Tại sao bệnh lồng ruột thường gặp ở trẻ em trai?

Lồng ruột là một cấp cứu bụng ngoại khoa thường gặp, trong đó tỷ lệ gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi chiếm 80% (cao nhất trong độ tuổi bú mẹ khoảng từ 4-8 tháng) và bệnh lồng ruột ở bé trai thường gặp cao hơn gấp 2-3 lần so với bé gái. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay ở bài viết này về bệnh lồng ruột và các yếu tố liên quan để giải thích tại sao lại như vậy.

Tại sao bệnh lồng ruột thường gặp ở trẻ em trai? Tại sao bệnh lồng ruột thường gặp ở trẻ em trai?

Lồng ruột là 1 trạng thái bệnh lý , khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận kèm theo là cả các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó, hậu quả có thể dẫn đến là tắc nghẽn, tổn thương mạch máu, hoại tử ruột và gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Biểu hiện bệnh lồng ruột ở trẻ em

  • Giai đoạn sớm: Đau bụng (là biểu hiện điển hình, làm trẻ khóc thét từng cơn.Cơn đau bụng đột ngột, dữ dội, trẻ ưỡn người, xoắn vặn, hai chân đạp lung tung, ban đêm làm trẻ thức giấc, ban ngày làm trẻ bỏ chơi, bỏ bú). Nôn, lúc đầu trẻ nôn ra thức ăn, sau đó nôn ra dịch xanh hoặc vàng. Đại tiện ra nhầy máu có thể xuất hiện ngay từ cơn đau đầu tiên khi lồng chặt khít, khó tháo hoặc xuất hiện muộn sau 24 giờ.
  • Giai đoạn muộn: trẻ thường mệt lả, ít hoạt động, da xanh tái,có biểu hiện của mất nước và điện giải,sốt cao, nhiễm khuẩn - nhiễm độc( môi khô, mắt trũng).

Vì các triệu chứng không mấy điển hình, thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác nên các bậc phụ huynh thường chủ quan, không để ý do đó có rất nhiều trường hợp trẻ bị bệnh lồng ruột đưa đến các cơ sở y tế rất muộn.

vicare.vn-tai-sao-benh-long-ruot-thuong-gap-o-tre-em-trai-body-1

Vậy tại sao bệnh lồng ruột ở bé trai thường rất bị dễ gặp?

Hiện nay, lồng ruột ở trẻ em vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác. Có một số người cho rằng nguyên nhân là do trong quá trình trẻ chạy nhảy đùa nghịch hay là lúc trẻ được người lớn bế tung hứng lên cao nên xảy ra bệnh lồng ruột.Mà bé trai lại thường rất hiếu động. Tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được đây là nguyên nhân chính.

Có một số cách giải thích khác được đưa ra như sau:

  • Do sự mất cân đối giữa kích thước của hồi tràng và manh tràng: trẻ em 4 tháng tuổi kích thước hồi tràng và manh tràng gần bằng nhau, từ 4 - 12 tháng tuổi manh tràng phát triển to nhanh hơn.
  • Manh tràng và đại tràng lên di động không dính hoặc dính lỏng lẻo vào thành bụng sau. Một số trường hợp lồng ruột cấp tính có khởi điểm là túi thừa Meckel, polyp, khối u hay do búi giun...
  • Lồng ruột sau mổ: là một biến chứng sau phẫu thuật bụng ở trẻ em nhất là sau những ca phẫu thuật của cơ hoành hoặc những phẫu thuật thoát vị cơ hoành.
  • Viêm hạch mạc treo do nhiễm virus : điều này giải thích được bệnh thường xảy ra cao điểm tùy theo từng mùa dịch của virus (thường là do Rotavirus).
  • Yếu tố sinh lý: Do áp suất trong bụng và nhu động ruột ở bé trai hơn bé gái nên bệnh lồng ruột thường gặp ở bé trai nhiều hơn.

Lồng ruột rất nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời thì sẽ gây ra những biến chứng và dễ dẫn đến tử vong. Khi có các dấu hiệu tương tự như trên thì người nhà không nên xem thường.

vicare.vn-tai-sao-benh-long-ruot-thuong-gap-o-tre-em-trai-body-2

Nếu được phát hiện và xử trí kịp thời trong vòng 24h đầu thì tiên lượng rất tốt, trẻ bị bệnh lồng ruột có khả năng hồi phục hoàn toàn và không để lại di chứng nào. Người ta thấy rằng trước 48 giờ, chỉ có khoảng 2,5% khối lồng bị hoại tử nhưng sau 72 giờ, tỷ lệ này đã lên tới 80%. Khi ruột bị hoại tử sẽ dẫn tới hiện tượng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốc nhiễm khuẩn, thủng ruột gây viêm phúc mạc dẫn đến tử vong. Do đó khuyên mọi người nếu nhà có con nhỏ khi có các biểu hiện như trên thì nên theo dõi kĩ và sát sao để phát hiện kịp thời và đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất có thể.

Về điều trị, hiện nay có 2 phương pháp điều trị chính, một là tháo lồng bằng thủ thuật và hai là tháo lồng bằng phẫu thuật. Tùy theo các biểu hiện bệnh của trẻ, thời gian trẻ bị bệnh đưa đến cơ sở y tế dài hay ngắn và các yếu tố cận lâm sàng khác mà bác sĩ điều trị đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Vì đến nay nguyên nhân bệnh lồng ruột ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ nên vẫn chưa có một biện pháp dự phòng đặc hiệu nào. Vậy nên khi trẻ có các biểu hiện giống đã nêu trên thì bố mẹ hoặc người nhà cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các y bác sĩ kịp thời thăm khám và làm thêm các chỉ định cận lâm sàng cần thiết để xác định chẩn đoán.Đặc biệt cần chú ý đến các biểu hiện bệnh lồng ruột ở bé trai vì tỷ lệ dễ mắc bệnh cao tránh việc chủ quan gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Xem thêm:

  • Lồng ruột ở trẻ – khó phát hiện sớm, nguy hiểm khôn lường
  • Nhận biết chứng lồng ruột ở trẻ nhỏ
  • Viêm ruột ở trẻ sơ sinh chăm sóc như thế nào?