Tác dụng chữa bệnh của châm cứu

Châm cứu là phương pháp chữa bệnh bằng cách dùng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể để kích thích khí huyết lưu thông. Đây là phương pháp không cần dùng thuốc nhưng đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lo lắng khi tìm đến điều trị.

Tác dụng chữa bệnh của châm cứu Tác dụng chữa bệnh của châm cứu

Để giải đáp cho những thắc mắc đó chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem tác dụng chữa bệnh của châm cứu là gì qua bài viết dưới đây.

1. Châm cứu là gì?

Châm có nghĩa là dùng vật nhọn (như kim, que nhọn...) đâm vào hoặc kích thích vào huyệt. Còn cứu có nghĩa là dùng nhiệt (hơi nóng) tác động lên huyệt.

Châm và cứu là hai phương pháp chữa bệnh có rất sớm ở phương Đông. Người ta dùng kim thuộc chế thành các loại kim khác nhau, châm ở những bộ phận đặc biệt trên cơ thể con người (huyệt vị); sau khi châm vào da thịt, căn cứ vào bệnh tình và thể chất người bệnh khác nhau mà dùng thủ pháp phù hợp nhằm đạt đến mục đích thông kinh hoạt lạc, khử tà phù chính (khử bệnh tật, nâng cao sức đề kháng của cơ thể) mà chữa bệnh, phương pháp này gọi chung là châm.

Còn cứu dùng lá ngải khô để chế thành ngải nhung, rồi lại dùng ngải nhung chế thành viên to nhỏ như mồi ngải, hoặc cuốn thành điếu ngải, đốt lửa xong trực tiếp hoặc gián tiếp hơ hoặc đặt lên huyệt vị nhất định của cơ thể người bệnh, thông qua sự kích thích ấm nóng này làm cho thông kinh lạc đạt mục đích chữa bệnh và phòng trừ bệnh tật.

vicare.vn-tac-dung-chua-benh-cua-cham-cuu-body-1

2. Cơ chế của châm cứu theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, cơ thể phải được cân bằng âm dương thì các huyết mạch mới được lưu thông và vận hành một cách thuận lợi. Tuy nhiên, khi cơ thể bị mất cân bằng âm dương cụ thể là gặp các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như phong, hàn, thấp hay do sự suy yếu từ bên trong cơ thể như sức đề kháng yếu, ăn uống nghỉ ngơi, sinh hoạt không điều độ,... sẽ dẫn đến mất cân bằng âm dương và sinh ra bệnh. Lúc này, tùy theo từng loại bệnh và cơ địa của bệnh nhân mà đông y sẽ có những cách điều trị hiệu quả khác nhau, có thể là dùng các bài thuốc, hay châm cứu, bấm huyệt và xoa bóp.

Trong đó, châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý có thể xuất hiện ngay tức thì sau khi châm kim và tác động vào huyệt, nhưng cũng nhiều khi phải lưu kim lâu và hỗ trợ điều trị nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhiều liệu trình mới thu được kết quả. Cụ thể là các thầy thuốc sẽ dùng những cây kim tác động trực tiếp lên các huyệt vị, để kích thích khí huyết lưu thông.

3. Các dạng châm cứu

Một số phương pháp châm cứu được các thầy thuốc áp dụng điều trị hiện nay là:

Điện châm

Sử dụng dòng điện làm tăng kích thích của kim vào huyệt đạo khi mắc điện cực của máy điện châm vào kim châm cứu và điều chỉnh cường độ dòng điện sao cho phù hợp với bệnh nhân. Đây là một phương pháp đang được áp dụng phổ biến trong y học cổ truyền.

Cứu ngải

Sử dụng điếu ngải (ngải cứu khô đã được sao vàng và nghiền thành bột sau đó lấy giấy quấn chặt lại như điếu xì gà) châm lửa rồi hơ vào huyệt. Trong y học cổ truyền, thao tác này còn được gọi là cứu. Thầy thuốc sẽ dùng điếu ngải để hơ nóng, cứu thẳng vào các huyệt đạo hoặc vào các đốc kim châm cứu. Lúc này, tinh dầu của ngải cứu và sức nóng sẽ có tác động sâu lên huyệt đạo giúp phục hồi những thương tổn một cách nhanh chóng.

Từ châm

Đây là phương pháp dùng từ trường kích thích lên các huyệt châm cứu của hệ kinh lạc để chữa bệnh thay vì dùng kim, điện, nhiệt, laser... Hiện nay thường dùng các viên nam châm từ tròn phi 5,6,10 dày 2-3mm. Cường độ từ trường tại giữa bề mặt (max) là 600-800 arsted (gauss) 80mT rồi dùng băng dính dán giữ viên nam châm tại chỗ. Có thể dùng máy dò huyệt để kiểm tra (nếu có). (Nguồn số liệu: thuocchuabenh)

Thuỷ châm

Là một thủ thuật đưa thuốc vào huyệt nhằm làm tăng thêm diện tích kích thích, cường độ kích thích và thời gian kích thích trong khi chữa bệnh. Thuỷ châm dựa vào nguyên lý của châm cứu học, lý luận về hoạt động thần kinh của Páp-Lốp và tác dụng của dược vật.

vicare.vn-tac-dung-chua-benh-cua-cham-cuu-body-2

4. Tác dụng chữa bệnh của châm cứu

Hiện nay, châm cứu được sử dụng phối hợp với các phương pháp điều trị và thuốc tây y, chế độ ăn và luyện tập để mang lại hiệu quả toàn diện cho người bệnh. Sau rất nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã xác định có 28 tình trạng có thể được điều trị bằng thuật châm cứu. Bên cạnh đó, còn nhiều bằng chứng cho thấy châm cứu còn có tác dụng với hơn 60 tình trạng bệnh tình khác nhau. (Nguồn số liệu: thuocchuabenh)

Dưới đây là một số tình trạng phổ biến có thể được điều trị bằng châm cứu.

Châm cứu có tác dụng làm giảm các cơn đau nhức

Đối với các bệnh lý mãn tính như đau lưng, đau đầu, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống lưng, ... thì châm cứu là phương pháp mang lại hiệu quả tích cực, giúp người bệnh giảm các cơn đau nhức cực kỳ hiệu quả. Đây là lí do khiến nhiều người tìm đến “phương thuốc” điều trị hiệu quả bệnh mà không cần thuốc này.

Giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu

Các nghiên cứu cho thấy rằng đối với các chứng bệnh đầy bụng, khó tiêu thì châm cứu là một cách hỗ trợ điều trị cực ký hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng để điều trị hiệu quả chứng này.

Châm cứu có tác dụng giảm stress, lo âu

Môi trường sống, công việc, tình cảm,... khiến con người dễ lâm vào tình trạng căng thẳng, stress và nếu như bạn không kiểm soat được nó thì chắc chắn, những bệnh tật kéo theo như trầm cảm, rối loạn tiền đình, thiếu máu não,... chăc chắn sẽ tìm đến bạn bất kì lúc nào. Châm cứu sẽ giúp kích thích vào các huyệt vị, giúp người bệnh thư giãn, giảm các giác lo âu hiệu quả.

Giảm béo phì

Các nhà khoa học Hàn Quốc đã phân tích 31 nghiên cứu trên 3.013 bệnh nhân cho thấy hỗ trợ điều trị bằng phương pháp châm cứu giúp giảm trọng lượng cơ thể hơn với việc thay đổi lối sống, sinh hoạt và dùng thuốc.

Châm cứu giúp chống lại những ảnh hưởng của xạ trị

Theo nghiên cứu của các nhà khoc học Hoa Kỳ vừa được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho thấy bệnh nhân ung thư phải xạ trị thường phải chịu một loạt các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt. Nhưng nếu người bệnh áp dụng phương pháp châm cứu thì sẽ giảm được các chứng buồn nôn, khô miệng,...

vicare.vn-tac-dung-chua-benh-cua-cham-cuu-body-3

5. Một số điều cần lưu ý khi châm cứu

Không nên châm cứu khi:

- Đang căng thẳng, sợ kim, không hợp tác vì kết quả không cao.

- Khi trong người thể trạng yếu, suy kiệt, tiểu đường...không nên châm cứu vì dễ bị sốc.

- Trước khi châm cứu không ăn quá no, cũng không nên để bụng đói

Châm cứu là một phương pháp điều trị tốt cho một số bệnh, nhưng việc thực hành châm cứu yêu cầu phải chuẩn xác, đúng huyệt đạo cần châm cứu, nếu châm cứu không đúng cách, có thể gây rủi ro, tai biến nguy hiểm. Châm không đúng kỹ thuật dễ gây ra những rủi ro như châm thẳng vào dây thần kinh có thể dẫn đến liệt, teo cơ...

Ngày nay, tác dụng chữa bệnh của châm cứu đã được rất nhiều người công nhận. Châm cứu là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả bệnh rất hiệu quả vì nó có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả được rất nhiều bệnh tật, tuy nhiên để thực hiện phương pháp này bạn nên đến các cơ sở y tế, trung tâm y học cổ truyền, các phòng khám đông y uy tín để tiến hành hỗ trợ điều trị an toàn và cho hiệu quả cao.

Bài viết được Bác sĩ Đông Y bảo trợ thông tin