Tại sao cần phân công trách nhiệm nuôi dạy trẻ từ người bố?

Các cụ xưa thường có câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, với ý nghĩa những công việc quán xuyến gia đình, giáo dục con cái là việc của người mẹ còn người cha có nhiệm vụ kiếm tiền. Tuy nhiên trên thực tế, vai trò của người cha và người mẹ đều ngang nhau, trẻ em không thể thiếu sự dạy dỗ và thương yêu của cả 2 người. Vậy vai trò của bố đến việc nuôi dạy trẻ là gì? Trách nhiệm nuôi dạy trẻ từ bố như thế nào?

Tại sao cần phân công trách nhiệm nuôi dạy trẻ từ người bố? Tại sao cần phân công trách nhiệm nuôi dạy trẻ từ người bố?

Vai trò của bố đến việc nuôi dạy trẻ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Ủy ban Nghiên cứu các khía cạnh tâm lý xã hội về Sức khỏe Trẻ em tại Pháp, nếu người mẹ mang cho trẻ sự thoải mái và ổn định thì người bố thường sẽ tạo cho trẻ nhiều thử thách hơn trong các trò chơi, dẫn dắt, định hướng để khiến trẻ hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. Điều này sẽ giúp tạo nên sự vui vẻ, hưng phấn, đồng thời tăng khả năng sáng tạo cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, người bố thường có xu hướng sử dụng biểu đạt đa dạng hơn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do đó giúp kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ em cũng dễ bị kích thích bởi giọng nói trầm ấm, mạnh mẽ từ người bố của mình hơn người mẹ.

Sự hiện diện của người bố cũng giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận với những người xung quanh hơn, từ đó làm tăng thêm khả năng tương tác xã hội. Hình ảnh người cha đại diện cho sức mạnh trong gia đình, qua đó đứa trẻ sẽ tự hình thành cấu trúc tâm lý, xây dựng nhân cách, tính cách và tự tin hơn về hình ảnh của bản thân, là tiền đề cho sự hình thành nhân cách khi trẻ lớn lên.

Với những đứa trẻ đặc biệt như rối loạn hành vi, hiếu động, giảm tập trung, bướng bỉnh,... thì vai trò của người bố đến việc nuôi dạy trẻ còn quan trọng hơn. Những đứa trẻ này do thiếu tự tin và không kiểm soát được hành vi của mình nên thường gặp khó khăn trong việc phát triển trí não, do đó rất cần sự quan tâm, chăm sóc và ảnh hưởng của người bố. Sự nghiêm khắc, cương quyết từ người bố có thể kiểm soát được tính khí thất thường, bốc đồng của trẻ. Đồng thời, sự có mặt của người bố có thể tạo cảm giác an toàn để trẻ có thể trông cậy vào và có thể là người bạn của trẻ mỗi khi trẻ cần sự giúp đỡ, khuyên nhủ hoặc những lúc trẻ muốn vui chơi.

vicare.vn-tai-sao-can-phan-cong-trach-nhiem-nuoi-day-tre-tu-nguoi-bo1

Trách nhiệm nuôi dạy trẻ từ bố

Nhiều người vẫn còn quan niệm rằng người mẹ có tính cách ôn hòa, nhẫn nại nên dễ dàng nuôi dạy trẻ tốt hơn, trong khi đó người cha lại có tính cách mạnh mẽ, dễ nóng nảy, thô bạo nên không phù hợp để nuôi dạy trẻ. Tuy nhiên, nếu chỉ có người mẹ nuôi dạy con cái mà không có sự trợ giúp của người cha thì trẻ sẽ không thể phát triển toàn diện được.

Từ đặc điểm tính cách của người bố mà mẹ, khí chất của người đàn ông và người phụ nữ sẽ bổ sung cho nhau trong quá trình nuôi dạy con cái. Đứa trẻ vừa có sự mạnh mẽ, quyết đoán của người cha lại vừa có sự dịu dàng, chu đáo của người mẹ. Do đó cả người cha và người mẹ đều có trách nhiệm nuôi dạy con cái như nhau.

Trên thực tế hiện nay, nhiều ông bố thường mải mê công việc mà không quan trọng đến việc chăm sóc con cái. Trong khi đó, người cha lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ. Trẻ em không chỉ cần tính “nhu” của người mẹ mà còn phải có cả tính “cương” từ người cha thì mới có thể phát triển tốt được. Chính vì vậy, người cha dù bận rộn thế nào cũng nên dành ra một chút thời gian mỗi ngày để chơi đùa cùng con cái.

Trẻ em cũng rất thích chơi với bố bởi bố và con có hoạt động và phương thức giao tiếp đặc biệt. Người bố sẽ sẵn sàng chơi cùng con trong các hoạt động vui chơi, trả lời những câu hỏi của con. Điều này sẽ góp phần giúp cho bé rèn luyện được tính hoạt bát, nhanh nhẹn, cởi mở, sự tự tin và phát triển trí tuệ. Thông qua việc chơi với con, bé sẽ cảm nhận được tình thương của người cha dành cho mình, từ đó tạo động lực để trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất.

vicare.vn-tai-sao-can-phan-cong-trach-nhiem-nuoi-day-tre-tu-nguoi-bo2

Người bố có thể dành thời gian cho cái của mình thông qua những việc như dùng bữa cùng con, đọc truyện cho con nghe, dẫn trẻ đến công viên hay các khu vui chơi, lắng nghe trẻ,.... Đây là những hoạt động rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là với những gia đình ly hôn và gia đình tái hôn có con sống cùng. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dù ở bất kể hoàn cảnh gia đình nào thì sự xuất hiện của một người đàn ông trưởng thành cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Do đó, người bố đã ly hôn, người ông hay người chú bác cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ và họ nên dành thời gian chơi với con trẻ.

Tuy nhiên, để nuôi dạy trẻ một cách hoàn thiện nhất, người bố cũng cần phải thay đổi hoặc hạn chế những hành động không tốt trước mặt trẻ như: uống rượu, bia, hút thuốc, hung hăng, nóng nảy,.... để trẻ không bị những hành động này ảnh hưởng đến tâm lý và tác động đến hành vi sau này.

Xem thêm :

  • Những sai lầm từ bố mẹ làm hỏng con cái
  • 9 lý do bố mẹ không nên đánh con
  • Bố mẹ mắc hội chứng “Tổ rỗng”khi con xa nhà