Tác dụng phụ thường gặp và các nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh mới nhất

Tại Việt Nam, chúng ta có thể mua thuốc kháng sinh ở bất kỳ đâu từ bệnh viện, phòng khám cho đến những hiệu thuốc nhỏ. Nhiều người tự ý mua thuốc kháng sinh về để điều trị bệnh mà không cần sự kê đơn của bác sĩ, để rồi khiến bệnh không khỏi mà còn nặng hơn.

Tác dụng phụ thường gặp và các nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh mới nhất Tác dụng phụ thường gặp và các nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh mới nhất

Tại Việt Nam, chúng ta có thể mua thuốc kháng sinh ở bất kỳ đâu từ bệnh viện, phòng khám cho đến những hiệu thuốc nhỏ. Nhiều người tự ý mua thuốc kháng sinh về để điều trị bệnh mà không cần sự kê đơn của bác sĩ, để rồi khiến bệnh không khỏi mà còn nặng hơn. Hiểu rõ công dụng, tác dụng phụ, cách sử dụng thuốc kháng sinh đúng sẽ giúp bạn bảo vệ chính bản thân và những người xung quanh mình.

Công dụng của thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được chiết xuất từ nấm và sinh vật nên có công dụng chính là tiêu diệt vi khuẩn đồng thời kìm hãm sự phát triển vi khuẩn một cách đặc hiệu. Chính vì lý do này mà thuốc kháng sinh thường được dùng để điều trị/hỗ trợ điều trị các bệnh do vi khuẩn gây nên hoặc các triệu chứng của một số bệnh không phải do vi khuẩn gây nên. Dưới đây là một số bệnh điển hình:

Viêm họng

Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây nên, vì vậy, chúng ta phải dùng thuốc kháng sinh. Nhưng trước khi sử dụng, bạn cần phân biệt rõ mình bị đau họng hay viêm họng (vì hai bệnh này rất giống nhau) bằng cách đi khám trước khi uống thuốc.

vicare.vn-tac-dung-phu-thuong-gap-va-cac-nguyen-tac-su-dung-thuoc-khang-sinh-moi-nhat-body-1

Viêm xoang

Hầu hết các nguyên nhân gây nên viêm xoang là do vi rút nên điều trị bằng kháng sinh sẽ không hiệu quả. Tuy vậy, trong trường hợp các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm, bệnh tái phát nhiều lần, bệnh gây ra nhiễm khuẩn thứ phát tại màng của khoang thì thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng và mang lại hiệu quả nhất định.

Eczema (chàm bội nhiễm)

Với bệnh Eczema, thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng: sưng u hoặc mụn mủ, da rất đỏ hoặc ấm nóng, da có lớp vảy cứng màu mật ong và sốt.

Viêm phổi

Vi rút, vi khuẩn và nấm đều có thể gây ra viêm phổi. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn thì thuốc kháng sinh sẽ phát huy được hiệu quả hơn. Thuốc cũng có thể được sử dụng trong trường hợp nhiễm bệnh do vi rút gây nên.

Viêm phế quản

Viêm phế quản nhẹ sẽ không cần sử dụng thuốc kháng sinh. Nhưng nếu bệnh nhân bị các biến chứng nặng như khí thủng phổi hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thì sẽ được dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhằm tránh gặp phải các bệnh nhiễm khuẩn thứ phát.

Nhiễm trùng mắt

Thuốc kháng sinh nhỏ mắt prophylactic thường được dùng sau khi điều trị các bệnh về mắt cùng một số loại thuốc kết hợp. Đặc biệt thuốc kháng sinh sẽ bắt buộc phải sử dụng khi bạn gặp các vấn đề nhiễm khuẩn mắt, biểu hiện qua việc đỏ, sưng phồng, chảy nước mắt, có mủ và sút kém thị lực. Do đôi mắt là cơ quan cực kỳ quan trọng nên bạn cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ và không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho mắt.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu như: cảm thấy nóng rát trong khi tiểu tiện, đi tiểu tiện thường xuyên, tiểu đau, buốt,.. Thuốc sẽ không phát huy được tác dụng khi triệu chứng của bệnh không được bộc lộ ra bên ngoài.

Dùng thuốc kháng sinh đúng cách

Nhiều người bị ho, sốt, nhức đầu thường tự ý mua thuốc kháng sinh về và điều trị ở nhà. Đây là thói quen cực kỳ phổ biến và hết sức sai lầm. “Dùng kháng sinh không đúng cách, lạm dụng thuốc” sẽ gây nên các hậu quả khiến chúng ta không thể kiểm soát được và cần nhiều thời gian để khắc phục:

  • Làm gây hại cho vi khuẩn có lợi trong cơ thể.
  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn ở đường ruột như: bệnh viêm đường ruột, tiêu chảy phân mỡ,...
  • Nguy cơ hen suyễn, dị ứng tăng cao.
  • Làm gan bị tổn thương.
  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ruột kết, buồng trứng, ung thư thận, ung thư tuyến giáp,... Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan).
  • Tạo ra các vi khuẩn kháng thuốc.

Chính vì vậy, sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách, đúng liều là cực kỳ quan trọng. Dưới đây là nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh mà bạn cần biết và nên tuân thủ:

Thời gian uống thuốc

  • Uống thuốc vào lúc đói để thuốc phát huy được tác dụng.
  • Uống vào lúc no với những thuốc kháng sinh thường gây ra những tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa như tiêu chảy. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thuốc kháng sinh pefloxacin vào lúc no để tránh gây cảm giác cồn cào ở bụng.
  • Thời gian sử dụng thuốc: Thông thường, kháng sinh thường được chỉ định uống trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Trong khi đó, một số loại có thể được chỉ định dùng trong khoảng từ 3 đến 5 ngày. Với những người gặp phải tình trạng nhiễm trùng huyết, bệnh lao, bệnh thương hàn, bệnh giang mai...thì sẽ phải sử dụng kháng sinh dài ngày hơn theo quy định của bác sĩ.

Liều lượng sử dụng

  • Hầu hết các loại thuốc kháng sinh thường được uống 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau tầm 12 tiếng. Thuốc kháng sinh chống lao chỉ được dùng 1 lần/ngày, vào buổi sáng.
  • Mỗi lần uống bao nhiêu viên, như thế nào sẽ do bác sĩ quy định và bệnh nhân nên tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn uống thuốc của bác sĩ. Việc tăng liều khi bệnh nặng hoặc giảm liều khi bệnh khỏi dần có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe.
vicare.vn-tac-dung-phu-thuong-gap-va-cac-nguyen-tac-su-dung-thuoc-khang-sinh-moi-nhat-body-2

Theo dõi các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc

Thuốc kháng sinh có thể gây nên các tác dụng phụ như nhiễm trùng nấm, sốt, phản dị ứng,..Bạn có thể tham khảo thêm phần sau để biết thêm thông tin chi tiết.

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Nhiễm trùng nấm

Khi thuốc kháng sinh đi vào cơ thể, nó sẽ làm thay đổi môi trường sống của vi khuẩn trong cơ thể con người. Đây cũng là thời điểm vàng để vi trùng nấm xâm nhập và gây ra các tổn thương ở miệng, da, móng chân, móng tay. Trong trường hợp phải sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về việc dùng thêm thuốc kháng nấm.

Làm xỉn răng

Ngoài công dụng chữa bệnh, một số loại thuốc kháng sinh có thể gây ra hiện tượng xỉn răng không mong muốn. Điển hình là thuốc tetracycline thường gây xỉn răng ở trẻ em dưới 8 tuổi. Phụ nữ mang thai mà sử dụng loại thuốc này có thể phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến men răng.

Phản dị ứng

Phản dị ứng là tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm do thuốc kháng sinh gây ra. Phản dị ứng gây ra các hiện tượng phát ban, ngứa, mí mắt, mỗi, lưỡi, thậm chí cả cổ họng cũng bị sưng và sốt. Vì vậy, nếu có những hiện tượng này, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, trước khi được bác sĩ kê đơn thuốc, bạn nên nói rõ với họ về những dị ứng mà mình đang gặp phải, mình đang sử dụng loại thuốc nào để tránh tình trạng phản dị ứng.

Sốt

Sốt là một phản dị ứng do các loại thuốc kháng sinh β-lactam, cephalexin, minocycline và sulfonamide gây ra. Tình trạng sốt có thể chỉ tạm thời, rồi hạ nhiệt về nhiệt độ bình thường sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu sốt kéo dài, sốt cao bạn không nên chủ quan mà cần đến các cơ sở y tế để được khám.

vicare.vn-tac-dung-phu-thuong-gap-va-cac-nguyen-tac-su-dung-thuoc-khang-sinh-moi-nhat-body-3

Tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời

Khi uống các loại thuốc tetracycline, fluoroquinolone và sulfone, độ nhạy cảm ở da của bạn với tia cực tím sẽ tăng lên. Do đó, nếu bạn tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời (khoảng 15 phút) trong thời gian uống thuốc sẽ làm tăng nguy cơ da bị cháy nắng. Trong thời gian uống thuốc, bạn nên hạn chế ra ngoài trời bắt đầu từ tầm 10h đến 14h chiều, vì đây là thời điểm mà tia cực tím mạnh nhất trong ngày. Bên cạnh đó, bạn nhớ mặc thêm quần áo chống nắng, bôi kem chống nắng và đeo kính dâm để bảo vệ da.

Gây ra các vấn đề về tim

Các loại thuốc kháng sinh erythromycin và fluoroquinolones có thể gây ra các vấn đề về tim như huyết áp thấp hay rối loạn nhịp tim. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào của huyết áp thấp, rối loạn nhịp tim, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Gây đau đầu chóng mặt

Đau đầu và chóng mặt là tác dụng phụ điển hình của thuốc kháng sinh. Bình thường, các tác dụng phụ này sẽ biến mất sau khi bạn ngừng sử dụng thuốc hoặc khi bạn uống thuốc đã quen. Trong trường hợp đau đầu nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được biết thêm nguyên nhân và cách xử lý.

Làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai

Thuốc kháng sinh loại rifamycin sẽ làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai. Do đó, nguy cơ bạn có thai ngoài ý muốn ngay cả sử dụng thuốc tránh thai là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Trong khi đó, các thuốc kháng sinh khác không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc tránh thai. Đây chính là lý do vì sao, trước khi kê đơn thuốc, trong đó có kháng sinh rifamycin, bác sĩ thường hỏi bạn có đang sử dụng thuốc tránh thai hay không. Nếu có, bạn sẽ được khuyên nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác, an toàn hơn như bao cao su hay màng ngăn âm đạo.

Cuối cùng, sau khi chúng ta cùng nhau tìm hiểu công dụng, cách sử dụng thuốc, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh thì điều cuối cùng mà lúc nào bạn cũng nên nhớ đó là: “Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ”.

Xem thêm:

  • Dị ứng thuốc kháng sinh có nguy hiểm không?
  • Lạm dụng thuốc và hiểm hoạ kháng thuốc kháng sinh