Tại sao khi tiếp xúc với vật nuôi trẻ lại dễ mắc chứng ngủ ngáy?

ác bác sĩ tại Bệnh viện Umea (Mỹ) cho biết: tiếp xúc với chó nuôi trong nhà khi còn nhỏ sẽ bị tăng nguy cơ mắc chứng ngủ ngáy ở trẻ hơn 26% so với trẻ em bình thường. Vì sao có hiện tượng này?

Tại sao khi tiếp xúc với vật nuôi trẻ lại dễ mắc chứng ngủ ngáy? Tại sao khi tiếp xúc với vật nuôi trẻ lại dễ mắc chứng ngủ ngáy?

Theo một nghiên cứu của bác sĩ, tiến sĩ Karl Franklin thuộc trường Đại học Y Umea, Thụy Điển đã kết luận “Nếu bạn tiếp xúc với chó, mèo khi còn nhỏ, nguy cơ bị ngáy của bạn tăng lên tới 1,26 lần”. Các bác sĩ tại Bệnh viện Umea (Mỹ) cũng cho biết: tiếp xúc với chó nuôi trong nhà khi còn nhỏ sẽ bị tăng nguy cơ mắc chứng ngủ ngáy ở trẻ hơn 26% so với trẻ em bình thường. Vì sao có hiện tượng này?

Chứng ngủ ngáy ở trẻ

Ngủ ngáy là hiện tượng thường xảy ra ở người lớn, tuy nhiên đối tượng trẻ em có khoảng 8-12% mắc chứng ngủ ngáy như người lớn. Chứng ngủ ngáy ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân, thường phổ biến ở những trẻ nặng cân, trẻ bị nhiễm cảm lạnh, viêm amidan, trẻ bị dị ứng với thời tiết/phấn hoa, trẻ sống trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với mùi thuốc lá, hay tiếp xúc với vật nuôi....

Chứng ngủ ngáy ở trẻ là hiện tượng khi trẻ ngủ phát ra âm thanh khò khè hoặc gầm nhẹ do khi trẻ hít thở lượng khí đi qua một vùng hẹp (có thể là ở vùng mũi/miệng/cổ họng) hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên gây ra tiếng vang lúc ngủ. Nếu tình trạng này thi thoảng xảy ra và cơ thể trẻ hoàn toàn khỏe mạnh thì bạn có thể yên tâm. Tuy nhiên nếu kéo dài xảy ra thường xuyên, cộng thêm trẻ hay bị thức giấc giữa đêm, khó thở thì cần đưa ngay trẻ đi gặp bác sĩ chuyên khoa.

vicare.vn-tai-sao-khi-tiep-xuc-voi-vat-nuoi-tre-lai-de-mac-chung-ngu-ngay-body-1

Tại sao tiếp xúc với vật nuôi gây ra chứng ngủ ngáy ở trẻ?

Theo một nghiên cứu của bác sĩ, tiến sĩ Karl Franklin thuộc trường Đại học Y Umea, Thụy Điển đã kết luận “Nếu bạn tiếp xúc với chó, mèo khi còn nhỏ, nguy cơ bị ngáy của bạn tăng lên tới 1,26 lần” và ông đưa ra lời giải thích là “Có lẽ những vật nuôi như chó mèo, nhiễm trùng khiến kích cỡ của amidan to ra” làm hẹp luồng không khí trong cổ họng khiến cho trẻ khi ngủ sẽ phát ra tiếng vang.

Ngoài ra khi tiếp xúc với vật nuôi trẻ sẽ dễ hít phải lông hoặc cộng thêm những loại vi khuẩn trú ngụ trên vật nuôi vào phổi, gây nên tổn thương đường hô hấp ở trẻ. Những tổn thương này sẽ để lại di chứng lâu dài trong hệ hô hấp và dẫn tới hẹp khí quản – nguyên nhân chính gây khó thở và ngủ ngáy.

Khi tiếp xúc với vật nuôi thường xuyên sẽ làm khả năng miễn dịch của trẻ bị suy giảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài gây ra dễ bị cảm lạnh, dị ứng thời tiết. Dẫn đến dịch mũi tiết ra nhiều làm tắc mũi, trẻ thở khó nên khi ngủ sẽ mắc chứng ngủ ngáy.

Biện pháp khắc phục ngủ ngáy ở trẻ do tiếp xúc vật nuôi

vicare.vn-tai-sao-khi-tiep-xuc-voi-vat-nuoi-tre-lai-de-mac-chung-ngu-ngay-body-2

Khi đã xác định được nguyên nhân gây chứng ngủ ngáy ở trẻ là do tiếp xúc vật nuôi thì bố mẹ không nên nuôi các vật nuôi trong nhà, cách ly vật nuôi với trẻ, vệ sinh phòng ngủ của trẻ thoáng mát, rửa mũi cho trẻ thường xuyên, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng và tăng khả năng miễn dịch cho trẻ.

Chứng ngủ ngáy ở trẻ nếu kéo dài quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy nên bố mẹ không được chủ quan. Khi phát hiện trẻ ngủ ngáy và kèm theo các dấu hiệu bất thường ( như thời gian ngủ ngáy thường xuyên diễn ra và kéo dài, trẻ bị khó thở, thể trạng mệt mỏi, trẻ thường xuyên thở bằng miệng, hay bị thức giấc..) thì nên đưa trẻ đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng.

Xem thêm:

  • Bí quyết giúp trẻ ngủ đủ giấc và có giấc ngủ ngon
  • Phải làm sao khi trẻ ngủ ngáy?