Tại sao mùa hè trẻ hay mắc bệnh tay chân miệng, sốt virus, tiêu chảy
Vào mùa hè nhiệt độ cao, cơ thể mất nhiều nước, dễ mệt mỏi, sức chống đỡ bệnh tật kém nên rất dễ nhiễm bệnh. Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh như bệnh tay chân miệng, sốt virus, tiêu chảy... Việc phòng ngừa các bệnh dễ mắc trong mùa hè cho trẻ là rất quan trọng.
Tại sao mùa hè trẻ hay mắc bệnh tay chân miệng, sốt virus, tiêu chảy
Vào mùa hè nhiệt độ cao, cơ thể mất nhiều nước, dễ mệt mỏi, sức chống đỡ bệnh tật kém nên rất dễ nhiễm bệnh. Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh như bệnh tay chân miệng, sốt virus, tiêu chảy... Việc phòng ngừa các bệnh dễ mắc trong mùa hè cho trẻ là rất quan trọng.
Tại sao mùa hè trẻ dễ bị lây bệnh?
Mùa hè là môi trường thuận lợi để các virus truyền nhiễm hoạt động mạnh mẽ và gây nên những bệnh ở trẻ nhỏ nếu không được phòng bệnh và đảm bảo về sức khỏe, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Những bệnh mùa hè tuy không mang tính chất nguy hiểm ở trẻ để có thể dẫn đến tử vong, tuy nhiên có thể tạo nên những di chứng sau này khi trẻ lớn lên. Vào mùa hè, trẻ rất dễ mắc các bệnh như: Tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, sốt virus, tay chân miệng, sốt xuất huyết...
Vào mùa bệnh, do tác nhân virut nếu không có giải pháp kiểm soát kịp thời thì virus sẽ lây lan dễ dàng với tốc độ nhanh hơn. Bệnh do virus thường gặp ở trẻ trong mùa hè là tay chân miệng, sốt virus và tiêu chảy. Chỉ cần trong lớp có 1 trẻ mắc bệnh thì có thể lây cho cả lớp.
Bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh tăng mạnh vào mùa hè và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, do đó cha mẹ cần lưu ý bệnh này để phòng tránh cho trẻ. Hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh, cách phòng duy nhất là cha mẹ phòng tránh bệnh cho trẻ khi mùa dịch đến.
Tay chân miệng có thể dẫn đến biến chứng như tiêu chảy, thần kinh, phổi... Tuy nhiên, theo nhiều ghi nhận bệnh không để lại biến chứng nặng nề về não, tứ chi như nhiều bệnh khác.
Ban đầu, trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn ngày thường. Trẻ nhỏ thường đau khóc, bỏ bú. Khi đó, trong miệng trẻ đã có thể có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi... Dấu hiệu nổi ban trên da thường không đau, không ngứa nhưng có thể kéo dài 10 ngày. Bệnh có thể tái phát nhiều lần do nhiều chủng virus gây nên do đó cha mẹ cần chú ý chăm sóc vệ sinh cho trẻ.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể tiến triển nặng và dẫn đến các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ, thở nhanh. Không những thế, bệnh tay chân miệng còn có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Tuy không phải trẻ nào bị tay chân miệng cũng dẫn đến biến chứng nguy hiểm như vậy, nhưng bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan, luôn phải chú ý đến các biểu hiện cơ thể của trẻ.
Bệnh sốt virus ở trẻ
Khi bị sốt virus, trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, có thể có triệu chứng của viêm đường hô hấp trên: hắt hơi, sổ mũi, ho... Khi bị sốt do virut, triệu chứng sốt có thể duy trì trong vài ngày, dùng thuốc hạ sốt thông thường, thân nhiệt cũng không giảm là bao. Khi các cơn sốt giảm dần, trẻ có thể phát ban trên cơ thể (hay gặp nhất là sốt do virut Rubella).
Biểu hiện thường gặp ở trẻ bị sốt virus là các ban đỏ mịn, thường xuất hiện vào ngày thứ 2 - 4 của bệnh, ban thường mọc từ đầu, mặt xuống thân mình, chân và khi ban biến mất đi cũng theo thứ tự vị trí như vậy.
Ngoài ra, trẻ thường có nổi hạch ở cổ, gáy, các hạch này có thể đau và tồn tại lâu. Bệnh thường diễn biến lành tính và có thể tự khỏi trong 3 - 5 ngày, điều trị chủ yếu là hạ sốt, bù nước điện giải, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ và chăm sóc mũi họng thật tốt để hạn chế bội nhiễm.
Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý vì một số trường hợp sốt virut ở trẻ có thể gây biến chứng, nên cần theo dõi để phát hiện các triệu chứng của viêm não như đau đầu, nôn nhiều, rối loạn ý thức, co giật... để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp có thể là vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả...) hoặc virut, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cấp thường do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh tiêu chảy cấp.
Triệu chứng bệnh:
- Trẻ đi ngoài trên 10 lần/ngày, phân lỏng, nhiều nước, có mùi chua, nhiều khi có nhầy máu
- Nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày, thường nôn sau khi ăn
- Trẻ biếng ăn hơn, uống nhiều nước, tiểu ít
- Có thể xuất hiện các triệu chứng về viêm đường hô hấp như: ho, chảy nước mũi, khám thấy viêm họng cấp và phát ban.
Tiêu chảy cấp ở trẻ em nếu không được xử trí kịp thời thì có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Tình trạng tiêu chảy kéo dài làm cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng, dẫn đến suy nhược, giảm miễn dịch. Bố mẹ chú ý cho trẻ uống nước và bù nước hợp lý khi trẻ bị tiêu chảy cấp.
Cách phòng bệnh tay chân miệng, sốt virus và tiêu chảy cấp ở trẻ
Cần chú ý đến ăn uống, sinh hoạt
Cách tốt nhất giúp trẻ tránh khỏi những bệnh lây nhiễm mùa hè này là bố mẹ nên chú ý về sinh hoạt và ăn uống của trẻ ngay từ bây giờ. Cần thực hiện tốt các biện pháp:
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Công tác về an toàn thực phẩm như ăn chín uống sôi, lựa chọn những thực phẩm tươi ngon cho bé
- Sử dụng những dụng cụ cho bé ăn dặm cần được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng để cho bé ăn dặm đúng cách
- Nên cho trẻ sử dụng nhiều hoa quả tươi để cung cấp vitamin và các khoáng chất thiết yếu giúp trẻ có được sức đề kháng tốt nhất trong mùa hè
- Người chăm sóc trẻ cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ nhà cửa thông thoáng, rửa tay dưới vòi nước sạch bằng xà bông trước khi tiếp xúc với trẻ.
- Cần vệ sinh thân thể cho bé, không để trẻ tiếp xúc với đất cát, những vật bụi bẩn để tránh vi khuẩn có thể gây nhiễm bẩn, bệnh cho bé
- Cần vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày cho bé để tránh bụi bệnh, mồ hôi sẽ khiến trẻ bị ngứa và trẻ gãi có thể gây nhiễm khuẩn
- Cần chú ý những vùng da kín để nhanh chóng phát hiện và chữa trị kịp thời nếu bé bị ngứa, viêm nhiễm...
Môi trường sống sạch sẽ
Mùa hè là thời gian sinh trưởng và hoạt động mạnh của những loại muỗi và côn trùng nên việc diệt muỗi cũng như dọn dẹp những nơi ẩm thấp trong nhà để giúp không gian sạch sẽ, ngăn ngừa những loại bệnh truyền nhiễm do muỗi đốt như sốt xuất huyết.
Khi trẻ từ trường về nhà nếu có biểu hiện nhảy mũi, chảy nước mũi cần phải rửa mũi bằng nước muối sinh lý, thay quần áo, rửa tay chân, tắm cho trẻ bằng nước ấm, giữ ấm cơ thể bằng khăn khô ngay sau khi tắm để tránh trẻ bị nhiễm lạnh, đồ chơi và khu vực vui chơi của trẻ cần được khử khuẩn thường xuyên.
Tiêm phòng vacxin đầy đủ cho trẻ
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, trước khi đưa trẻ đến trường, phụ huynh phải chuẩn bị cho bé cả về tâm lý và bệnh lý. Cụ thể, bố mẹ cần đưa trẻ đi chích ngừa đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh; tập cho bé thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Xem thêm:
- Nhận biết và điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào?
- Cách nhận biết và xử lý khi bé bị bệnh tay chân miệng
- Khám bệnh tay chân miệng ở đâu tốt nhất?