Suy tim sung huyết: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Suy tim sung huyết là chặng đường cuối cùng mà đa số những người bị bệnh tim mạch đều phải trải qua. Nếu không được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời, chứng bệnh này sẽ ngày càng tiến triển nặng lên và người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong sớm. Bài viết dưới đây giúp làm rõ các triệu chứng và cách điều trị hiệu quả của bệnh suy tim sung huyết

Suy tim sung huyết: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả Suy tim sung huyết: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Suy tim sung huyết là gì?

Suy tim sung huyết là tình trạng mà cơ tim quá yếu để bơm máu giàu oxy đi nuôi dưỡng cơ thể cũng như hút máu nghèo oxy trở về với tim. Kết quả máu ứ tại phổi, tim, các chất lỏng bị tích tụ lại vào trong các mô cơ và gây ra triệu chứng mệt mỏi, ho, khó thở, phù.

Các dạng suy tim sung huyết

Suy tim sung huyết có 2 dạng là suy tim sung huyết tâm thất trái và suy tim sung huyết tâm thất phải

  • Dạng phổ biến nhất là suy tim sung huyết tâm thất trái (ở buồng tim phía dưới bên trái), khiến cho tim bơm máu khó khăn, và máu ứ lại trong nuồng thất trái, làm cho máu từ phổi trở về tim trở nên khó khăn. Máu ứ ở phổi gây ra khó thở. Mức độ khó thở sẽ tỷ lệ thuận với mức độ tiến tiến triển bệnh
  • Một số trường hợp còn lại sẽ bị mắc phải tình trạng bị suy tim sung huyết tâm thất phải. Dạng suy tim này sẽ khiến cho tâm thất phải (buồng tim phía dưới bên phải) hoạt động không được hiệu quả. Máu bị ứ đọng ở trong buồng tim phải và gây ra cản trở máu trở về tim phải.

Nếu như suy tâm thất trái, gây ra máu ứ tại phổi thì trong suy tâm thất phải, máu sẽ lại ứ tại các mô cơ và làm cho dịch bị thoát ra ngoài gây ra phù mềm ở những vùng xa tim như 2 chi dưới, bụng và cánh tay.

Người bệnh có thể mắc suy tim ở cả bên phải và bên trái. Tuy nhiên, đa số những người này thường mắc suy tim tâm thất trái trước sau đó mới chuyển sang bên phải nếu như không được điều trị phù hợp.

Triệu chứng của suy tim sung huyết

Các triệu chứng phổ biến nhất ở người bệnh thường gặp phải bao gồm:

  • Hụt hơi và thở gấp khi gắng sức hoặc khi nằm
  • Ho khan, hay thở khò khè. Ho có thể kéo dài bởi ứ huyết ở phổi
  • Phù nề ở chân, ổ bụng, bên dưới cánh tay, mắt cá chân ... Tình trạng phù nề trở nên ngày càng nặng hơn nếu người bệnh không vận động hoặc tập thể dục.
  • Đi tiểu một cách thường xuyên vào ban đêm
  • Cảm thấy mệt mỏi dù là đang nghỉ ngơi
  • Cảm giác buồn nôn, chán ăn và thường xuyên bị đầy trướng bụng
  • Xuất hiện tình trạng nhịp tim đập nhanh
vicare.vn-suy-tim-sung-huyet-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-body-1

Suy tim sung huyết có thực sự nguy hiểm không?

Khi bị suy tim sung huyết, thì khó có thể nói trước được thời gian còn lại của người bị bệnh. Mức độ nguy hiểm của bệnh còn phụ thuộc vào việc điều trị có hiệu quả hay không? Thời gian mắc bệnh cũng như là sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Suy tim sung huyết thường gây ra giảm khả năng vận động ở người bệnh. Các cục máu đông có thể hình thành ở chân, làm cho tắc động mạch chi và hoại tử chi rất nguy hiểm. Phù phổi cấp cũng là 1 biến chứng cấp tính thường gặp và có nguy cơ tỷ lệ tử vong cao ở căn bệnh này.

Điều trị bệnh suy tim sung huyết

Sử dụng thuốc

Tùy vào từng triệu chứng, tình trạng của bệnh mà bạn sẽ được chỉ định nên dùng các loại thuốc khác nhau. Người bệnh có thể sẽ được dùng các loại thuốc như sau:

  • Thuốc lợi tiểu nhằm để giải quyết lượng dịch tồn ứ trong cơ thể
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE) giúp cho mở rộng lòng mạch máu bị chít hẹp và làm máu lưu thông dễ dàng hơn.
  • Thuốc chẹn beta giúp làm kiểm soát nhịp tim và giúp làm tăng phân suất tống máu vốn đang nằm ở mức thấp của cơ thể người bệnh
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu được dùng để nhằm ngăn chặn các cục máu đông hình thành ở trong lòng mạch.
  • Thuốc chẹn kênh canxi giúp làm kiểm soát nhịp tim và làm giảm áp lực lên tim
  • Thuốc giãn mạch thuộc nhóm nitrat giúp cho làm giảm các cơn đau thắt ngực

Đây là 1 trong những giải pháp có thể đảo ngược được tình thế của căn bệnh này, nhằm làm giảm những triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh:

  • Thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành: Giúp phục hồi lưu lượng máu đến nuôi tim bằng cách đặt stent. phẫu thuật hoặc nong vành.
  • Thay van tim hay sửa van khi van bị hẹp và hở nặng
  • Điều trị tốt các bệnh mạn tính gây ra suy tim như: Bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh viêm tắc phế quản phổi.
  • Bỏ rượu bia, nếu như cơ tim bị suy yếu do nguyên nhân này.

Các phương pháp thay thế thuốc

Khi suy tim sung huyết tiến triển ngày càng nặng lên, việc điều trị nội khoa không đạt được các hiệu quả như mong muốn, thì lúc này người bệnh có thể sẽ cần phải điều trị bằng các loại máy hỗ trợ nhịp tim hay máy bóp tim ngoài lồng ngực hoặc là ghép tim.

Chế độ ăn uống dành cho người suy tim sung huyết

vicare.vn-suy-tim-sung-huyet-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-body-2

Không có chế độ ăn chung cho tất cả những người bị bệnh suy tim, nhưng giảm muối và giảm nước trong chế độ ăn uống hàng ngày là những biện pháp tích cực nhất để cơ thể không bị tích nước và làm giảm các triệu chứng của bệnh.

  • Ăn nhiều rau cũng như trái cây tươi
  • Chọn thực phẩm ít muối
  • Hạn chế uống nước

Nên tập luyện như thế nào?

Các bài tập phù hợp đối với người bệnh là những bài thể dục aerobic nhẹ nhàng và đi bộ một cách chậm chạp. Dù là các bài thể dục nhẹ nhàng nhưng đối với những người mắc suy tim thì đó là cả 1 thách thức. Mặc dù khó luyện tập vì thể lực yếu nhưng lợi ích mà những bài tập mang lại cho người bệnh suy tim sung huyết là điều không thể phủ nhận.

Tập luyện nhẹ nhàng không chỉ giúp làm cải thiện sức mạnh của cơ tim mà nó còn giúp cho nâng cao sức khỏe tổng thể và được đánh giá là một yếu tố quan trọng trong việc cải thiện sức sống của người bệnh. Do đó, những người bệnh suy tim sung huyết nên tham khảo các ý kiến của bác sĩ hoặc là chuyên gia thể dục để có 1 kế hoạch luyện tập phù hợp và an toàn.

Suy tim sung huyết có thể gặp ở bất kỳ những bệnh nhân tim mạch nào sau quá trình dài mắc bệnh. Việc nắm rõ về bệnh sẽ giúp cho những người bệnh tim mạch phát hiện đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị và cải thiện chất lượng sống.

Xem thêm:

  • Suy tim phải nguy hiểm thế nào?
  • Khó thở, nhịp tim nhanh có phải bị suy tim không?