Tắc mạch trĩ nội biểu hiện như thế nào?

Tắc mạch trĩ nội gây ra những đau đớn khó chịu cho bệnh nhân, đặc biệt là lúc đi đại tiện. Vậy tắc mạch trĩ nội biểu hiện như thế nào và cách xử trí ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tắc mạch trĩ nội biểu hiện như thế nào? Tắc mạch trĩ nội biểu hiện như thế nào?

Tắc mạch trĩ nội gây ra những đau đớn khó chịu cho bệnh nhân, đặc biệt là lúc đi đại tiện. Vậy tắc mạch trĩ nội biểu hiện như thế nào và cách xử trí ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Tắc mạch trĩ nội là tình trạng gì?

Tắc mạch trĩ nội là hiện tượng rất thường gặp ở những người mắc bệnh trĩ nội. Tình trạng này tạo ra những cục máu đông do sự phá vỡ cấu trúc mạch máu tại mạng mạch trĩ (tạo thành búi trĩ). Đây là một biến chứng khá phổ biến, là kết quả của sự tiến triển ngấm ngầm của bệnh trĩ nội.

2. Tắc mạch trĩ nội biểu hiện như thế nào?

Tình trạng tắc mạch trĩ nội dẫn đến bệnh cảnh lâm sàng nghiêm trọng, bắt buộc bệnh nhân phải tìm cách xử lý, không thể cố tình bỏ qua. Dưới đây là những biểu hiện của tắc mạch trĩ nội:

  • Người bệnh đột ngột đau buốt hậu môn, kèm theo phù nề, đi cầu ra máu
  • Cơn đau đớn ngày một dữ dội và mức độ sưng nề ngày càng nặng hơn
  • Các búi trĩ nội sa ra bên ngoài, dần dần bệnh nhân không thể tự đẩy trở lại vào trong lòng ống hậu môn được
  • Dịch viêm xuất hiện ngày càng nhiều kèm theo sự xuất hiện của các màng viêm màu trắng đục, che phủ những phần tế bào hoại tử
  • Bệnh nhân ngày càng đau buốt và rát hậu môn, khiến cho hậu môn càng cơ thắt mạnh

Hậu quả là gây ra rối loạn tuần hoàn tại mạng mạch trĩ, tình trạng sưng tấy ngày một nặng nề, khiến bệnh nhân càng đau hơn. Bệnh tắc mạch trĩ nội cứ như thế tiếp diễn, tạo ra một vòng xoắn bệnh lý hành hạ người bệnh trong thời gian dài.

Bệnh ngày càng nghiêm trọng, tình trạng sưng đỏ đột ngột, đau dữ dội ở hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài cực kỳ bất tiện nhưng đa phần bệnh nhân ngại, không chia sẻ thông tin với bác sĩ hay ngay cả với người thân gia đình. Trong khi đó, tắc mạch trĩ nội cần phải được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để ngăn chặn kịp thời sự tiến triển của bệnh.

vicare.vn-tac-mach-tri-noi-bieu-hien-nhu-nao-body-1
Đa phần bệnh nhân biết mình đang bị bệnh nhưng không đi khám và điều trị

3. Cách xử trí tắc mạch trĩ nội

Vì lý do bệnh trĩ nội tắc mạch ở vùng hậu môn nên đa số người bệnh ngại khi phải đi khám và điều trị. Hơn nữa, tình trạng sưng đau tại hậu môn khiến bệnh nhân lo sợ phải ngồi xe khó khăn trong thời gian dài. Vì vậy nhiều người tự điều trị bằng các thuốc kháng sinh (vì cho rằng sưng tấy là do bị viêm nhiễm).

Nhiều bệnh nhân còn cẩn thận tìm kiếm cách điều trị tắc mạch trĩ nội tại nhà và tự áp dụng. Hậu quả là bệnh không khỏi mà còn trở nên sưng và đau nặng hơn. Lúc này, bệnh nhân mới đến trực tiếp tại các cơ sở y tế và khi được chuyển đến đúng chuyên khoa nội tiêu hóa để khám hậu môn thì bệnh đã vào giai đoạn muộn, khiến cho việc điều trị rất khó khăn và phải mất nhiều thời gian hơn.

Bên cạnh đó, việc chẩn đoán có thể nhầm với các bệnh khác cũng ở hậu môn, chẳng hạn như: nứt hậu môn, áp-xe hậu môn,... nếu bác sĩ chỉ nghe kể bệnh mà không thực hiện khám cụ thể tại hậu môn (có thể do bệnh nhân từ chối khám).

Đối với việc điều trị tắc mạch trĩ nội, phác đồ xử trí cụ thể còn tùy thuộc từng cơ sở chuyên khoa, phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, tình trạng búi trĩ, kinh nghiệm của người thầy thuốc cũng như trang thiết bị của mỗi nơi. Tuy nhiên, chắc chắn tình trạng đau và sưng nề của bệnh nhân sẽ nhanh chóng thuyên giảm ngay trong thời gian đầu điều trị nếu như đã chẩn đoán chính xác tình trạng tắc mạch trĩ nội.

vicare.vn-tac-mach-tri-noi-bieu-hien-nhu-nao-body-2

4. Những lưu ý khi điều trị tắc mạch trĩ nội

Để nâng cao hiệu quả điều trị tắc mạch trĩ nội, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Thường xuyên vận động và tập thể dục nhẹ nhàng, tránh thực hiện những công việc ra sức nặng nề như bưng bê, khuân vác vật nặng;
  • Cân bằng dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây,thực phẩm giàu chất xơ.
  • Uống đủ nước mỗi ngày;
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá;
  • Tránh những món cay nóng, nhiều dầu mỡ;
  • Tránh ngồi lâu một chỗ, nhất là khi đại tiện;
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh.

Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về tình trạng tắc mạch trĩ nội.

Xem thêm:

  • Top 5 cơ sở khám và điều trị bệnh trĩ đáng tin cậy tại Hà Nội
  • Trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không?
  • Mổ trĩ có đau không? Gợi ý các bệnh viện mổ trĩ tốt ở Hà Nội