Tại sao dân công sở thường gặp vấn đề về bệnh táo bón?
Bệnh táo bón là một chứng bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến, thường gặp ở người già, người ít vận động, béo phì hay có nghề nghiệp buộc phải ngồi nhiều. Theo các cuộc khảo sát gần đây, nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ bệnh cao là dân văn phòng, công sở. Tại sao dân công sở thường bị táo bón? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Tại sao dân công sở thường gặp vấn đề về bệnh táo bón?
Bệnh táo bón là một chứng bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến, thường gặp ở người già, người ít vận động, béo phì hay có nghề nghiệp buộc phải ngồi nhiều. Theo các cuộc khảo sát gần đây, nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ bệnh cao là dân văn phòng, công sở. Tại sao dân công sở thường bị táo bón? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây táo bón
Táo bón xảy ra khi phân di chuyển qua đường ruột chậm, gây ra đại tiện khó khăn, và số lần đại tiện giảm (thường ít hơn 3 lần trong một tuần). Táo bón đôi khi còn là triệu chứng của một bệnh lý thực thể nào đó. Táo bón là một chứng bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến, thường gặp ở người già, người ít vận động, béo phì hay có nghề nghiệp buộc phải ngồi nhiều (nhân viên văn phòng, tài xế...).
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra táo bón, chủ yếu là:
- Do chế độ ăn uống không khoa học: Chế độ ăn ít chất xơ, chất xơ không bị tiêu hóa sẽ giúp làm phân mềm và không cứng. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn thường gặp ở những người có thói quen dùng đồ ăn nhanh, ăn nhiều các loại thịt, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa; người cao tuổi ngại ăn đồ ăn có nhiều chất xơ do không nhai nuốt được dễ dàng.
- Do uống ít nước: Uống không đủ nước cũng góp phần gây nên táo bón; sử dụng đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu, bia sẽ làm nặng thêm tình trạng táo bón.
- Do thói quen không đại tiện đúng giờ giấc, quên đại tiện làm rối loạn phản xạ mót rặn.
- Do nghề nghiệp: những nghề phải ngồi nhiều ít hoạt động, nghề tiếp xúc với chì, ngộ độc chì mãn tính, ảnh hưởng đến sự hoạt động của ruột.
- Do suy nhược: những người già, suy nhược, mắc bệnh mạn tính phải nằm lâu. Những nguyên nhân kể trên làm nhu động ruột và trương lực các cơ thành bụng giảm gây nên táo bón.
- Do thuốc: một số thuốc làm giảm nhu động của ruột hoặc làm phân khô lại như: thuốc phiện, tanin, thuốc an thần, thuốc có chất sắt. Sử dụng các thuốc kích thích nhuận tràng kéo dài...
Táo bón kéo dài làm ảnh hưởng chất lượng sống, gây tình trạng lệ thuộc vào thuốc nhuận tràng, là yếu tố thuận lợi thúc đẩy bệnh trĩ.
Táo bón tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng tình trạng này kéo dài sẽ làm người bệnh đau bụng, khó tiêu, mệt mỏi, lờ đờ, uể oải, ăn ngủ không ngon, sức khỏe sa sút. Phân và khí đọng lại trong ruột, không bài tiết ra ngoài được làm đầy bụng, khó chịu, buồn nôn... Táo bón lâu ngày khiến người bệnh phải gắng sức rặn nhiều dễ gây chảy máu, nứt kẽ hậu môn, thậm chí là bệnh trĩ, sa trực tràng.
Tại sao dân công sở thường gặp vấn đề về bệnh táo bón?
Ngồi quá lâu cũng là một nguyên nhân gây táo bón. Thông thường những người làm việc văn phòng, phải ngồi nhiều giờ liền trong ngày, không có sự vận động sẽ làm giảm chức năng co bóp, tiêu hóa của đường ruột.
Khi công việc ngày càng bận rộn, những người làm công sở không có đủ thời gian để lựa chọn các thực đơn lành mạnh hàng ngày. Thay vào đó, thức ăn nhanh với lượng dầu béo cao, ít chất xơ là những lựa chọn ưu tiên của họ.
Bên cạnh đó, do guồng quay công việc, những người làm văn phòng thường dùng các thức uống như cafe, trà xanh, nước ngọt để tăng sự tỉnh táo, tập trung khi làm việc mà sao lãng bổ sung lượng nước thiết yếu hàng ngày. Các nguyên nhân trên kết hợp rất dễ khiến dân công sở bị táo bón.
Do tính chất công việc, những người làm văn phòng thường phải ngồi nhiều hoặc đứng lâu, lại ít vận động thể dục, cộng thêm stress do áp lực công việc. Đôi khi, do tâm lý hoặc thói quen nhịn đại tiện, đọc sách báo, dùng điện thoại trong khi đi vệ sinh, làm kéo dài thời gian đi ngoài. Những điều này làm nguy cơ táo bón ở đối tượng văn phòng cao hơn hẳn những nhóm khác.
Ăn gì để không bị táo bón?
Nhiều người muốn giải quyết nhanh bệnh táo bón thường sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc thường đi kèm với tác dụng phụ. Việc sử dụng thuốc quá nhiều trong thời gian dài cũng khiến người bệnh phụ thuộc vào thuốc mà không chắc đã khỏi bệnh.
Một trong những cách phổ biến để chống táo bón là thay đổi khẩu phần ăn. Người bệnh có thể ăn nhiều thức ăn tốt cho nhuận trường như: rau đay, mồng tơi, rau sam, càng cua, giá đỗ, khoai lang.
1. Các biện pháp không dùng thuốc
- Ăn nhiều chất xơ hơn (rau cải, hoa quả), uống nhiều nước (1,5-2 lít nước/ngày, uống các loại nước hoa quả như nước cam, nước chanh)
- Tập đi đại tiện đúng giờ cố định
- Tập thể dục, thể thao
Một số lưu ý khi dùng thuốc nhuận tràng
- Nên tránh dùng thuốc táo bón trừ trường hợp bị táo bón kéo dài hay làm nặng thêm một bệnh khác (tăng huyết áp, trĩ). Trước hết dùng thuốc loại ít tác dụng phụ, nếu không cải thiện mới dùng thuốc trị táo bón loại kích thích tăng nhu động ruột là loại cho tác dụng mạnh nhưng có nhiều tác dụng phụ.
- Tránh lạm dụng thuốc trị táo bón loại kích thích vì đưa đến 2 hậu quả: bị phụ thuộc thuốc và bị các tác dụng phụ của thuốc
- Nên dùng thuốc trị táo bón ngắn hạn, sau 7-10 ngày nếu không hiệu quả phải đi khám bệnh để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân
- Có thuốc cho tác dụng nhanh (khoảng 2 giờ), có thuốc cho tác dụng chậm (6-12 giờ). Nếu không lưu ý sẽ bị buồn đại tiện vào thời điểm không thuận lợi
- Không nên dùng thuốc khác chung với thuốc trị táo bón vì thuốc sau này làm chuyển vận ở ruột quá nhanh có thể làm thuốc kia không kịp hấp thu
- Nên sử dụng các chế phẩm từ các bài thuốc dân gian như diếp cá, đương quy, tinh chất nghệ, tinh chất hoa hòe (rutin), vừa điều trị táo bón nhanh chóng mà rất an toàn.
Phòng bệnh táo bón
- Chế độ ăn uống đủ nước, giàu chất xơ, chú ý những thực phẩm hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hoá như: sữa chua, hoa quả chín...
- Tập thể dục thường xuyên
- Tập thói quen đại tiện hàng ngày
- Nên ăn nhiều các thức ăn chứa nhiều chất xơ, như các loại rau và hoa quả tươi, các loại măng...
- Nên uống đủ nước 2 lít/ngày, giúp cho làm mềm phân
- Ăn một số loại thức ăn có tác dụng nhuận tràng như mật ong, vừng, hạch đào, bơ, sữa trâu bò...
- Khi nấu ăn, có thể cho tăng một chút dầu ăn, như dầu đậu, dầu hạt cải, dầu vừng, dầu lạc...
- Ăn một số thức ăn chứa vitamin nhóm B một cách thích hợp, như các loại đậu, lương thực thô, khoai lang, khoai tây... để thúc đẩy nhu động ruột.
- Hạn chế tối đa các thức ăn loại kích thích như rượu mạnh, trà đặc, cà phê, hẹ, tỏi, ớt, ít ăn các thức ăn tanh mặn vị đậm.
Xem thêm :
- Cách điều trị chứng táo bón tại nhà
- Đại tiện ngay sau bữa ăn và nguyên nhân gây ra táo bón
- Phương pháp đơn giản điều trị táo bón