Tại sao chị em cần thăm khám định kì khi bước qua tuổi 20 - 30?

Khám sức khỏe định kì là việc làm quan trọng và được khuyến cáo ở mọi lứa tuổi. Đối với mỗi độ tuổi, mỗi giới, với đặc điểm sinh lý và dịch tễ học khác nhau, nguy cơ mắc các nhóm bệnh cũng khác nhau. Bài viết dưới đây đề cập tới đối tượng là chị em phụ nữ khi bước qua tuổi 20 - 30. Tại sao chị em cần thăm khám định kì khi bước qua tuổi 20 - 30?

Tại sao chị em cần thăm khám định kì khi bước qua tuổi 20 - 30? Tại sao chị em cần thăm khám định kì khi bước qua tuổi 20 - 30?

Khám sức khỏe định kì là việc làm quan trọng và được khuyến cáo ở mọi lứa tuổi. Đối với mỗi độ tuổi, mỗi giới, với đặc điểm sinh lý và dịch tễ học khác nhau, nguy cơ mắc các nhóm bệnh cũng khác nhau. Bài viết dưới đây đề cập tới đối tượng là chị em phụ nữ khi bước qua tuổi 20 - 30. Tại sao chị em cần thăm khám định kì khi bước qua tuổi 20 - 30? Nên làm những xét nghiệm gì?

Tại sao chị em cần thăm khám định kì khi bước qua tuổi 20?

Khi bước qua tuổi 20, có thể nói sinh lý - tâm lý của chị em ở giai đoạn ổn định, sức khỏe cũng là thời kì sung mãn nhất. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chị em không thăm khám định kì. Vì đây cũng là thời kì tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hay biểu hiện sớm của các bệnh mãn tính mà các triệu chứng bị che lấp bởi khả năng tự bù trừ của cơ thể.

Đặc biệt, độ tuổi 20 - 29 là tuổi sinh sản lý tưởng nhất của chị em. Do đó, việc thăm khám định kì khi bước qua tuổi 20 còn là cơ sở trong theo dõi và chăm sóc sức khỏe sinh sản, không chỉ quan trọng đối với sức khỏe toàn thân nói chung mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai, hạnh phúc của chị em.

Vậy thăm khám định kì khi bước qua tuổi 20, chị em nên làm những xét nghiệm gì?

Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn

Dấu hiệu sinh tồn - là tên gọi chung để chỉ nhóm các chỉ số cơ bản của sự sống:

  • Tần số mạch
  • Thân nhiệt
  • Huyết áp
  • Nhịp thở
  • Thể trạng: Chiều cao, cân nặng

Không khó để đo các chỉ số này, nhưng việc theo dõi thường xuyên lại có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng, nghi ngờ, phát hiện sớm bệnh lý hay giúp chị em điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện cho phù hợp.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu sẽ giúp cho chị em có những thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe như tình trạng thiếu máu, nồng độ cholesteron, đường huyết (nguy cơ mắc đái tháo đường type 1 - đái tháo đường ở người trẻ),...

vicare.vn-tai-sao-chi-em-can-tham-kham-dinh-ki-khi-buoc-qua-tuoi-20---30-nen-lam-nhung-xet-nghiem-gi-body-1

Khám sản - phụ khoa

Đây là một trong những thăm khám định kì được khuyến cáo nhiều nhất đối với chị em khi bước qua tuổi 20. Chị em nên được:

  • Kiểm tra và học cách tự kiểm tra tuyến vú. Ung thư vú là một trong các bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất ở chị em phụ nữ khi bước qua tuổi 20, và đang có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy khám và tự khám tuyến vú đã và đang được phổ biến rộng rãi tới chị em.
  • Thăm khám vùng chậu: thăm khám này diễn ra khá nhanh, chỉ khoảng 10 phút, nhưng lại cho kết quả có ý nghĩa quan trọng trong phát hiện và đánh giá bệnh lý sản - phụ khoa, đảm bảo sức khỏe sinh sản, giảm nguy cơ vô sinh hay các bệnh lý trong và sau khi sinh.
  • Xét nghiệm Pap: xét nghiệm tầm soát các tổn thương ung thư hay tiền ung thư cổ tử cung. Chị em nên thực hiện xét nghiệm này 3 năm 1 lần.
  • Tư vấn về tình dục và kiểm soát sinh sản.

Khám các bệnh lý lây qua đường tình dục

Theo các bác sĩ sản phụ khoa, nếu bệnh lây qua đường tình dục không được phát hiện và điều trị kịp thời, chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan sinh sản và sức khỏe toàn thân. Vì vậy, chị em cần thăm khám định kì khi bước qua tuổi 20, khi đã có hoạt động tình dục hoặc khi thay đổi bạn tình.

Một số bệnh lý lây qua đường tình dục thường gặp là:

  • Lậu
  • Giang mai
  • Nấm

Chị em cũng nên khám sàng lọc HIV khi quan hệ tình dục không an toàn.

Tìm hiểu về các bệnh di truyền trong gia đình

Khi đến tuổi kết hôn và sinh con, chị em cần đặc biệt quan tâm đến các bệnh lý di truyền. Các bệnh lý này có thể nghiêm trọng, biểu hiện ra bên ngoài hoặc tồn tại âm thầm dưới dạng gen lặn, nhưng có nguy cơ biểu hiện ở đời con cháu. Vấn đề này cần được bác sĩ khai thác và làm các xét nghiệm cần thiết, để đưa ra lời khuyên phù hợp với chị em, đặc biệt là trong quyết định mang thai, đình chỉ hay giữ thai.

Khám nhãn khoa

Các vấn đề về mắt hay thị lực, có thể xuất hiện từ rất sớm hoặc mới xuất hiện. Nhưng nếu không được thăm khám thường xuyên và điều trị phù hợp, có những tổn thương xuất hiện sớm sẽ rất dễ dẫn đến những tổn thương không hồi phục về sau.

Theo khuyến cáo, chị em cần thăm khám nhãn khoa định kì 2 lần/ năm khi bước qua tuổi 20.

Khám Nha khoa

Khi bước qua tuổi 20, khi hoạt động ăn uống, giao tiếp diễn ra với tần suất lớn, việc thăm khám Nha khoa là thực sự cần thiết. Các vấn đề bệnh lý răng miệng sau này của chị em đa phần đều là hậu quả của quá trình chăm sóc răng miệng, bệnh lý răng miệng chưa được điều trị trước đó.

Hơn nữa, bên cạnh sức khỏe, đây cũng là một nhu cầu thẩm mỹ vì liên quan trực tiếp đến giao tiếp xã hội của chị em. Vì vậy, các Nha sĩ khuyến cáo chị em nên thăm khám Nha khoa định kì 6 tháng/ lần.

Tại sao chị em cần thăm khám định kì khi bước qua tuổi 30?

Khi bước qua tuổi 30, cơ thể chị em bắt đầu có dấu hiệu lão hóa. Các rối loạn nội tiết bắt đầu xuất hiện và biểu hiện rõ rệt hơn khi tuổi càng tăng. Cùng với sự lão hóa của cơ thể là sự suy giảm về thể chất, ít vận động, là nguy cơ của hàng loạt các bệnh lý như tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ, mỡ máu, đái tháo đường,...

Bên cạnh đó, áp lực cuộc sống, gia đình, công việc cũng làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về tâm thần như đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ,...

Do đó, chị em cần thăm khám định kì khi bước qua tuổi 30.

Chị em thăm khám định kì khi bước qua tuổi 30, nên làm những xét nghiệm gì?

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, xét nghiệm máu

Cũng như khi bước qua tuổi 20, các xét nghiệm này khá đơn giản và mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc phát hiện, chẩn đoán bệnh cho chị em.

Tầm soát ung thư cổ tử cung

Bên cạnh các thăm khám sản - phụ khoa thông thường như ở độ tuổi 20 - 29, chị em khi bước qua tuổi 30 nên thực hiện xét nghiệm Pap và test HPV. Nếu Pap bình thường và HPV âm tính thì xét nghiệm này nên được lặp lại mỗi 5 năm.

vicare.vn-tai-sao-chi-em-can-tham-kham-dinh-ki-khi-buoc-qua-tuoi-20---30-nen-lam-nhung-xet-nghiem-gi-body-2

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Nên được thực hiện 5 năm/ lần. Đối với chị em ở độ tuổi 30 - 39 tuổi, suy giáp có thể làm tăng cân, cường giáp có thể dẫn tới các bệnh tự miễn. Vì vậy, khi có các dấu hiệu bất thường như thay đổi thói quen giấc ngủ, dễ thay đổi tâm trạng không liên quan đến quan hệ xã hội, thì chị em nên đi khám ngay.

Chuyên khoa tâm thần - bác sĩ tâm lý

Việc thăm khám về những bất thường tâm lý hay các triệu chứng kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của chị em là cần thiết, đặc biệt khi bước qua tuổi 30.

Thăm khám Nhãn khoa, Nha khoa

Tiếp tục nên duy trì tần suất 6 tháng/ lần như gaii đoạn trước.

Thăm khám định kì được khuyến cáo ngay cả khi chị em không cảm nhận được những bất thường của cơ thể. Ngược lại, nếu chị em cảm thấy bất kì một dấu hiệu bất thường nào, nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, không phải chờ đến đợt khám định kì tiếp theo.

Xem thêm:

  • 4 triệu chứng phụ khoa cần đi khám ngay và nhanh
  • Những chú ý khi chọn phòng khám phụ khoa
  • "Điểm danh" thông tin về gói khám tổng quát