Tắc kinh trong độ tuổi sinh đẻ có phải là dấu hiệu bệnh suy buồng trứng sớm không?

Suy buồng trứng sớm có thể được xem là một “án” nặng nề cho người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hội chứng này sẽ gây tác động trực tiếp đến khả năng mang thai của bạn. Trong bài viết này, HoiBenh sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến hội chứng suy buồng trứng sớm, cũng như một số dấu hiệu nhận biết hội chứng này.

Tắc kinh trong độ tuổi sinh đẻ có phải là dấu hiệu bệnh suy buồng trứng sớm không? Tắc kinh trong độ tuổi sinh đẻ có phải là dấu hiệu bệnh suy buồng trứng sớm không?

Suy buồng trứng sớm có thể được xem là một “án” nặng nề cho người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hội chứng này sẽ gây tác động trực tiếp đến khả năng mang thai của bạn. Trong bài viết này, HoiBenh sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến hội chứng suy buồng trứng sớm, cũng như một số dấu hiệu nhận biết hội chứng này.

1. Thế nào là suy buồng trứng sớm?

1.1 Khái niệm

Suy buồng trứng sớm là một bệnh lý đi kèm hiện tượng buồng trứng bị suy giảm chức năng, thậm chí mất chức năng tạo ra trứng và nuôi dưỡng trứng, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ.

Cùng với việc buồng trứng không hoạt động, một số chức năng sinh dục khác cũng bị mất đi bởi hormone ham muốn không được sản sinh ra nữa. Các nội tiết tố cũng bị rối loạn và gây ra sự mất cân bằng sinh lý trong cơ thể.

1.2 Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy buồng trứng sớm

Hội chứng suy buồng trứng có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó những nguyên nhân suy buồng trứng sớm rõ ràng nhất là:

  • Viêm – nhiễm trùng: một số loại virus như Herpes hay virus Quai bị sẽ gây ra viêm nhiễm buồng trứng. Sự tấn công của chúng sẽ khiến chức năng của buồng trứng bị suy giảm và lão hóa sớm trước tuổi mãn kinh.
vicare.vn-tac-kinh-trong-do-tuoi-sinh-de-co-phai-la-dau-hieu-benh-suy-buong-trung-som-khong-body-1
  • Chế độ giảm cân quá ngặt nghèo: Nếu bạn kiên quyết và cố chấp giảm cân khiến lượng chất béo của cơ thể giảm dưới mức quy định, nồng độ Estrogen sẽ giảm sút trầm trọng bởi chất béo là nguồn nguyên liệu để tạo ra Hormone này. Khi thiếu hụt Estrogen, rối loạn kinh nguyệt sẽ xảy ra và điều này dẫn đến sự kìm hãm chức năng rụng trứng.
  • Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều: Nicotin độc hại có trong thuốc lá cũng như nồng độ cồn cao của rượu cũng là tác nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt và suy buồng trứng.
  • Nhiễm các chất độc hại: Nếu như bạn thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường độc hại, đặc biệt là có chứa phóng xạ, không những sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng mà tế bào sinh sản cũng sẽ bị tổn thương không ít, dẫn đến bệnh suy buồng trứng sớm.

1.3. Mức độ nguy hiểm của bệnh suy buồng trứng

Khi bị suy buồng trứng sớm, nồng độ của một số hormone giảm, dẫn đến nhiều nguy cơ khác như bệnh loãng xương, tuyến giáp suy yếu, các bệnh về tim mạch... hoặc thường xuyên căng thẳng. Thậm chí, ở một số trường hợp, khi bệnh tình trở nặng và không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh nhân sẽ lâm vào tình trạng “khủng hoảng thượng thận”. Rất nhiều phụ nữ đã sốc do bệnh này và đi đến tử vong.

2. Tắc kinh trong độ tuổi sinh đẻ có phải là dấu hiệu bệnh suy buồng trứng sớm không?

Dấu hiệu dễ thấy nhất và nhưng cũng dễ bị bỏ qua nhất của hội chứng suy buồng trứng sớm chính là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt của phụ nữ. Nếu như coi thường và không làm các tầm soát phù hợp, bạn sẽ dễ mắc phải suy buồng trứng mà không hề hay biết. Ngoài ra, hội chứng này còn có một số dấu hiệu khác như:

  • Cơ thể luôn có cảm giác “bốc hỏa”, tỏa ra hơi nóng.
  • Về đêm thường vã mồ hôi nhiều.
  • Tâm trạng bất ổn định, dễ kích động và căng thẳng.
  • Khó tập trung hoặc không tập trung.
  • Ham muốn tình dục giảm mạnh.
  • Khi quan hệ, vị trí tiếp xúc bị đau.
  • Âm đạo khô khốc.
  • Hiện tượng rối loạn tiết niệu: Đi tiểu nhiều lần, đi tiểu dắt...

Như vậy, có thể kết luận, hiện tượng tắc kinh trong độ tuổi sinh đẻ hoàn toàn có khả năng là một dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh suy buồng trứng sớm. Hãy đến gặp ngay bác sĩ phụ khoa để làm các kiểm tra – tầm soát thích hợp nhằm đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất.

3. Suy buồng trứng sớm có thể có con không?

vicare.vn-tac-kinh-trong-do-tuoi-sinh-de-co-phai-la-dau-hieu-benh-suy-buong-trung-som-khong-body-2

Trên thực tế thì hội chứng suy buồng trứng sớm chính là một trong những nguyên nhân lớn gây ra hiện tượng hiếm muộn ở nữ giới. Nếu để bệnh kéo dài mà không có phương pháp điều trị, bệnh sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất lẫn tinh thần của người phụ nữ.

Tuy nhiên, nếu để trả lời chính xác liệu “suy buồng trứng sớm có thể có con không?”, câu trả lời vẫn là có. Hiện nay, có khoảng 5% đến 10% phụ nữ mắc chứng suy buồng trứng sớm nhưng vẫn thụ thai tự nhiên được. Hiện tượng hy hữu này xảy ra do một hoặc một số nang trứng vẫn còn khỏe mạnh và rụng theo chu kỳ (tuy rằng không xuất hiện kinh nguyệt).

Ngoài ra, nếu như buồng trứng suy giảm chức năng nhưng tử cung vẫn khỏe mạnh, bạn vẫn có thể thụ thai bằng cách dùng trứng của người khác hiến tặng để thụ thai với tinh trùng của chồng mình, sau đó đặt vào tử cung. Tuy giải pháp này không được ưa chuộng nhưng vẫn giúp tỷ lệ thụ thai tăng đáng kể.

Qua bài viết này, hy vọng chị em phụ nữ đã có cái nhìn tổng quan hơn về hội chứng suy buồng trứng sớm nguy hiểm. Ngay từ bây giờ, bạn cần phải thường xuyên đến thăm khám nội khoa định kỳ để phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể, từ đó có cách đối phó phù hợp nhất.

Xem thêm:

  • Bệnh suy buồng trứng sớm là gì? Biểu hiện như thế nào?
  • Suy buồng trứng có phải là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt hay không?