Tại sao ngồi xuống rồi đứng lên lại chóng mặt?
Hiện tượng ngồi xuống đứng lên chóng mặt gây nên hoang mang cho nhiều người. Vậy tại sao ngồi xuống rồi đứng lên lại chóng mặt? Đó có phải dấu hiệu của bệnh gì hay không?
Tại sao ngồi xuống rồi đứng lên lại chóng mặt?
Hiện tượng ngồi xuống đứng lên chóng mặt gây nên hoang mang cho nhiều người. Vậy tại sao ngồi xuống rồi đứng lên lại chóng mặt? Đó có phải dấu hiệu của bệnh gì hay không?
Thoái hóa đốt sống cổ
Xuất phát từ những tư thế sai trong thói quen sinh hoạt thường ngày gây ra, mặc dù, đây vốn dĩ là một loại bệnh của người già, nhưng nó đang ngày càng trẻ hóa và lan rộng hơn. Khi mắc căn bệnh này, người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau kéo dài từ gáy lên đầu, hoặc từ cổ xuống bả vai, nặng hơn là gây tê liệt tay, dẫn đến hiện tượng chóng mặt, buồn nôn mỗi khi đứng lên
Rối loạn hô hấp
Người có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, hay tim, phổi tắc nghẽn... cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng ngồi xuống đứng lên bị tối mắt. Tình trạng này thường xảy ra là do lượng oxy nạp vào cơ thể không đủ dẫn đến hiện tượng chóng mặt, khó thở.
Rối loạn tiền đình
Nếu bạn thường xuyên suy nghĩ nhiều, hoặc phải chịu nhiều áp lực trong công việc, cuộc sống thì nguy cơ mắc phải bệnh rối loạn tiền đình là cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Thông thường, những người mắc bệnh rối loạn tiền đình sẽ có khả năng đột quỵ cao gấp nhiều lần người bình thường và tình trạng ngồi xuống đứng lên bị hoa mắt, chóng mặt là điều rất dễ xảy ra.
Thiếu máu não
Do máu không được lưu thông lên não sẽ khiến cho não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng để duy trì các hoạt động của cơ thể. Đó chính là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu não và người mắc phải bệnh này thường có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, mất tập trung...
Bệnh về tim mạch
Những bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, hay co thắt tim, huyết áp thấp... cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt khi đứng lên. Do lượng máu và oxy không được bơm đủ lên não gây nên tình trạng hoa mắt, chóng mặt, thậm chí còn gây ù tai, đau đầu, ra nhiều mồ hôi...
Nếu đang ngồi, bạn không nên lập tức đứng dậy đột ngột. Khi ấy, trọng lực của trái đất khiến máu nhanh chóng chảy một mạch xuống phần thân dưới, làm cho hệ thần kinh thiếu máu cục bộ, gây hoa mắt chóng mặt. Vì vậy, bạn nên từ từ đứng dậy thật chậm rãi để máu lưu thông ổn định hơn.
Hy vọng chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi tại sao ngồi xuống rồi đứng lên lại chóng mặt? Bạn không nên chủ quan với tình trạng sức khỏe của chính mình, nếu chóng mặt trong một thời gian dài, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Bị chóng mặt nhức đầu là bệnh gì?
- Chóng mặt, ngất xỉu tình trạng phổ biến của mẹ bầu khi mang thai
- Cách chữa hoa mắt chóng mặt tại nhà