng. Nước nhầy tụ sau màng nhĩ có thể tồn tại ở nơi tai giữa một thời gian dài và có thể dẫn đến phá hủy màng nhĩ, hư hại chuỗi xương dẫn âm thanh gây điếc vĩnh viễn.
Gây thủng màng nhĩ
Bệnh nhân bị đau tai dữ dội thường là do nước nhầy và mủ bị tích tụ nhiều trong tai giữa, đè lên màng nhĩ, gây rách để mủ rỉ ra ngoài. Nếu màng nhĩ bị rách nhiều lần và không kịp lành thì sẽ gây thủng màng nhỉ và cần phải đi mổ để vá lại.
Viêm xương chẩm
Một trong những biến chứng của bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất đó là viêm xương chũm. Nguy hiểm nhất là bệnh có thể dẫn tới biến chứng nội sọ (viêm màng não, áp xe não) và làm tăng nguy cơ tử vong nếu xử lý chậm trễ.
Qua những nguy hiểm do bệnh viêm tai giữa đã nêu ra ở trên, một khi bạn gặp các triệu chứng như nuốt nước bọt đau tai, sốt cao đi kèm ù và đau tai, chảy mủ ở tai... thì cần thăm khám ngay để có phương án xử trí kịp thời.
Những điều cần lưu ý:
- Vệ sinh sạch sẽ đường tai – mũi – họng để tránh các loại vi khuẩn gây bệnh
- Không dùng các vật nhọn và đầu cứng để ngoáy tai vì có thể làm tổn thương màng nhĩ.
- Có chế độ ăn uống hợp lý và chế độ tập luyện thể dục thể thao điều độ để cơ thể có sức đề kháng tốt
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Tại sao nuốt nước bọt lại đau lỗ tai? Nếu bạn không mắc bệnh gì thì tốt, nhưng nếu cứ đau tai như vậy khi nuốt nước bọt thì bạn cần chú ý đến bệnh viêm tai giữa như đã được đề cập ở trên nhé. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
(*) Theo nguồn: Healthplus