Tại sao một số bé gái bị tắc kinh?
Hành kinh tuổi dậy thì là hiện tượng chảy máu âm đạo theo chu kỳ đều đặn diễn ra mỗi tháng một lần. Đối với người con gái thì kinh nguyệt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy mọi vấn đề trục trặc của kinh nguyệt như tắc kinh tuổi dậy thì, trễ kinh, rong kinh, kinh quá dài hoặc quá ngắn, thậm chí vô kinh... đều khiến chị em phải quan tâm và lo lắng.
Tại sao một số bé gái bị tắc kinh?
Tắc kinh là gì?
Kinh nguyệt vốn là hiện tượng sinh lý bình thường và là kết quả của sự thay đổi nội tiết trong buồng trứng ở nữ giới. Khi trứng rụng mà không được thụ tinh sẽ hình thành kinh nguyệt, biểu hiện là chảy máu ở ngoài âm đạo do bong niêm mạc tử cung.
Tắc kinh tuổi dậy thì là tình trạng kinh nguyệt ra quá ít, chỉ ra từng giọt. Đặc biệt, nữ giới trên 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh, hoặc tháng trước thấy kinh bình thường nhưng 2-3 tháng sau lại không có kinh thì gọi là hiện tượng tắc kinh nguyệt.
Tuy nhiên, hiện tượng này có thể xảy ra tại một số chị em có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, thất thường... gọi là kinh nguyệt không đều. Kinh nguyệt không đều bao gồm các dạng là tắc kinh nguyệt, chậm kinh, kinh sớm, kinh thưa, rong kinh, kinh nguyệt có màu sắc khác thường và lượng kinh ít hoặc nhiều hơn bình thường.
Kinh nguyệt bị tắc chính là một dạng của kinh nguyệt không đều và đây chính là dạng tắc kinh thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản.
Nguyên nhân gây tắc kinh tuổi dậy thì
Thông thường, nguyên nhân gây tắc kinh tuổi dậy thì là do bị nhiễm khuẩn vùng kín, thần kinh căng thẳng, bị rối loạn hormone sinh dục hoặc mắc các bệnh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng...
Nếu tình trạng bị tắc kinh nguyệt kéo dài từ 3-5 năm thì nguy cơ cao chị em đã mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản và có khả năng cướp mất quyền làm mẹ của nữ giới nếu không điều trị kịp thời.
Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân gây tắc kinh là:
Mắc bệnh phụ khoa
Một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm tắc vòi trứng ... chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng tắc kinh nguyệt. Những bệnh lý này vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của chị em và gây nguy cơ cao vô sinh. Đặc biệt có thể dẫn đến ung thư tử cung, đe dọa tính mạng người bệnh.
Đa nang buồng trứng
Hiện tượng đa nang buồng trứng là trường hợp buồng trứng có nhiều nang cùng phát triển, nhưng lại không có có nang nào chín và không phóng noãn. Đa nang buồng trứng gây ra hiện tượng kinh thưa và lâu dần dẫn đến tắc kinh.
Hội chứng bệnh Turner
Hội chứng bệnh Turner là hội chứng cơ thể phát triển không bình thường. Điển hình là cơ thể thấp bé, có màng da ở cổ, bờ tóc sau gáy thấp và 2 núm vú cách xa nhau, cơ quan sinh dục buồng trứng không phát triển nên không có kinh.
Bệnh tuyến giáp
Hoạt động của tuyến giáp gây ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ của kinh nguyệt. Nếu tuyến giáp có vấn đề thì sẽ gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể là hiện tượng tắc kinh.
Rối loạn nội tiết tố
Hormone trong cơ thể nữ giới bị xáo trộn và mất cân bằng sẽ làm cho quá trình giải phóng noãn bị gặp rắc rối, trứng không rụng khiến chị em bị tắc kinh.
Thai ngoài tử cung
Những chị em có quan hệ tình dục không an toàn sẽ dẫn đến hiện tượng mang thai ngoài tử cung cũng gây ra rối loạn kinh nguyệt .
Sức khỏe yếu
Những chị em gầy gò, sức khỏe ốm yếu, ăn ít, chán ăn... cũng khiến kinh nguyệt bị tắc.
Ngoài ra có thể kể đến những nguyên nhân khác như
Tâm lý bất ổn định, căng thẳng, lo lắng do áp lực của công việc, gia đình, học tập... lâu ngày sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt cũng thay đổi bất thường, dẫn đến tắc kinh.
- Làm việc quá sức, vận động quá mạnh sẽ làm nội tiết tố của chị em sẽ bị rối loạn, mất cân bằng, dẫn đến kinh nguyệt không đều.
- Hút thuốc lá có thể làm giảm lượng tiết tố, ảnh hưởng đến quá trình sinh lý gây ra chứng tắc kinh cho chị em.
- Chị em hay dùng đồ đông lạnh hoặc mùa đông mặc không ấm... thì có thể làm cho huyết quản trong vùng chậu bị thu hẹp, gây ra rối loạn chức năng của buồng trứng, dẫn đến kinh nguyệt không đều và thậm chí là tắc kinh.
- Những chị em đang sử dụng các loại thuốc có chứa progesterone và estrogen như thuốc tránh thai đều có thể gây ra các rối loạn nội tiết tố, là nguyên nhân dẫn đến tắc kinh.
Ngoài ra, những trường hợp như táo bón, nhiễm sóng điện từ, nhiễm khuẩn sau sinh, viêm niêm mạc tử cung, ung thư âm đạo, rối loạn hoạt động vùng dưới đồi...cũng là nguyên nhân gây tắc kinh ở một số bé gái tuổi dậy thì.
Tắc kinh có nguy hiểm không?
Tắc kinh là một trong những dạng kinh nguyệt không đều và nếu không sớm điều trị có thể dẫn tới một số nguy hại sau:
- Nữ giới bị teo cơ quan sinh dục, rối loạn chức năng tình dục, ung thư tử cung, buồng trứng...
- Chức năng tuyến yên bị suy yếu, suy giảm chức năng của tuyến yên.
- Trầm cảm.
- Tử cung bị teo nhỏ, khô máu.
- Tổn thương buồng trứng dẫn đến suy buồng trứng sớm.
- Vô sinh là hệ quả sớm muộn gì chị em cũng phải gánh nếu không có cách điều trị tắc kinh sớm.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia giới tính và sức khỏe sinh sản về hiện tượng tắc kinh tuổi dậy thì và nguyên nhân gây tắc kinh. Hi vọng sau bài viết này, chị em sẽ sớm tìm ra được nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm:
- Tắc kinh tuổi dậy thì, khi nào cần thăm khám bác sĩ?
- Hiện tượng tắc kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không