Tại sao có người nhạy cảm với cái lạnh, người khác lại không?
Khả năng cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ của con người là cần thiết cho sự sống còn của chính con người. Việc thay đổi nhỏ trong nhiệt độ có thể có tác động bất lợi, làm chúng ta có nguy cơ bị đột qụy vì nóng vào mùa hè hoặc hạ nhiệt vào mùa đông.
Tại sao có người nhạy cảm với cái lạnh, người khác lại không?
Khả năng cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ của con người là cần thiết cho sự sống còn của chính con người.
Việc thay đổi nhỏ trong nhiệt độ có thể có tác động bất lợi, làm chúng ta có nguy cơ bị đột qụy vì nóng vào mùa hè hoặc hạ nhiệt vào mùa đông.
Để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, cơ thể chúng ta đã phát triển các cơ chế tinh vi để nhận biết và phản ứng với sự biến động nhiệt độ. Thần kinh trong da là hàng phòng ngự đầu tiên của chúng ta. Chúng nhận những thay đổi về nhiệt độ và chuyển thông tin này đến não.
Tuy nhiên, nhận thức của chúng ta về cảm lạnh là rất chủ quan. Tại sao một số người lại bắt đầu rùng mình khi chỉ nghĩ đến nhiệt độ đang giảm, trong khi số khác không cảm thấy lạnh? Điều gì xảy ra khi chúng ta cảm thấy lạnh?
Một khi não được thông báo về sự giảm nhiệt độ, nó sẽ gửi tín hiệu đến các mạch máu của chúng ta để hạn chế lưu lượng máu tới da.
Tiến sĩ John Castellani và Andrew Young (Phòng Y học Nhiệt và Núi của Viện nghiên cứu Quân đội Mỹ tại Massachusetts, Mỹ), giải thích rằng quá trình co mạch này ngăn ngừa sự mất nhiệt thêm và bảo vệ cốt lõi cơ thể. Những cơn co cơ không tự nguyện, nhịp nhàng này phát ra nhiệt để làm ấm cơ thể.
Những phản ứng sinh lý này được đưa vào hệ thống của chúng ta nhưng khác nhau ở mỗi người. Vì vậy, mà có người cảm thấy lạnh nhưng số khác lại không cảm thấy lạnh khi nhiệt độ giảm.
Có 3 yếu tố chính góp phần tạo nên độ nhạy cảm với cái lạnh của một người, theo Medical News Today.
Hình dáng cơ thể
Kích thước cơ thể thực sự quan trọng khi nói đến cái lạnh. Diện tích bề mặt cơ thể của một người càng lớn, họ sẽ mất nhiệt nhiều hơn. Điều này gắn chặt với kích cỡ của mô mỡ dưới da, hoặc mỡ bên dưới bề mặt da của chúng ta. Mỡ là chất cách điện tốt. Mỡ dưới da của một người càng cao thì cách nhiệt càng tốt.
Sự khác biệt giữa cách mà nam giới và phụ nữ phản ứng với cái lạnh là một phần do hình dáng cơ thể.
Hãy lấy một người đàn ông và một phụ nữ với cùng một khối lượng cơ thể và diện tích bề mặt tương đương. Nhưng nếu người phụ nữ đó có nhiều mỡ dưới da, cô ấy sẽ cách nhiệt tốt hơn nên chịu được cái lạnh tốt hơn.
Giới tính
Tuy nhiên, giới tính cũng là sự khác biệt khi nói đến cái lạnh. Trên thực tế, một nghiên cứu lớn liên quan đến cặp song sinh cho thấy ngón tay và ngón chân lạnh do gien quy định.
Sự dao động trong hoóc môn cũng góp phần làm chúng ta cảm thấy lạnh. Phản ứng của phụ nữ đối với cảm lạnh thay đổi khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt của họ. Ở nam giới, nồng độ testosterone cao hơn có thể làm giảm sự nhạy cảm đối với lạnh bằng cách làm giảm độ nhạy cảm của một trong những thụ thể cảm lạnh chính TRPM8 ở da.
Độ tuổi
Từ khoảng 60 tuổi, khả năng của cơ thể chúng ta để bảo tồn nhiệt và cảm giác được cái lạnh bắt đầu giảm. Người cao niên không bắt đầu rùng mình cho đến khi nhiệt độ thấp hơn nhiều so với những người trẻ hơn cảm nhận được.
Làm thế nào để làm quen với lạnh?
Khi cơ thể chúng ta tiếp xúc nhiều lần với nhiệt độ lạnh, họ sẽ tự điều chỉnh và quen với cái lạnh. Nhiều cư dân sống ở các vùng cực có ít phản ứng hơn với cái lạnh, tiến sĩ Castellani và Young giải thích. Những người này vẫn rùng mình và hạn chế dòng máu chảy vào da, nhưng ở mức độ thấp hơn.
Có hai cách khác mà cơ thể có thể điều chỉnh để nhiệt độ giảm mạnh: bằng cách tăng hoặc sinh nhiệt trao đổi chất hoặc bảo tồn nhiệt.
Theo Thanh Niên
Xem thêm:
- Làm gì để tránh khô ngứa da mùa lạnh
- Thực phẩm ưu tiên vào mùa lạnh nên dùng để chống cảm cúm