Tại sao mùa hè trẻ thường mắc bệnh kiết lỵ?

Kiết lỵ ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng. Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu về bệnh kiết lỵ ở trẻ em, từ đó giúp cho các bậc cha mẹ đưa ra được phương pháp điều trị cũng như cách phòng tránh.

Tại sao mùa hè trẻ thường mắc bệnh kiết lỵ? Tại sao mùa hè trẻ thường mắc bệnh kiết lỵ?

Vào mùa hè, thời tiết trở nên oi bức khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ em dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có kiết lỵ. Kiết lỵ ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng. Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu về bệnh kiết lỵ ở trẻ em, từ đó giúp cho các bậc cha mẹ đưa ra được phương pháp điều trị cũng như cách phòng tránh.

Tại sao trẻ thường mắc kiết lỵ vào mùa hè?

Vào mùa hè, không khí trở nên nắng nóng dễ khiến cho các loại thực phẩm dễ bị hư hỏng, nấm mốc nếu như không được bảo quản đúng cách. Đây cũng là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch vẫn còn kém, khi tiếp xúc với các loại vi khuẩn có hại này sẽ rất dễ mắc các bệnh đường ruột, đặc biệt là kiết lỵ.

Bệnh kiết lỵ gây ra bởi amip Entammoeba histolytica và trực khuẩn Shigella. Bệnh có truyền nhiễm thông qua đường ăn uống, do các loại thực phẩm nhiễm khuẩn, đồ ăn ôi thiu, nguồn nước bị ô nhiễm, do tiếp xúc trực tiếp với phân của người nhiễm bệnh, vật nuôi mang nguồn bệnh hoặc do ruồi là trung gian truyền bệnh.

Vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ có khả năng tồn tại rất lâu khi ở ngoài môi trường. Chúng có thể sống từ 7 - 10 ngày trong nước và các loại thực phẩm, 6 - 7 tuần khi ở trong đồ dùng cá nhân, quần áo của người mắc bệnh hoặc trong đất. Do đó khả năng lây lan của bệnh này là rất cao.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều triệu chứng nguy hiểm, như: xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, lồng ruột, viêm ruột thừa do amip....

vicare.vn-tai-sao-mua-he-tre-thuong-mac-benh-kiet-ly-body-1

Triệu chứng của bệnh kiết lỵ ở trẻ

Có 2 thể bệnh kiết lỵ: Lỵ trực khuẩn và lỵ amip:

  • Lỵ trực khuẩn: Đặc điểm chung của lỵ trực khuẩn là tổn thương màng ruột, dẫn đến viêm ruột. Biểu hiện chủ yếu của trẻ khi mắc phải lỵ trực khuẩn là sốt cao kèm theo co thắt ruột từng cơn, sưng và rò rỉ nước do ruột bị phù nề, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đi ngoài nhiều lần, trong phân có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi. Số lần đi ngoài sẽ dần tăng lên không đếm được nếu để bệnh trong một thời gian dài mà không được chữa trị, thậm chí phân có thể tự chảy từ hậu môn, khiến trẻ bị mất nước và chất điện giải trầm trọng. Nếu không cấp cứu kịp thời rất dễ tử vong.
  • Lỵ amip: Lỵ amip có 2 loại: cấp tính và mạn tính:

Ở thể cấp tính, trẻ sẽ gặp phải các triệu chứng như đau bụng quặn từng cơn, mót rặn, khi đi ngoài thấy phân có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi. Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi ngoài không nhiều phân. Mặc dù đau bụng quằn quại rất muốn đi ngoài nhưng trẻ lại thường ngồi trong nhà vệ sinh rất lâu do không thể đi ngoài được. Trẻ mắc bệnh thường có bụng trướng, đầy hơi, khó chịu. Một số trẻ có thể gặp tình trạng tiêu chảy nhưng không rầm rộ như lỵ trực khuẩn. Trong trường hợp nặng, trẻ có thể bị suy kiệt do phải rặn nhiều và mất máu trong lúc đi ngoài, do mất nước, rối loạn chất điện giải nếu bị tiêu chảy.

Khi lỵ amip cấp tính mà không được điều trị kịp thời hoặc điều trị nhưng không dứt điểm, bệnh sẽ chuyển biến thành mạn tính. Khi bệnh đã chuyển sang mạn tính thì rất khó điều trị do amip đã chui vào trong niêm mạc ruột tạo thành các kén amip. Trẻ sẽ bị đau bụng theo từng cơn, đi ngoài ra máu tươi kèm theo chất nhầy, đặc biệt là khi ăn phải đồ ăn lạ hoặc thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Bệnh có thể gây ra viêm đại tràng mãn tính do rối loạn tiêu hóa kéo dài. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây áp-xe gan, nếu không được cấp cứu kịp thời, áp-xe có thể vỡ tràn ra, gây viêm phúc mạc, tràn vào cơ hoành, phổi rất nguy hiểm.

Điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ

Khi mắc bệnh, trẻ đi ngoài nhiều lần dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng, gây suy kiệt, kiệt sức. Do đó, khi phát hiện trẻ bị bệnh kiết lỵ, điều đầu tiên các bậc cha mẹ thường làm là tìm cách bù nước và điện giải ngay lập tức cho trẻ bằng cách uống nhiều nước hoặc sử dụng dung dịch oresol.

Sau đó, bạn cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán nguyên nhân để từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Không nên để trẻ ở nhà tự chữa mà không có chỉ dẫn của bác sĩ vì có thể gây biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.

vicare.vn-tai-sao-mua-he-tre-thuong-mac-benh-kiet-ly-body-2

Ngoài ra, bạn có thể giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Một số loại thực phẩm trẻ kiết lỵ nên ăn:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch cho cơ thể như các loại chất xơ, chất đạm, tinh bột, vitamin trong các loại ngũ cốc, trái cây, rau xanh.
  • Cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng để dễ hấp thu như cháo, nước trái cây, nước ép trái cây,.... Chia nhỏ khẩu phần ăn để không gây áp lực nên dạ dày, giúp tiêu hóa dễ hơn.
  • Uống nhiều nước, có thể uống nước dừa hoặc nước gạo rang để tăng cường chất điện giải cho trẻ.
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa probiotic như sữa chua để cải thiện hoạt động ruột.

Phòng bệnh kiết lỵ hiệu quả cho trẻ trong mùa hè

  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn các loại thức ăn tươi sống. Không để thực phẩm quá lâu, nếu phát hiện thức ăn có dấu hiệu ôi thiu thì phải bỏ đi ngay.
  • Rửa tay thật sạch sẽ cho trẻ trước và sau khi ăn bằng xà phòng, không cho trẻ dùng tay bốc thức ăn.
  • Nếu trong gia đình có người bị bệnh kiết lỵ, cần đưa đến bệnh viện để điều trị dứt điểm, đồng thời vệ sinh thật sạch sẽ bồn cầu, nhà vệ sinh, quần áo và một số vật dụng cá nhân của người bệnh để không lây nhiễm bệnh cho người khác.

Xem thêm:

  • Phân biệt bệnh kiết lỵ và bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
  • 16 bài thuốc điều trị bệnh kiết lỵ cho trẻ