Tại sao nước trong bể bơi lại có màu xanh? Có lợi ích gì đến sức khoẻ không?

Bạn có biết rằng một trong những câu hỏi phổ biến nhất về các bể bơi là: Tại sao nước trong bể bơi lại có màu xanh không? Đây là do nước bơm vào trong bể có màu xanh hay do các chủ bể bơi dùng hóa chất bể bơi để tạo màu sắc? Điều này có lợi ích gì đến sức khoẻ không?

Tại sao nước trong bể bơi lại có màu xanh? Có lợi ích gì đến sức khoẻ không? Tại sao nước trong bể bơi lại có màu xanh? Có lợi ích gì đến sức khoẻ không?

Khi nói đến các bể bơi, có rất nhiều câu hỏi thường gặp về vấn đề sức khỏe và đặc tính bể bơi. Nhưng bạn có biết rằng một trong những câu hỏi phổ biến nhất về các bể bơi là: Tại sao nước trong bể bơi lại có màu xanh không? Đây là do nước bơm vào trong bể có màu xanh hay do các chủ bể bơi dùng hóa chất bể bơi để tạo màu sắc? Điều này có lợi ích gì đến sức khoẻ không?

Tại sao nước trong bể bơi lại có màu xanh?

Bạn có để ý rằng mỗi lần chúng ta đi bơi, kể cả khi bể bơi đông đúc thì nước bể vẫn luôn có màu xanh trong rất hấp dẫn. Có một số giả thuyết về tại sao nước trong bể bơi lại có màu xanh như sau:

  • Phản chiếu từ bầu trời làm cho nước bể bơi nhìn xanh.
  • Bể bơi được sơn màu xanh ở phía dưới.
  • Hóa chất bể bơi biến nước màu xanh.

Đầu tiên, không phải tất cả các bể bơi được sơn màu xanh ở phía dưới. Phần lớn đáy bể bơi phổ biến nhất là màu trắng, xanh và kết hợp cả hai. Trên thực tế, một số lựa chọn phổ biến hiện nay bao gồm đá lát, thủy tinh và sứ có sự kết hợp giữa hai màu sắc này cũng là một phần tạo nên màu xanh của bể bơi.

Thứ hai, màu xanh của bầu trời ít liên quan đến màu nước. Bạn đã bao giờ thấy một ly nước chuyển sang màu xanh vì nó ở bên ngoài? Các hồ bơi trong nhà có ít màu xanh hơn so với các bể bơi ngoài trời?

Thứ ba, hóa chất thêm vào trong bể bơi thường là Clo để giữ cho nước trong, khử trùng để giảm đi các tác nhân gây bệnh, chất bẩn từ những người tắm mang đến bể bơi. Nó không phải là một chất nhuộm.

Vậy bạn thử đoán xem tại sao nước trong bể bơi lại có màu xanh? Theo Tiến sĩ Paul Coxon, trong một bài viết trên CNN, các phân tử nước hấp thụ ánh sáng đỏ từ tia sáng mặt trời và phản chiếu thành ánh sáng xanh. Bạn có thể thấy hiệu ứng màu xanh khi bạn có một khối lượng nước lớn do cách các phân tử hấp thụ ánh sáng từ đầu đỏ của dải quang phổ. Khối nước càng sâu, nó càng xuất hiện nhiều màu xanh. Ông cũng chỉ ra rằng điều tương tự xảy ra dưới ánh sáng nhân tạo. Không chỉ có bể bơi, bạn có thể dễ dàng nhận thấy điều đó khi đi biển với một màu xanh ngát và rõ ràng không một ai có thể tác động được đến cấu trúc của biển.

vicare.vn-tai-sao-nuoc-trong-be-boi-lai-co-mau-xanh-co-loi-ich-gi-den-suc-khoe-khong-1

Hóa chất bể bơi có lợi ích gì đến sức khỏe không?

Có không ít người yêu thích bể bơi không chỉ là cảm giác sảng khoái khi đắm chìm trong làn nước mà còn là màu xanh mát mắt. Do vậy, đã không ít chủ cơ sở kinh doanh bể bơi công cộng sử dụng hóa chất để tạo một phần hiệu ứng màu xanh của nước bể bơi. Bên cạnh đó, các bể bơi kinh doanh hiện nay đều có thể tích từ vừa đến rất lớn để đáp ứng nhu cầu bơi lội ngày càng cao của người dân. Vì vậy công đoạn vệ sinh bể và lọc nước bể là bài toán đau đầu cho các chủ bể bơi. Hiện nay, tất cả bể bơi đều được sử dụng hóa chất để tẩy rửa trong đó phải kể đến Clo và muối đồng sunfat. Hai loại hóa chất này có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn rất mạnh, các loại vi trùng như trực khuẩn bệnh lỵ, trực khuẩn thương hàn... có trong nước đều không thể kháng cự được loại thuốc này và đều bị tiêu diệt.

Theo TS Nguyễn Văn Khải (nguyên Giám đốc Viện Khoa học vật lý Hà Nội) cho biết, hiện có rất nhiều hoạt chất làm trong và sạch nước hồ. Tuy nhiên, nhiều người chủ yếu sử dụng ChloraminB, Chlorine hoặc sulfat đồng và một số hóa chất diệt rêu, tảo khác... Tuy nhiên, các chất này đều rất nguy hiểm nếu dùng quá liều lượng.

Riêng với bột sulfat đồng, khi nuốt vào cơ thể có thể gây viêm đại tràng, viêm dạ dày, ảnh hưởng đến gan và gây viêm đường hô hấp. Điều này nhiều người đã biết qua kiến thức hóa học trong sách giáo khoa THCS. Thậm chí, nhiều người bị đau mắt đỏ, lở loét miệng, bị hỏng võng mạc mắt, bị bệnh da liễu nếu tiếp xúc với các chất hóa học này quá nhiều.

Cũng theo TS Nguyễn Văn Khải, những chất gì càng “siêu tác dụng” thì càng độc. Đặc biệt, nguyên tắc sử dụng bể bơi trẻ em là khi trẻ tắm được khoảng nửa giờ thì rút nước bể bơi khoảng 50% và thay nước dần vào để đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, TS Nguyễn Văn Khải cho rằng, ở nước ta, rất ít bể công cộng làm thế vì tốn công, tốn điện và tốn... nước. Nhiều nơi còn tiết kiệm, mua loại hóa chất rởm, bể bơi có quá nhiều người, không tắm tráng trước khi xuống bể... nên nhiều dịch bệnh bị lây lan hoặc phát sinh từ đây.

vicare.vn-tai-sao-nuoc-trong-be-boi-lai-co-mau-xanh-co-loi-ich-gi-den-suc-khoe-khong-body-2

Đối với bể gia đình, muốn nước có màu xanh, trước hết, khi xây bể, gia đình tráng men xanh ở dưới. Cố gắng xây dựng hệ thống lọc nước sạch và lọc nước hàng ngày. Có thể vận hành lọc nước 2 lần/ngày, mỗi lần chạy liên tục 4-6h để đảm bảo toàn bộ thể tích nước được lọc trong một lần lọc. Vận hành lọc vào lúc sáng sớm và lúc chiều tối. Nếu khi hồ bơi có nhiều người hơn so với bình thường thì nên tăng thêm thời gian lọc khoảng 2-3h. Điều quan trọng là giữ cho lượng Clo với nồng độ pH hợp lý để hồ bơi sạch và trong, có thể nhìn thấy đáy. Nhưng nếu đi tắm ở bể bơi công cộng, “mẹo” để biết bể đó lạm dụng hóa chất là nước có màu xanh nhờ nhờ, không nhìn thấy đáy.

Như vậy, từ những thông tin trên phần nào giúp bạn hiểu được tại sao nước trong bể bơi lại có màu xanh và những ảnh hưởng của hóa chất trong bể bơi đến sức khỏe của người sử dụng. Hãy lựa chọn những bể bơi an toàn để đảm bảo sức khỏe bản thân cũng như có những giờ bơi sảng khoái.

Xem thêm:

  • Địa chỉ bể bơi an toàn tại Hà Nội để cho bé đi bơi vào mùa hè?
  • Dị ứng với nước ở bể bơi: Đừng chủ quan
  • Top 3 bể bơi nước mặn xịn sò nhất Hà Nội hè này không thể bỏ qua