Tại sao bị ê buốt răng khi niềng?

Nhiều người thường gặp phải tình trạng ê buốt răng khi niềng gây ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như cuộc sống hàng ngày. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Cách khắc phục ra sao?

Tại sao bị ê buốt răng khi niềng? Tại sao bị ê buốt răng khi niềng?

Nhiều người thường gặp phải tình trạng ê buốt răng khi niềng gây ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như cuộc sống hàng ngày. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Cách khắc phục ra sao?

Niềng răng là gì?

Niềng răng là kỹ thuật sắp xếp lại vị trí của răng, điều chỉnh tổng thể răng dựa trên lực kéo tạo ra từ các khí cụ (mắc cài, khay niềng hoặc hàm tháo lắp), nhằm mục đích đưa khớp cắn về chuẩn tỷ lệ. Ê buốt trong khi niềng răng chủ yếu là do răng và xương chưa quen với sự di chuyển và thay đổi vị trí của răng cũng như trong cấu trúc xương hàm. Cứ mỗi đợt tăng lực, chỉnh sửa khi chỉnh nha thì cảm giác đau nhức và ê buốt sẽ rõ ràng hơn. Sau đó một vài tuần, khi hàm răng đã quen với sự di chuyển thì cảm giác ê nhức cũng giảm dần.

Tại sao bị ê buốt răng khi niềng?

Do bản chất nền răng yếu

Bản chất của niềng răng là dùng khí cụ tác động trực tiếp đến răng, do đó nếu răng không khỏe mạnh thì cảm giác ê buốt là không tránh khỏi. Có nhiều trường hợp nền răng và xương hàm cơ bản không thực sự khỏe mạnh, chắc khỏe hoặc do một số vấn đề bệnh lý như răng bị mòn men, sâu răng, viêm nướu..sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy ê nhức nhiều hơn, cho dù lực tác động không quá mạnh.

Niềng răng có an toàn hay không

Kỹ thuật chỉnh nha không tốt

Với chỉnh nha mắc cài, một vài tuần, nha sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lại mắc cài và dây cung sao cho răng di chuyển về vị trí mong muốn. Tuy nhiên, do tăng chỉnh lực không đảm bảo, có thể chặt quá mức, dẫn đến kích ứng đến men răng và gây ê buốt. Muốn hạn chế được tình trạng ê nhức này thì kỹ thuật của bác sĩ khi thực hiện là rất quan trọng.

Chế độ ăn uống không tốt

Khi hệ thống mắc cài hay khay niềng đã có những tác động nhất định đến răng thì việc ăn nhai những thức ăn cứng sẽ khiến cho khả năng răng bị ê buốt cao hơn. Các thức ăn này còn có thể khiến cho độ bền của khí cụ giảm đi, thậm chí nứt vỡ, kích ứng lên răng. Do đó, bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân nên ăn nhai thức ăn mềm, lỏng ít nhất trong vòng một vài tháng đầu khi chỉnh nha.

Cách khắc phục tình trạng ê buốt răng khi niềng

Tìm hiểu nguyên nhân

Đầu tiên, bạn cần phải tìm kiếm nguyên nhân gây tình trạng ê nhức của mình thì mới có biện pháp khắc phục dứt điểm được. Đó có thể là do kỹ thuật niềng răng chưa tốt, do răng và xương hàm chưa quen với khí cụ niềng răng hoặc do chế độ ăn uống...Cách tốt nhất là đến các cơ sở nha khoa để bác sĩ tư vấn cụ thể nhất để tìm ra nguyên nhân và họ sẽ tư vấn các giải pháp chữa ê nhức răng cho bạn.

ê buốt răng

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Nếu trước đây bạn có thói quen thích ăn các món đồ dai dai, giòn giòn, cứng cứng thì giờ đây, hãy từ bỏ thói quen này. Bởi những khí cụ niềng răng trong khoang miệng bạn bây giờ sẽ bị tác động bởi những món ăn khoái khẩu đó. Và đó cũng chính là nguyên nhân khiến răng bạn ê nhức, thậm chí, nhiều trường hợp cắn những vật quá cứng còn có thể làm hỏng những bộ niềng răng của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng nên gạt bỏ ra khỏi thực đơn của mình những món ăn nóng quá, lạnh quá, nhiều axit hoặc nhiều đường. Thay vào đó là các món ăn được nấu mềm, những loại hoa quả có lợi cho răng sẽ giúp hiệu quả chỉnh nha của bạn tốt hơn rất nhiều.

Hạn chế vận động mạnh

Các hoạt động thể chất cũng như vận động mạnh có thể khiến khí cụ niềng răng của bạn bị ảnh hưởng và gây ê nhức. Vì chỉ một va đập vào vùng miệng cũng có thể khiến bộ niềng răng bị hỏng và khoang miệng tổn thương nên hãy hạn chế chúng đến mức tối đa. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của nha sĩ và nhờ đến dụng cụ bảo vệ răng nếu muốn chơi thể thao.

Không tự ý dùng thuốc

Dù bị ê nhức răng vì nguyên nhân gì, bạn tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc giảm đau vì sẽ không tốt cho sức khỏe. Hãy đến các cơ sở nha khoa tốt nhất để được các bác sĩ khám xét, tư vấn và chữa trị cụ thể.

Xem thêm :

  • Những việc cần làm khi đeo niềng răng
  • 8 điểm cần lưu ý trước khi đặt niềng răng mới
  • Câu chuyện niềng răng: Hãy tỉnh táo trước những lời quảng cáo trá hình