Tại sao ăn đường đường, muối, rượu, chất béo thì gan phải hoạt động nhiều không tốt cho sức khỏe?

Mỗi ngày chúng ta ăn vào cơ thể một lượng lớn thực phẩm, sau khi thức ăn được tiêu hóa tại dạ dày, chúng bắt đầu được chuyển đi và gan phải đảm nhiệm chức năng xử lý các chất hóa học, tạo ra các thành phần dinh dưỡng mà cơ thể cần, cung cấp đến những nơi cần thiết. Gan hoạt động nhiều thì phải làm sao? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây để có sức khỏe tốt hơn.

Tại sao ăn đường đường, muối, rượu, chất béo thì gan phải hoạt động nhiều không tốt cho sức khỏe? Tại sao ăn đường đường, muối, rượu, chất béo thì gan phải hoạt động nhiều không tốt cho sức khỏe?

Mỗi ngày chúng ta ăn vào cơ thể một lượng lớn thực phẩm, sau khi thức ăn được tiêu hóa tại dạ dày, chúng bắt đầu được chuyển đi và gan phải đảm nhiệm chức năng xử lý các chất hóa học, tạo ra các thành phần dinh dưỡng mà cơ thể cần, cung cấp đến những nơi cần thiết. Gan hoạt động nhiều thì phải làm sao? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây để có sức khỏe tốt hơn.

Gan hoạt động như thế nào?

Gan là cơ quan nội tạng quan trọng hàng đầu trong cơ thể chịu trọng trách giải độc, tiêu hóa trao đổi chất, đồng thời sức khỏe của chức năng gan sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của toàn bộ cơ thể. Mỗi ngày, lá gan của chúng ta phải đảm nhận 4 vai trò sau:

1. Thải độc

Trong quá trình hoạt động trao đổi chất của cơ thể, sẽ sản sinh ra rất nhiều các chất cặn bã, độc hại. Khi chúng được trộn lẫn vào nhau, cùng với nước, sẽ tạo thành rất nhiều độc tố, đây là thứ cần gan phải phân loại và xử lý, chức năng giải độc sẽ rất nặng nhọc.

Gan cũng là cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể, miễn là gan của bạn đang hoạt động trong trạng thái bình thường, thì bạn sẽ không cần phải lo lắng về độc tố còn lại trong cơ thể hoặc bị ngộ độc.

2. Trao đổi chất

Mỗi ngày chúng ta ăn vào cơ thể một lượng lớn thực phẩm, trong thức ăn bao gồm nhiều đạm, chất béo, carbohydrate, vitamin... và rất nhiều các thành phần khác.

Sau khi thức ăn được tiêu hóa tại dạ dày, chúng bắt đầu được chuyển đi và gan phải đảm nhiệm chức năng xử lý các chất hóa học, tạo ra các thành phần dinh dưỡng mà cơ thể cần, cung cấp đến những nơi cần thiết, giúp cơ thể duy trì hoạt động và sự sống được kéo dài.

3. Duy trì miễn dịch

Gan hoạt động chăm chỉ hàng ngày, có thể bảo vệ sức khỏe bằng thực bào, cô lập và loại trừ mầm bệnh xâm lấn và nội sinh, từ đó tăng cường sức khỏe.

4. Sản xuất mật

Gan có chức năng tổng hợp các yếu tố huyết dịch, điều tiết, chuyển hóa nước và muối cùng với các tác dụng sinh lý khác.

Gan dùng các tế bào hepatocyte để chuyển các chất độc hại thành dịch mật. Khi được tạo ra, dịch mật được đưa tới từng bình chứa nhỏ ở dưới gan, gọi là túi mật trước khi được nhỏ vào ruột, giúp phân giải chất béo, tiêu diệt vi khuẩn và trung hòa acid thừa. Mật còn giúp đưa các chất độc và phế phẩm khác từ gan ra ngoài cơ thể.

Tại sao ăn đường đường, muối, rượu, chất béo thì gan phải hoạt động nhiều?

Những thực phẩm dường như rất quen thuộc này lại là tác nhân gây hại cho gan, khiến gan phải hoạt động nhiều hơn.

1. Đường

Ăn quá nhiều đường không chỉ có hại cho răng mà còn gây hại cho gan của bạn. Tại lá gan, fructose được chuyển hóa và một phần tạo thành các giọt chất béo.Vì vậy, việc sử dụng quá nhiều đường tinh luyện và đồ ăn, đồ uống cí hàm lượng fructose cao sẽ gây tích tụ chất béo, dẫn đến các bệnh lý về gan. Một số nghiên cứu cho thấy đường có thể gây hại cho gan tương đương với rượu, ngay cả khi bạn không bị thừa cân. Do đó cần hạn chế các thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, kẹo ngọt.

vicare.vn-tai-sao-duong-duong-muoi-ruou-chat-beo-thi-gan-phai-hoat-dong-nhieu-khong-tot-cho-suc-khoe-body-1

2. Muối

Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Ăn uống quá nhiều muối góp phần làm tổn thương gan ở người lớn và phát triển phôi. Lượng muối ăn vào tăng lên có liên quan đến huyết áp cao, là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim và đột quỵ.

Ngoài ra, quá nhiều muối có thể dẫn đến sự thay đổi trong các tế bào gan liên quan đến xơ hóa. Vì vậy, cần giảm lượng muối trong bữa ăn của bạn.

3. Chất béo, đồ chiên, rán

Ăn đồ nướng rán là thói quen phổ biến của nhiều người. Ăn đồ nướng rán tẩm cả chất đường cho có chất ngọt và nướng kỹ để giòn tan gây ra hoạt chất gây ung thư (nướng rán ở nhiệt độ cao). Nó không tốt cho gan bởi chất độc phải qua gan xử lý, gan hoạt động nhiều hơn, gây nóng trong người như nổi mụn, táo bón,...

Thường là nướng đồ mỡ, giàu chất đạm, khi chuyển hóa đều cần nước, bởi cơ thể 55-70% là nước. Nếu không uống đủ nước sẽ gây mệt mỏi cho cơ quan chuyển hóa, làm cho quá trình chuyển hóa không bình thường, khiến cho gốc tự do tấn công tế bào, có thể gây nổi mụn, ngứa, hen, ảnh hưởng tới hệ tim mạch, hệ hô hấp xảy ra trong quá trình chuyển hóa không bình thường, gốc tự do.

Gan hoạt động nhiều thì phải làm sao?

Chăm sóc gan khỏe mạnh là cách nhanh và hiệu quả để cải thiện sức khỏe của bạn. Hãy làm đủ 4 lời khuyên sau đây mỗi ngày một cách kiên trì, kết quả sẽ không phụ công sức của bạn.

1. Vận động, tập thể dục đều đặn

Tập thể dục thường xuyên giúp khí huyết lưu thông, kiểm soát tâm trạng, giảm căng thẳng và đốt cháy calo... Những hiệu quả này kết hợp với nhau không những làm cho người tập luôn cảm thấy phấn khích, tràn đầy năng lượng, tăng cường hệ thống miễn dịch - yếu tố quan trọng trong cuộc chiến chống bệnh gan.

Qua việc nâng cao hiệu quả lưu thông máu, tập thể dục tăng cường mức năng lượng, giảm thiểu những mệt mỏi - triệu chứng phổ biến và khó chịu nhất của bệnh gan. Không những thế, tập thể dục làm giảm tổng mỡ cơ thể. Khi tổng lượng mỡ trong cơ thể giảm, hàm lượng chất béo trong gan đồng thời giảm đi, thường dẫn đến giảm đáng kể triệu chứng men gan tăng cao.

Hơn nữa, tác dụng đốt cháy calo trong quá trình tập sẽ giúp người tập giảm cân, từ đó kiểm soát tốt hơn một số hội chứng rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, trầm cảm - các tác nhân này làm cho bệnh gan trầm trọng thêm.

Hãy kiên trì luyện tập thể thao mỗi ngày 30 phút, duy trì 5 buổi/tuần sẽ có tác dụng rất tốt trong việc khống chế các bệnh về gan, đặc biệt là bệnh gan nhiễm mỡ.

Người mắc bệnh gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ nên chọn cả thể dục nhịp điệu (vận động nhẹ nhàng) và thể dục thể lực (vận động mạnh). Bởi mỗi phương pháp vận động có vai trò và tác dụng khác nhau đối và rất tốt với bệnh gan. Cả 2 loại hình thể dục này đều cải thiện chức năng gan theo nhiều cách.

2. Đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc

Dù công việc bận rộn đến đâu, cần phải phát triển thói quen làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tốt nhất cho sức khỏe. Từ 23h00 đến 3h00 sáng là giai đoạn nghỉ ngơi quan trọng của gan. Gan sẽ sửa chữa và giải độc trong giai đoạn này.

Nếu thức khuya, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quy trình này vì gan phải làm việc trong điều kiện cơ thể thư giãn và bạn đã thực sự chìm vào giấc ngủ sâu. Nếu gan không có cơ hội tự thải độc và sửa chữa, sẽ sớm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động và từ đó có thể gây ra bệnh gan.

Mặc dù nhu cầu ngủ của mỗi người sẽ có sự khác biệt ít nhiều, nhưng thông thường, bạn nên ngủ khoảng 8 giờ mỗi ngày để gan có thể được cung cấp máu và oxy, từ đó giúp sửa chữa và tái tạo tế bào gan, do đó giảm gánh nặng và ngăn ngừa sinh bệnh. Mỗi ngày vào buổi trưa, bạn có thể dành 30 phút để nghỉ trưa, không chỉ có tác dụng nuôi dưỡng gan mà còn có thể chăm sóc thận tốt hơn.

3. Uống đủ nước

Chỉ khi được cung cấp đủ nước, gan mới có thể tiến hành quá trình giải độc một cách thuận lợi, do đó khi nước trong cơ thể không đủ, các chất độc không thể chạy trong gan, từ đó có thể tích tụ trong cơ thể trong một thời gian dài, gây ra nhiều bệnh gan khác nhau.

Lời khuyên dành cho bạn là cần bổ sung đủ nước. Nhu cầu uống nước của mỗi người thường khác nhau, phụ thuộc vào chế độ ăn khô hay nước của bạn, những thực phẩm chứa nước. Thông thường nên đảm bảo trên 1,5 lít mỗi ngày.

Uống nhiều nước và đi tiểu để giảm gánh nặng cho gan. Không sử dụng các loại trà đặc, nước uống có ga hoặc cà phê thay thế cho nước đun sôi.

vicare.vn-tai-sao-duong-duong-muoi-ruou-chat-beo-thi-gan-phai-hoat-dong-nhieu-khong-tot-cho-suc-khoe-body-2

4. Xoa bóp kinh mạch hỗ trợ gan

Bạn có thể ngồi trên giường, một chân duỗi thẳng về phía trước, một chân co lại đặt phẳng trên sàn, hai tay đè nhẹ lên đùi, men theo phần giữa đùi trong có kinh gan tạng, dùng tay vuốt từ giữa đùi trong đến đầu gối, làm như vậy khoảng 40-50 lần.

Sau đó tiếp tục vuốt và xoa bóp chân còn lại. Bạn có thể xoa ngoài quần, hoặc xoa trực tiếp lên da thì nên bôi kem mát xa để tránh làm tổn thương da.

Mỗi ngày nên kiên trì thực hiện vào buổi tối, giúp cho thông gan dưỡng khí, hoạt huyết thông đàm, giảm chứng nóng gan, cải thiện sắc mặt.

Xem thêm:

  • GGT tăng cao là bệnh gì?
  • Cảnh báo dấu hiệu bất thường khi đi vệ sinh coi chừng bệnh gan
  • Bệnh gan không được uống thuốc gì?