Tại sao khói nhang khi đốt cháy là tác nhân gây nên một số bệnh hô hấp, tim mạch?

Thắp nhang là một trong những nghi lễ được sử dụng rộng rãi trong đời sống tâm linh của người Việt và nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, khói nhang có thể sinh ra các hợp chất hóa học độc hại, có thể gây ra các bệnh hô hấp, tim mạch, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thậm chí có thể dẫn đến ung thư.

Tại sao khói nhang khi đốt cháy là tác nhân gây nên một số bệnh hô hấp, tim mạch? Tại sao khói nhang khi đốt cháy là tác nhân gây nên một số bệnh hô hấp, tim mạch?

Thắp nhang là một trong những nghi lễ được sử dụng rộng rãi trong đời sống tâm linh của người Việt và nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, khói nhang có thể sinh ra các hợp chất hóa học độc hại, có thể gây ra các bệnh hô hấp, tim mạch, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thậm chí có thể dẫn đến ung thư.

Tác hại của khói nhang đến sức khỏe hệ hô hấp

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy khi đốt cháy, nhang giải phóng các chất hóa học vào không khí. Khi hít vào, những chất này sẽ gây viêm nhiễm và gây nên các bệnh hô hấp. Đặc biệt đối với những người có vấn đề hô hấp, về tim mạch bệnh có thể nên trầm trọng hơn khi tiếp xúc liên tục.

Hiện nay, để tăng mùi thơm cho nhang nhiều cơ sở sản xuất đã tẩm thêm các chất hóa học vào nhang như axit photphoric, benzen... Các chất này có thể gây kích ứng mắt, mũi, chóng mặt, buồn nôn. Tiếp xúc lâu với các chất này sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gan, mật.

vicre.vn-tai-sao-khoi-nhang-khi-dot-chay-la-tac-nhan-gay-nen-mot-so-benh-ho-hap-tim-mach-body-1
Khói nhang rất độc hại, khi hít phải thường xuyên có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, tim mạch cao hơn nhiều so với hít phải khói thuốc lá

Một số bệnh nguy hiểm khi hít phải khói nhang thường xuyên với lượng nhiều:

Bệnh Viêm Phổi

Đối với những người có hô hấp nhạy cảm, dễ bị dị ứng và những người bị hen khi hít phải khói nhang dễ bị mắc bệnh viêm phổi.

Bệnh hô hấp

Một số bệnh hô hấp hay mắc phải khi hít phải khói nhang là ho, hen suyễn, đau đầu. Nguyên nhân là trong khói nhang khi đốt chứa nhiều thành phần các chất độc hại như benzen, những hợp chất cacbonyl và những hợp chất hydrocacbon sẽ kích thích tác động liên kết bề mặt của đường hô hấp dẫn đến viêm hô hấp mãn tính, phá hủy các tổ chức cơ thể dẫn đến biến đổi tế bào, biến đổi gen gây ra các hiện tượng dị sản, loạn sản có thể gây ung thư.

Kích ứng mắt và da

Khói nhang cũng có thể gây kích ứng mắt và da, đặc biệt là đối với những người da nhạy cảm. Khi ở trong môi trường mù mịt khói hương lâu sẽ khiến da trở nên khô, ngứa và đỏ.

Tổn thương tế bào

Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Rong Zhou, Đại học Công nghệ Hoa Nam (Trung Quốc) đã kiểm nghiệm tác động của khói hương đối với các tế bào và so sánh nó với khói thuốc lá.

Hai loại nhang có chứa gỗ đàn hương và trầm hương, những thành phần phổ biến nhất trong nhang, được đốt và so sánh với khói thuốc tác động lên các tế bào buồng trứng của chuột hamster và các chủng khuẩn Salmonella. Kết quả bước đầu cho thấy khói hương có khả năng gây hại tế bào, gây đột biến và tổn hại vật chất di truyền nhiều hơn khói thuốc.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

Một nghiên cứu phát hiện những người đốt nhang trong nhà hàng ngày trong hơn 20 năm có nguy cơ tử vong vì các vấn đề tim mạch cao hơn 12%. Họ cũng có nhiều khả năng bị đột quỵ cao hơn 19% và mắc bệnh tim mạch vành hơn 10%.

Gây ra các vấn đề về thần kinh

Tiếp xúc nhiều với nhang có thể gây ra các vấn đề về thần kinh, mất trí nhớ và suy giảm khả năng học tập.

Làm thế nào để hạn chế được các bệnh hô hấp từ việc hít khói nhang

  • Khi thắp nhang bạn không nên đốt nhiều và liên tục trong không kín. Không thắp trong phòng ngủ, nên mở cửa thông thoáng khi thắp hương. Điều này giúp hạn chế được các bệnh hô hấp gây nên bởi việc hít khói nhang.
  • Khi chọn nhang nên chọn những loại làm bằng chất liệu gỗ tự nhiên, không ngâm tẩm nhiều hóa chất và hương liệu nhân tạo. Cắm nhang xa vị trí mâm cỗ, không cắm lên đồ ăn vì tàn nhang có thể rơi vào thức ăn gây ngộ độc.
  • Đối với người già và trẻ em không nên cho tiếp xúc nhiều với khói hương do sức đề kháng kém, rất dễ bị nhiễm độc. Khi có các dấu hiệu khó thở, chóng mặt, buồn nôn do tiếp xúc với khói cần ra khỏi khu vực đó và nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí.

Xem thêm:

  • Các bệnh liên quan đến hô hấp thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi
  • Những thực phẩm nào người bệnh viêm phổi nên ăn?
  • Nguyên nhân của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh