Tại sao đánh răng thường xuyên vẫn bị sâu răng?
Chúng ta đánh răng hàng ngày để đảm bảo có một hàm răng chắc khỏe, sáng bóng, nụ cười thêm tự tin. Thế nhưng tại sao đánh răng vẫn bị sâu răng và một số bệnh về răng khác? HoiBenh sẽ giải đáp ở bài viết dưới đây
Tại sao đánh răng thường xuyên vẫn bị sâu răng?
Tất cả chúng ta đều đánh răng rất cẩn thận hàng ngày, tối thiểu 2 lần/ngày. Thế nhưng vẫn mắc các bệnh về răng lợi. Theo Báo cáo Điều tra về bệnh nha khoa năm 2011 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, có tới 95% công dân độ tuổi từ 20 đến 80 bị sâu răng, 86% người trên 30 tuổi và dưới 80 tuổi bị bệnh nha chu hoặc mọc thừa răng.
Tại sao đánh răng vẫn bị sâu răng?
Do kẽ răng, rãnh lõm sâu trên bề mặt răng
Nơi dễ phát sinh sâu răng nhất là ở các kẽ răng, các vùng trũng trên bề mặt răng, nhưng khi chải răng, lông bàn chải đánh răng sẽ không thể chạm, làm sạch khu vực này. Thực phẩm, thức ăn thường bám tại vùng này, lâu ngày không được làm sạch sẽ sinh ra vi khuẩn gây sâu răng. Đây là lý do vì sao đánh răng thường xuyên vẫn bị sâu răng
Do ăn quá lâu và đánh răng quá muộn
Bạn có biết thời gian ăn cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sâu răng. Nếu ăn quá lâu hoặc đánh răng muộn sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng. Ăn càng lâu, thức ăn nằm trong miệng thời gian dài, tạo ra môi trường có tính axit thích hợp cho sâu răng phát sinh, phát triển.
Khi ăn xong các gợn thức ăn bám trên răng, nếu không đánh răng trong thời gian dài, các gợn thức ăn là nơi lí tưởng để vi khuẩn gây sâu răng, trú ngụ, phát triển, tàn phá men răng. Chỉ cần chúng ta quên đánh răng trước khi đi ngủ, sau 8 tiếng buổi đêm, lượng vi khuẩn sẽ sinh sôi cực nhanh.
Nạp vào quá nhiều thức ăn có đường
- Sâu răng là do vi khuẩn răng có tên là cariogenic cư trú trong khoang miệng, chúng sử dụng đường làm nguyên liệu tạo thành axit, và axit gây ăn mòn răng gây ra.
- Vi khuẩn cariogenic là loại vi khuẩn bình thường trong khoang miệng, ai cũng có. Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi khoang miệng và phòng ngừa bị nhiễm phải. Vì thế nguyên nhân sâu răng là do hấp thụ quá nhiều đường, gây dư thừa.
- Một số loại chất ngọt nguy cơ sâu răng cao là đường kính hoặc siro bắp, vị ngọt mạnh, nước chế phẩm trái cây, món tráng miệng hoặc kem.
- Đường là thức ăn lí tưởng của vi khuẩn, khi có thức ăn bổ dưỡng, vi khuẩn sẽ không ngừng sinh sôi. Trong quá trình vi khuẩn sinh sôi sẽ chuyển hóa axit khiến cho men răng bị xói mòn, ăn vùng vùng trũng của răng, dẫn đến việc đánh răng thường xuyên vẫn bị sâu răng
Môi trường trong khoang miệng thích hợp vi khuẩn phát triển
- Tại sao đánh răng vẫn bị sâu răng, không ăn đồ ngọt nhiều vẫn bị sâu răng thì đó là do thể trạng. Răng mỗi người hoàn toàn khác nhau, có thể do gen, có một số người môi trường miệng không có lợi cho sự tồn tại của vi khuẩn hoặc chất men răng cứng.
Do nồng độ PH của nước bọt
- Nước bọt là dịch tự nhiên của cơ thể, gồm các chất lỏng nguồn gốc từ các tuyến nước bọt chính (tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi), và các tuyến nước bọt phụ nằm rải rác ở niêm mạc khẩu cái, môi, má, dịch nướu.
- Dòng chảy, tốc độ dòng chảy của nước bọt sẽ làm sạch tự nhiên, loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn còn sót lại sau ăn, vi khuẩn trên bề mặt răng. Nước bọt cung cấp các ion Ca2+, PO43- và Fluor giúp tái khoáng hóa men răng.
- Nước bọt cũng là yếu tố quyết định đến vấn đề có bị sâu răng hay không. Đa phần nước bọt của mọi người có độ pH khoảng giữa pH5.5 ~ 7, người có độ pH nước bọt từ trên 7 sẽ rất khó bị sâu răng, còn người dưới 5,5 rất dễ bị sâu răng.
- Người có nước bọt đặc, quánh thường vệ sinh răng miệng kém hơn, răng đọng lại nhiều mảng bám và có tỷ lệ sâu răng từ mức độ trên trung bình đến cao.
Do trạng thái, kết cấu của răng
- Khả năng chống sâu của răng sẽ phụ thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, men sáng bóng cao, mức khoáng hóa răng cao sẽ giúp chống sâu răng tốt.
- Nếu các yếu tố này không hoàn chỉnh thì sẽ dễ bị sâu răng. Răng bị thiểu sản men, cấu tạo men răng bất hoàn, bị dư thừa flour làm cho men răng sần sùi hay răng bị mẻ do tai nạn, thói quen nghề nghiệp, răng mọc chen chúc, mọc chồng lên nhau sẽ làm thức ăn mắc kẹt, vi khuẩn phát sinh gây sâu răng, mặc dù bạn đánh răng thường xuyên
Làm thế nào để phòng ngừa sâu răng?
Vừa rồi HoiBenh đã nêu rõ nguyên nhân tại sao đánh răng vẫn bị sâu răng. Chúng ta nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, đồng thời thực hiện các biện pháp dưới đây để ngăn ngừa sâu răng và các bệnh răng miệng khác:
- Sửa thói quen ăn uống, uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ ngọt, tinh bột, nước ngọt. Nên ăn nhiều chất xơ (động tác nhai chất xơ sẽ giúp sạch răng tương đương với bàn chải đánh răng. Không nên ăn vặt nhiều lần trong ngày, ăn vặt vào ban đêm.
- Đánh răng thôi là chưa đủ vì chưa thể làm sạch kẽ răng, khu vực khuất của răng. Cần dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch mảng vụn, mảng bám thức ăn.
- Dùng kem đánh răng có chứa nhiều fluoride.
- Sử dụng dung dịch súc miệng để diệt khuẩn, phá hủy mảng bám, giảm viêm nướu.
- Khám răng thường xuyên, làm sạch mảng bám và vôi răng
- Có thể nhờ bác sĩ nha khoa xử lý bề mặt răng bằng các chất phủ bề mặt (sealant) để phòng ngừa sâu răng, nhất là vùng mặt nhai hoặc các răng hàm.
Xem thêm :
- Các cách điều trị đau răng sâu
- Người bị sâu răng nên kiêng ăn gì?
- Sâu răng và cách điều trị răng bị sâu ở trẻ nhỏ