Tại sao ăn đường phố vỉa hè dễ bị tiêu chảy

Thời tiết nước ta đang giao mùa và đây là thời gian cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, các loại thực phẩm dễ ôi thiu, người bán thức ăn đường phố lại không bảo quản thực phẩm đúng nhiệt độ cho phép tạo điều kiện cho vi khuẩn E.coli xâm nhập vào thức ăn. Người ăn phải thực phẩm này sẽ bị ngộ độc, tiêu chảy. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy khi ăn đường phố.

Tại sao ăn đường phố vỉa hè dễ bị tiêu chảy Tại sao ăn đường phố vỉa hè dễ bị tiêu chảy

Nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến tiêu chảy của thức ăn đường phố

Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất lương thực, thực phẩm

- Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn.

- Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly. Các loại rau trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng làm giảm thời gian thu hoạch.

Do quá trình chế biến không đúng

- Thực hiện giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả không theo đúng quy định.

- Sử dụng các chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm.

- Để chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín gần nhau.

- Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống.

- Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. Trước khi bắt tay vào chế biến thực phẩm không rửa tay sạch sẽ, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ em.

- Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da.

vicare.vn-tai-sao-an-duong-pho-via-he-de-bi-tieu-chay-body-1

An toàn vệ sinh thức ăn đường phố

- Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.

- Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn.

Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng

- Sử dụng các dụng cụ như sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh ... bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm.

- Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kín, để bụi bẩn, các hộp thực phẩm không để nơi kín đáo an toàn vệ sinh bị các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.

- Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển. Đa phần thức ăn đường phố là ăn nhanh, gọn, nhẹ, hợp túi tiền của mọi người như: bún, ốc, bánh mỳ, xôi,...nhưng vì lợi nhuận nhiều người chủ bán hàng đã sử dụng thực phẩm kém chất lượng và không rõ nguồn gốc với giá rẻ để chế biến thành những món ăn phục vụ người bình dân.

Đặc biệt có rất nhiều cơ sở chế biến nguyên liệu thực phẩm với cách chế biến thủ công và sử dụng nhiều hóa chất độc hại để tạo ra những loại thực phẩm bắt mắt, vừa nhiều vừa rẻ tiền để đáp ứng được nhu cầu của người mua. Người mua thì chỉ biết đến số lượng nhưng không hề quan tâm đến chất lượng của chúng tạo ra.

Công nghệ chế biến bẩn

Các loại thịt, cá, gà, đậu hũ, măng, dưa,... được cơ sở chế biến ngay dưới nền xi măng. Còn các loại rau chỉ cần nhúng vào một chậu nước rồi vớt ra, đem chế biến.

Đến tại các quán chè, bún chả, bún ốc, cơm chiên,... các chồng bát, đĩa, cốc, chén bị dơ bẩn, ruồi nhặng bu kín; nước để rửa chén thì chỉ có hai xô, vừa rửa vừa tráng đục ngầu. Đặc biệt, nơi rửa chén mất vệ sinh rửa nhiều chén chỉ qua 2 xô nước.

Rất nhiều địa điểm chế biến bánh mướt kinh hoàng, chế biến vịt ngay nền nhà bẩn đặc biệt là những hàng ăn ở chợ, tại đây hầu hết các cống rãnh bị ứ đọng, khu vệ sinh bốc mùi khó ngửi trong khi gần đó đủ thức ăn chín như: thịt quay, giò chả, nem rán không có tủ kín che bụi.

Chính vì những nguyên nhân này mà dẫn đến người dùng bị tiêu chảy. Việc bị tiêu chảy mà vẫn ăn uống vỉa hè sẽ dẫn đến bệnh nặng, nguy hiểm đến sức khỏe của khách hàng. Ngoài ra, việc ăn đồ ăn đường phố còn có nguy cơ tiềm ẩn một số căn bệnh khác như ung thư gan, viêm gan siêu vi A, giun sán,...

vicare.vn-tai-sao-an-duong-pho-via-he-de-bi-tieu-chay-body-2

Tại sao biết là ăn đường phố vỉa hè dễ bị tiêu chảy mà vẫn ăn?

Thông thường những dịp cuối năm thì người người, nhà nhà tổ chức liên hoan, hội họp, do đó từ nhà hàng đến các quán ăn đường phố đều luôn tấp nập khách ra vào. Vì cùng một thời điểm khách đông cho nên hàng quán không chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại một số tuyến phố tập trung dày đặc các quán ăn uống như Nguyễn Chí Thanh, Chùa Láng, Nghĩa Tân, Hai Bà Trưng... tại đây vào thời điểm nào trong ngày thì các quán ăn đều luôn đông khách. Đối với các quán nhỏ thì chỉ cần có ghế nhựa, gánh đồ ăn. Do không gian hạn hẹp, nên việc chế biến và vệ sinh bát đũa không sạch sẽ. Không có không gian để rửa bát ngày vì thế các loại bát bẩn được đổ dồn thành một đống ở góc nhà, nhân viên chỉ cần 2-3 thùng nước sạch là có thể rửa xong bát đĩa rồi mang lên phục vụ khách. Đặc biệt, đối với cốc uống nước thì chỉ cần tráng qua loa trong một chậu nước là đã có thể sử dụng cho các khách hàng tiếp theo.

Mặc dù mỗi người đều biết là ăn quán vỉa hè là không đảm bảo an toàn thực phẩm nhưng vẫn vào đấy ăn bởi vì :

- Theo thị giác, đồ ăn thức uống được bắt mắt

- Theo tâm lý, nơi đông người ăn sẽ là nơi có đồ ăn ngon.

- Theo sự hiếu kì, với những màn quảng cáo, những bức ảnh thu hút người dùng tạo sự kích thích hấp dẫn.

- Đồ ăn ngon, giá rẻ, tiện lợi với nhu cầu thực tế

Như vậy, nếu bạn quan tâm đến sức khỏe của bản thân mình thì hãy từ bỏ thói quen ăn uống vỉa hè để không bị tiêu chảy, ung thư gan, giun sán,.. hãy vì một cuộc sống không bệnh tật. HoiBenh khuyên các bạn nên chế biến thức ăn tại nhà vừa đảm bảo an toàn thực phẩm, vừa tạo không gian ấm cúng, hạnh phúc gia đình.

Xem thêm:

  • Ẩm thực đường phố 'ổ vi khuẩn' đe dọa khủng khiếp sức khỏe con người
  • 4 căn bệnh nguy hiểm khởi phát từ thức ăn đường phố