Tại sao nên cân nhắc ăn 3 nội tạng của lợn: gan, phổi, lòng?

Dân gian có câu “thương con cho ăn tiết, giết con cho ăn gan” đã được đúc kết từ lâu. Điều này phản ánh gan hay nội tạng động vật có thể là thuốc độc, là món ăn không tốt cho sức khỏe con người. Vậy có nên ăn 3 nội tạng của lợn: gan, phổi, lòng không?

Tại sao nên cân nhắc ăn 3 nội tạng của lợn: gan, phổi, lòng? Tại sao nên cân nhắc ăn 3 nội tạng của lợn: gan, phổi, lòng?

Dân gian có câu “thương con cho ăn tiết, giết con cho ăn gan” đã được đúc kết từ lâu. Điều này phản ánh gan hay nội tạng động vật có thể là thuốc độc, là món ăn không tốt cho sức khỏe con người. Vậy có nên ăn 3 nội tạng của lợn: gan, phổi, lòng không?

Có nên ăn nội tạng động vật hay không?

Gan

Các món ăn chế biến từ lợn cung cấp nhiều chất đạm, chất béo, canxi, sắt, kali ở dạng dễ hấp thụ nên mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Song không phải bộ phận nào ăn nhiều cũng tốt, đơn cử như gan.

Gan là bộ phận giải độc của lợn, gan có giá trị dinh dưỡng cao như chất đạm, sắt, vitamin nhóm B, men thải độc, men tiêu hóa, tốt cho người thiếu máu, còi xương, mù màu. Ngoài ra, vitamin A có trong gan còn bổ mắt, tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ phát triển. Y học hiện đại đã nghiên cứu và cho thấy, trong 100g gan lợn có 21,3 g protein, 25 mg sắt, axit folic, nicotilic, 8.700 mcg vitamin A, vitamin B, D,... Và lượng collagen dồi dào trong gan lợn sẽ làm chậm quá trình lão hóa da, giúp da mịn màng, săn chắc hơn.

Tuy nhiên, gan có chức năng lọc, thải và phân hủy chất độc nên có nhiều kim loại nặng và chất kích thích mà lợn ăn vào nhưng gan không phân hủy được sẽ gây hại sức khỏe khi con người ăn vào. Ngoài ra, ăn nhiều gan khiến hàm lượng cholesterol tăng cao sẽ gây các vấn đề về tim mạch. Do vậy không nên ăn thường xuyên gan lợn, hoặc nếu ăn cần ngâm với nước muối, rửa sạch và nấu chín.

Phổi

Lợn là động vật sống gần mặt đất nên thường xuyên hít một lượng lớn bụi bẩn, đất cát, kim loại nặng vào trong cơ thể. Do đó, khi ăn phổi, những bụi bẩn này sẽ theo vào cơ thể con người và gây hại cho sức khỏe.

Cũng do lợn sống gần mặt đất nên phổi thường chứa nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi rút. Khi sơ chế, ta vẫn không thể rửa sạch được. Do đó, cần cân nhắc kỹ khi dùng phổi để ăn.

vicare.vn-tai-sao-nen-can-nhac-3-noi-tang-cua-lon-gan-phoi-long-body-1

Lòng lợn

Lòng lợn có chứa nhiều cholesterol không tốt cho người bị tim mạch hay các bệnh về chuyển hóa. Ăn nhiều lòng lợn còn gây bệnh gút, viêm tụy, gan nhiễm mỡ, tăng mỡ máu.

Nhiều cơ sở giết mổ hoặc hộ gia đình chế biến lòng lợn không hợp vệ sinh làm nhiễm giun sán, vi khuẩn, vi rút gây hại cho con người. Ngoài ra, các chất tẩy mùi làm lòng lợn trắng khiến người ăn tích tụ hóa chất trong cơ thể. Do đó, nếu muốn ăn bạn nên mua lòng lợn ở những cơ sở bán uy tín và tự làm sạch lòng.

Cách chế biến nội tạng an toàn

Như vậy, với thông tin hữu ích trên bạn đọc đã biết được có nên ăn nội tạng động vật hay không. Bạn vẫn có thể ăn nhưng ăn với số lượng vừa đủ và chế biến sạch, đúng cách. Cụ thể, bạn nên tuân thủ cách chế biến nội tạng an toàn như sau:

  • Rửa tay sạch trước và sau khi nấu ăn. Nấu chín nội tạng, không nên ăn nội tạng sống, tái. Nấu xong nên ăn ngay vì để lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Không để thức ăn chín bên cạnh thức ăn sống hoặc dụng cụ sơ chế. Dao, thớt cần được rửa sạch trước khi chế biến thực phẩm khác.
  • Cắt nội tạng theo thớ dọc để quan sát. Nếu nội tạng có đốm trắng to như đầu kim hoặc có hình sợi, hình bầu dục là nhiễm giun sán. Hoặc sờ vào miếng nội tạng cứng, không đàn hồi, không mềm mại,... là đã ướp ure hoặc hàn the.

Những đối tượng nên kiêng ăn nội tạng của lợn

vicare.vn-tai-sao-nen-can-nhac-3-noi-tang-cua-lon-gan-phoi-long-body-2
  • Phụ nữ mang thai

Ăn quá nhiều nội tạng sẽ làm tăng lượng vitamin A quá mức cần thiết gây ra các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, buồn nôn và không tốt cho thai nhi. Thai phụ nên thỉnh thoảng ăn nội tạng để bổ sung sắt với điều kiện chế biến an toàn, tránh lây nhiễm vi khuẩn đến quá trình phát triển của thai nhi.

  • Người mắc mỡ máu cao

Hàm lượng protein, chất béo cao có trong tạng sẽ làm nồng độ mỡ trong máu cao lên khiến người mắc bệnh mỡ máu cao trở nên trầm trọng hơn.

Người mắc bệnh về gan

Khi gan không khỏe sẽ có sự chuyển hóa chất độc kém đi. Trong khi việc ăn thêm nội tạng giàu dinh dưỡng, chất béo sẽ làm gan phải hoạt động với công suất quá tải. Điều này không tốt cho gan.

Người bị cao huyết áp

Người bị huyết áp cao rất kỵ dùng nội tạng động vật vì những thứ này sinh ra độc tố làm huyết áp bất ổn.

Người bị bệnh gút

Bệnh gút tuyệt đối kiêng nội tạng vì bệnh gút là rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong máu. Mà nội tạng rất giàu đạm có gốc purin không tốt cho người bệnh.

Như vậy, với những thông tin trên bạn đọc đã biết có nên ăn nội tạng động vật hay không. Hãy bảo vệ sức khỏe bằng việc tìm hiểu kiến thức bổ ích.

Xem thêm:

  • Có bầu ăn gan lợn, gan gà được không?
  • Ai không nên ăn nội tạng động vật?
  • Nếu bạn thích ăn nội tạng động vật thì đây là những điều cần biết