Tác hại của việc cho trẻ ngủ muộn
Thói quen để trẻ đi ngủ muộn trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bài viết ngày hôm nay, HoiBenh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những tác hại của việc cho trẻ ngủ muộn, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu tâm.
Tác hại của việc cho trẻ ngủ muộn
Thói quen để trẻ đi ngủ muộn trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bài viết ngày hôm nay, HoiBenh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những tác hại của việc cho trẻ ngủ muộn, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu tâm.
Vì sao cần cho trẻ đi ngủ sớm?
Chúng ta đều biết về những tác dụng đặc biệt của việc đi ngủ sớm và dậy sớm đối với sức khỏe. Điều này không chỉ quan trọng ở người lớn, mà ở trẻ em còn đáng lưu ý hơn rất nhiều.
Những tác hại của việc cho trẻ ngủ muộn là rất khôn lường, các bậc phụ huynh cần lưu tâm và tập thói quen cho trẻ đi ngủ sớm để đảm bảo sức khỏe. Trong trường hợp bình thường, trẻ phải đi ngủ trước 10 giờ tối, vì từ 10 giờ đến 1 giờ sáng là giai đoạn bài tiết cao của hormone tăng trưởng của trẻ, khoảng thời gian này để đảm bảo giấc ngủ sâu, thuận lợi hơn với sự phát triển chiều cao của trẻ.
Vì vậy, nếu cha mẹ duy trì thói quen để trẻ đi ngủ muộn trong một thời gian dài, ngoài việc ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của con bạn, nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và khả năng học tập của trẻ sau này, và cũng sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe tim mạch không đo đếm hết.
Tác hại của việc cho trẻ ngủ muộn
Sau đây là những tác hại của việc cho trẻ ngủ muộn, bạn nên thay đổi ngay từ hôm nay.
1. Gây tổn hại đến khả năng nhận thức
Giáo sư Amanda Sarker của Đại học London từng tiến hành nghiên cứu đối với hơn 10.000 trẻ 7 tuổi, họ nhận thấy rằng các bé thường xuyên đi ngủ sau 9 giờ tối khá kém về môn đọc và tính toán. Vì thế họ cho rằng việc ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến khả năng phản ứng và năng lực nhận thức không gian, lâu ngày sẽ không có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.
2. Đi ngủ muộn làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ
Mặc dù sự tăng trưởng chiều cao của trẻ có tới 70% phụ thuộc vào nguồn gen của cha mẹ, các yếu tố khác chỉ chiếm khoảng 30%. Nhưng 30% này sẽ quyết định con bạn có cao hơn cha mẹ chúng hay không trong tương lai.
Tác hại của việc cho trẻ ngủ muộn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao của trẻ, vì tuyến yên sẽ tiết ra hormone tăng trưởng trong khi ngủ. Khi khối lượng tuyến yên của não quá lớn trong suốt cả ngày, nó sẽ tiết ra nhiều loại hormone, chẳng hạn như hormone giới tính và hormone tăng trưởng.
Thông thường, vào ban đêm, tuyến yên tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng. Hormon tăng trưởng càng được tiết ra nhiều, nó càng giúp cơ thể phát triển, đặc biệt là khung giờ quan trọng nhất từ 10 giờ đêm đến 1 giờ sáng và từ 5 giờ đến 7 giờ sáng.
Chỉ khi bạn ở trong trạng thái ngủ, cơ thể bạn mới có thể tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng, vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là hãy tập thói quen cho trẻ đi ngủ lúc 9 giờ vào buổi tối, để đảm bảo rằng 10 giờ là trẻ đã ngủ say và duy trì thói quen ngủ sớm trong suốt thời gian phát triển chiều cao của trẻ.
3. Dễ bị mắc cảm lạnh và bệnh vặt thường xuyên hơn
Trong giấc ngủ sâu, cơ thể sản xuất ra nhiều chất khác nhau, trong đó có protein cytokine, chủ yếu được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật.
Khi đảm bảo thời gian ngủ, để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, có thể thúc đẩy sửa chữa và tái tạo các hệ thống khác nhau trong cơ thể, khi thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến số lượng cytokine, làm giảm sức đề kháng của hệ miễn dịch và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn, đặc biệt là cảm lạnh.
4. Gây tổn thương cho tim
Trẻ không ngủ đủ giấc trong một thời gian dài sẽ bị căng thẳng quá mức, mặc dù điều này bạn không dễ dàng để nhận biết một cách rõ ràng. Vì thiếu ngủ nên chúng sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối và nóng nảy.
Khi trẻ ngủ không đủ, chúng sẽ càng cảm thấy phấn khích, khó chịu. Khi tâm trạng quá phấn khích, nó sẽ làm tăng huyết áp, tăng tốc nhịp tim và nhịp thở, và gây ra bệnh tim mạch nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài.
5. Có thể gây béo phì
Khi bạn ăn quá nhiều, các tế bào mỡ sẽ sản sinh ra leptin, báo hiệu não ngừng ăn. Khi ngủ không đủ sẽ làm tăng ghrelin, gây ức chế leptin, do đó trẻ hễ ngủ không đủ giấc là có thể gây ra béo phì.
Ngoài ra, khi trẻ không nghỉ ngơi đủ, sẽ không có tinh thần để vận động, vui chơi, tập thể dục, điều này sẽ chỉ khiến cơ thể ngày càng trở nên không khỏe mạnh, ốm yếu, chậm lớn và bệnh tật.
Cần cho trẻ tập thói quen đi ngủ sớm, để giúp não hoạt động nhanh hơn và tăng cường trí nhớ. Tác hại của việc cho trẻ đi ngủ muộn là không thể tưởng tượng được. Cha mẹ cần phải cho trẻ ngủ sâu trước 10 giờ vào buổi tối.
Cha mẹ có thể chuẩn bị sẵn cho trẻ một môi trường ngủ yên tĩnh và ấm áp. Nên tạo không gian ngủ phù hợp cho trẻ, bật đèn mờ hoặc tắt đèn, tắt tivi để trẻ ngủ. Bạn không nên cho con chơi điện thoại di động hoặc máy tính trước khi đi ngủ, nếu không sẽ khiến trẻ nghiện, gây hưng phấn não, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
6. Ảnh hưởng tới tính cách của trẻ
Tính khí của những trẻ thường xuyên ngủ muộn và ngủ không đủ sẽ khá nóng nảy. Biểu hiện cụ thể là dễ tức giận gào khóc, cáu gắt, thích đánh người, thiếu kiên nhẫn, dễ bỏ cuộc... Điều này rất không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Ba bước để giúp trẻ đi ngủ sớm
1. Không ra ngoài sau 8 giờ tối
Thời gian ra ngoài của trẻ có thể sắp xếp vào buổi sáng, nếu các bé đi học thì có thể sắp xếp sau khi tan học, trước 8 giờ tối. Sau 8 giờ tối thì nên hạn chế cho trẻ ra ngoài, bởi vì sẽ cần một quá trình để trẻ tĩnh lại, cũng có nghĩa là cần một khoảng thời gian nhất định để tâm trạng hoạt bát như hưng phấn, thích thú, kích động của trẻ dịu lại. Nếu như 8 giờ tối mà trẻ còn ra ngoài chơi thì muốn trẻ đi ngủ lúc 9 giờ tối là điều không thể.
2. Tránh vận động mạnh trước khi ngủ
Trước khi ngủ đừng nên cho trẻ xem tivi, không vận động mạnh cũng như những trò chơi kích thích, có thể nghe nhạc nhẹ, chơi những trò chơi không kích thích như lắp ghép gỗ, xếp hình. Cha mẹ kể chuyện, đọc sách cho con nghe cũng là việc rất tốt cho trẻ. Thường xuyên tạo ra bầu không khí yên tĩnh trước khi ngủ sẽ hình thành phản xạ có điều kiện của não rằng: “Bé ơi, đây là nhịp điệu trước khi ngủ, chuẩn bị đi ngủ thôi”.
3. Cả nhà tắt đèn lúc 9 giờ tối
Mọi người phải chú ý là “cả nhà” chứ không chỉ một mình trẻ. Có rất nhiều ông bố bà mẹ nói rằng con mình thường hay chơi đến hơn 11 giờ. Nguyên nhân đó là do 11 giờ hơn mà cha mẹ còn chưa ngủ. Trẻ là hình ảnh phản chiếu của cha mẹ, bạn muốn con ngoan ngoãn đi ngủ sớm mà bản thân thì lại nghịch điện thoại sẽ khiến con cảm thấy ‘không công bằng’. Lúc này nếu muốn trẻ ngủ sớm, trừ phi trẻ đã rất mệt, nếu không thì có thể là trẻ sẽ không chịu lên giường hoặc lén chơi đồ chơi trong chăn hoặc dưới gầm giường.
Thế nhưng nếu đến 9 giờ tối mà cha mẹ vẫn cần phải xem tivi, còn cần phải làm việc thì làm thế nào? Vậy thì cha mẹ cần biết về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với các bé. Cha mẹ ngủ sớm cũng có thể dậy sớm làm việc, làm việc nhà, xem phim cũng không phải là không thể. Nếu thật sự cha mẹ không thể ngủ sớm được thì cũng có thể ngồi dậy sau khi trẻ đã ngủ rồi.
Điều cần đặc biệt chú ý đó là trong phòng hoặc trước giường của trẻ tốt nhất đừng bật đèn, bởi vì ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến sự tiết hoocmon tăng trưởng. Nếu dùng cách “cả nhà cùng tắt đèn” thì việc muốn trẻ đi ngủ lúc 9 giờ tối sẽ không còn khó khăn nữa.
Tâm lý học cho rằng kiên trì thực hiện một hành động trong 21 ngày thì sẽ trở thành thói quen, sau 90 ngày sẽ trở thành thói quen ổn định và sau 365 ngày nếu muốn ngừng hành động đó lại đã là rất khó rồi. Sau khi rèn luyện thói quen cho trẻ thì cứ mỗi 9 giờ tối cơn buồn ngủ sẽ kéo đến khiến trẻ chủ động đi ngủ. Vì vậy sở dĩ con của bạn không thể ngủ sớm thì ngoài việc bạn chưa ý thức được tác hại của việc cho trẻ ngủ muộn ra, nguyên nhân rất lớn là do hành động của bạn chưa đủ mạnh. Ngủ sớm dậy sớm có ích cho cả người lớn và con trẻ.
Xem thêm:
- Phải làm sao khi trẻ ngủ ngáy?
- Phụ huynh đã biết gì về giấc ngủ của trẻ
- Phòng ngủ an toàn cho trẻ mà mẹ nên áp dụng