Tại sao bị bệnh gan không nên ăn trứng vịt lộn?

Theo khoa học, có một số người không nên ăn trứng vịt lộn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe – điển hình là người bị bệnh gan. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu vấn đề “Tại sao bị bệnh gan không nên ăn trứng vịt lộn?” qua bài viết này.

Tại sao bị bệnh gan không nên ăn trứng vịt lộn? Tại sao bị bệnh gan không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn là món ăn vô cùng quen thuộc và nhiều chất dinh dưỡng đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, dù ngon dù bổ nhưng không phải ai cũng có thể thoải mái thưởng thức món ăn này. Theo khoa học, có một số người không nên ăn trứng vịt lộn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe – điển hình là người bị bệnh gan. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu vấn đề “Tại sao bị bệnh gan không nên ăn trứng vịt lộn?” qua bài viết dưới đây.

Trứng vịt lộn và lý do người bệnh gan không nên sử dụng

Trứng vịt lộn là món ăn được chế biến từ quả trứng vịt khi phôi thai vịt con đã phát triển thành hình ở trong trứng. Trong một quả trứng vịt lộn cung cấp xấp xỉ 13 gram protein, 600 mg cholesterol, 12 gram lipid, 82 mg canxi, hơn 200 gram photpho cùng nhiều beta carotene, vitamin nhóm A, B, C, sắt, đồng...

Do trứng vịt lộn có quá giàu chất dinh dưỡng nên được khuyến cáo trong một tuần chỉ nên ăn tối đa 2 quả. Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì hàm lượng dinh dưỡng trong trong trứng vịt lộn sẽ khiến bạn cảm thấy khó tiêu.

Tuy nhiên, tuy bổ, tuy chất nhưng vẫn có những đối tượng không nên ăn trứng vịt lộn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Trên thực tế, món ăn này được khuyên rằng không nên sử dụng cho các bệnh nhân bị tiểu đường, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, người mắc bệnh về tim mạch, gan, thận... vì trứng vịt lộn có chứa rất nhiều nội tiết tố chuyển hóa gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh.

Điển hình nhất đối với người bị bệnh gan, khi mắc bệnh về gan tức là chức năng của gan đã bị ảnh hưởng, đơn giản là khả năng sàng lọc chất độc hại của gan bị giảm sút. Ấy thế mà lượng đạm từ trứng vịt lộn lại quá nhiều, quá cao nên sẽ khiến gan phải hoạt động mệt nhọc hơn, và một khi gan hoạt động đã quá sức thì sẽ dẫn đến suy gan rất nhanh.

vicare.vn-tai-sao-bi-benh-gan-khong-nen-an-trung-vit-lon-body-1

Tác hại khi ăn nhiều trứng vịt lộn

Dù biết ăn nhiều trứng vịt lộn là không tốt nhưng nhiều người không biết là không tốt thế nào. Bạn có thể “ngó” qua một số tác hại sau đây để biết tại sao bị bệnh gan không nên ăn trứng vịt lộn.

- Gây thừa vitamin A: Ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A và chúng sẽ tích lũy dưới da, gan... Điều này sẽ khiến xuất hiện triệu chứng vàng da, bong tróc da và ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương.

- Nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm: Do giàu đạm, chứa nhiều cholesterol nhưng lại là những cholesterol xấu nên nếu ăn quá nhiều trứng vịt lộn tức là bạn cũng tự rước vào cơ thể một số bệnh như bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, bệnh gút... Nguy hiểm nhất là trường hợp bị tắc nghẽn động mạch làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

- Ảnh hưởng đến sinh lý: Cái này không đúng lắm nhưng bạn có thể hiểu như sau. Khi ăn trứng vịt lộn thì chắc chắn bạn không thể không ăn rau răm – một loại rau làm nên độ ngon của món ăn này. Tuy nhiên, rau răm là loại rau gây suy yếu khả năng sinh lý của phái nam tương đối mạnh, và rau răm còn chứa 1 số loại tinh dầu có khả năng ức chế dục tính.

- Không tốt cho người có cơ địa tỳ vị hư, yếu: cái này là theo Đông y nghiên cứu, người ăn vào sẽ dễ bị đầy bụng, khó tiêu, làm ảnh hưởng không tốt đến gan và thậm chí dẫn đến nguy cơ xơ gan.

Những người không nên ăn trứng vịt lộn

1. Bệnh nhân gout

Đơn giản do trứng vịt lộn chứa rất nhiều protein nên nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng lượng protein trong máu, điều này không hề tốt cho những người đang bị bệnh gout.

2. Người bệnh thận

Người bị bệnh thận thì đã gặp khó khăn trong việc đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể rồi, lượng urê trong món ăn này cũng khá cao nên hiển nhiên điều này sẽ khiến thận bị tổn thương và thậm chí là nhiễm độc đường tiết niệu.

vicare.vn-tai-sao-bi-benh-gan-khong-nen-an-trung-vit-lon-body-2

3. Người cao huyết áp

Tuyệt đối tránh xa trứng vịt lộn nếu bạn bị bệnh cao huyết áp, đơn giản cũng là do món ăn chứa quá nhiều chất đạm và cholesterol - tác nhân chính gây nên tình trạng cao huyết áp. Vì vậy mà người bị sốt cũng không nên ăn.

4. Người mẫn cảm với protein

Lý do thì chắc không cần phải nhắc lại cho bạn nữa rồi, tuy nhiên để hiểu rõ hơn thì thành phần protein trong trứng vịt lộn khá nhạy cảm với bề mặt lớp niêm trong dạ dày, vì vậy sẽ gây đau bụng, tiêu chảy... nếu bạn bị mẫn cảm với protein.

6. Người vừa sinh con

Đơn giản là do trứng vịt lộn gây đầy bụng và khó tiêu.

Qua bài viết này thì chắc bạn đã thỏa mãn với các lý do “Tại sao bị bệnh gan không nên ăn trứng vịt lộn?” được đưa ra rồi chứ. Chúc bạn luôn có những bữa ăn ngon lành và tốt cho sức khỏe.

Kiểm tra chức năng gan với dịch vụ Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home

Trong môi trường sống hiện đại ngày nay, với việc phải đối mặt với tình trạng ô nhiiễm môi trường, cùng các thói quen như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng thực phẩm không an toàn khiến nhiều người lo lắng về chức năng gan của mình. Chính vì vậy, HoiBenh Home đã cung cấp một gói xét nghiệm chức năng gan, men gan giúp bạn có thể đánh giá tình trạng của gan thời điểm hiện tại.

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home hiện đang là luồng gió mới trên thị trường y tế, là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà NộiBệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, là những nơi có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế cùng hệ thống các phòng lab hiện đại hàng đầu càng nước.

Gói xét nghiệm chức năng gan và men gan này giúp cho bạn có thể đánh giá được tình trạng làm việc của gan, men gan hiện tại để kịp nắm bắt tình trạng sức khỏe và lựa chọn phương pháp điều trị .

Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home

  • Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà NộiBệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

vicare.vn-tai-sao-bi-benh-gan-khong-nen-an-trung-vit-lon-body-3

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, men gan của HoiBenh Home được cập nhật phía cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0899190199 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc: Thứ 7 - Chủ Nhật: 06:00 - 20:30