Tại sao không nên ăn nhanh?

Giữa cuộc sống bận rộn, nhiều người vốn có thói quen ăn rất nhanh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu tại sao không nên ăn nhanh và làm thế nào để ăn chậm lại trong chia sẻ dưới đây.

Tại sao không nên ăn nhanh? Tại sao không nên ăn nhanh?

Theo kết quả nghiên cứu mới đây được thực hiện tại Nhật Bản, những người có thói quen ăn chậm thường có hệ tiêu hóa hoạt đồng khá tốt. Đồng thời, họ còn có vòng eo và chỉ số khối lượng cơ thể trung bình thấp hơn so với những người ăn nhanh. Bên cạnh đó, việc bạn ăn nhanh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại khác mà có thể bạn không hề hay biết.

1. Tại sao không nên ăn nhanh?

Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng việc ăn quá nhanh thực sự là một thói quen không tốt đối với sức khỏe. Vậy những ảnh hưởng của việc ăn nhanh cụ thể là gì?

Ăn nhanh gây ra các bệnh về dạ dày

Khi bắt đầu nhai, tuyến nước bọt cũng sẽ bắt đầu hoạt động. Đây là tín hiệu gửi đến cơ thể và giúp hệ tiêu hóa có thời gian “chuẩn bị” tiếp nhận thức ăn. Nếu bạn ăn quá nhanh, thức ăn còn miếng lớn, chưa được nghiền nhỏ sẽ chuyển thẳng đến dạ dày. Khi ấy, bộ phận này sẽ phải hoạt động mạnh mẽ hơn để tiêu hóa được thức ăn. Từ đó, thức ăn sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày.

Khi tình trạng ăn nhanh kéo dài, các bạn sẽ phải đối diện với nguy cơ đau dạ dày. Đồng thời, việc ăn vội vàng khiến cơ thể khó hấp thụ dưỡng chất cần thiết. Từ đây, bạn sẽ có cảm giác chướng bụng sau khi ăn.

Việc ăn nhanh còn dễ khiến bạn mắc nghẹn, bị ợ nóng khiến dạ dày khó chịu tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc phải các căn bệnh khác nữa.

HoiBenh.vn-tai-sao-khong-nen-an-nhanh-body-2
Dễ mắc các bệnh về dạ dày là câu trả lời việc tại sao không nên ăn nhanh?

Tăng nguy cơ béo phì và đái tháo đường

Khi ăn nhanh, bạn thường khó kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Điều này vô tình khiến bạn không thể nhận ra việc mình đã ăn quá nhiều, quá no dẫn đến nguy cơ béo phì.

Đây còn là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh khác. Đặc biệt, khi cơ thể không kịp xử lý lượng thức ăn đưa vào ồ ạt sẽ dẫn đến hiện tượng bị ứ đọng chất béo, đường... Về lâu dài, điều này ảnh hưởng đến việc điều tiết insulin. Do đó, những người ăn nhanh thường có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

2. Làm thế nào để ăn chậm lại?

Với những lý giải trên, chắc hẳn các bạn đã biết được tại sao không nên ăn nhanh. Việc ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp thức ăn được nghiền nhỏ và tiêu hóa dễ hơn. Đồng thời, cơ thể bạn cũng hấp thu được đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Có thể thấy rằng, điều này mang đến khá nhiều lợi ích, vừa giúp tiết kiệm lượng thức ăn mỗi ngày, vừa giảm gánh nặng cho dạ dày trong khi cơ thể vẫn nhận đủ nguồn năng lượng cần thiết.

Do ăn chậm mang đến nhiều lợi ích khác nhau, thế nên bạn hãy tập cho mình thói quen ăn chậm ngay ngày hôm nay. Nếu gặp khó khăn, các bạn có thể áp dụng theo những lời khuyên dưới đây:

  • Khi ăn, các bạn dùng đũa để gắp thức ăn. Đồng thời, ăn ở tư thế ngồi thẳng, hít thở từ từ, chậm rãi.
  • Ăn uống tập trung trong không gian riêng. Tránh xem tivi hoặc sử dụng điện thoại khi ăn bởi điều này khiến bạn không thể kiểm soát được lượng thực phẩm đưa vào cơ thể.
  • Không sử dụng đồ ăn nhanh, các món ăn chiên rán... Thay vào đó, bạn hãy tự nấu nướng để nâng cao chất lượng bữa ăn của bản thân và gia đình.
  • Giữa các miếng ăn, bạn có thể hạ đũa để ăn chậm hơn. Đây là mẹo nhỏ nhưng mang lại hiệu quả khá cao.
  • Dạy cho trẻ thói quen ăn chậm ngay khi còn nhỏ.

Xem thêm:

  • Chế độ ăn 3 bữa 1 ngày có phải là tốt?
  • Một số lời khuyên về ăn uống nên hay không nên trong thai kỳ
  • Những bộ phận của gà không nên ăn để tốt cho sức khỏe