Suy thận là gì? Dấu hiệu nào cảnh báo suy thận?
Suy thận thường không có triệu chứng gì biểu hiện ra bên ngoài, đến khi bệnh phát triển mới xuất hiện rõ ràng hơn. Nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến suy thận mạn tính thậm chí có khả năng gây tử vong.
Suy thận là gì? Dấu hiệu nào cảnh báo suy thận?
1. Suy thận là gì?
Thận là một trong những cơ quan chức năng vô cùng quan trọng của cơ thể, đóng chức năng bài tiết như một máy lọc, điều hòa dịch, điện giải, đào thải độc tố ra bên ngoài bằng nước tiểu.
Bệnh suy thận được hiểu là sự suy giảm các chức năng của thận, khi mắc bệnh các cơ chế thực hiện bào tiết của thận sẽ không còn đảm bảo chất lượng như bình thường, từ đó dẫn đến việc ứ đọng những chất cặn bã, độc hại bên trong cơ thể.
Bệnh suy thận là sự suy giảm các chức năng của thận. Khi mắc bệnh, việc thực hiện các cơ chế bài tiết sẽ không còn đảm bảo chất lượng như bình thường, từ đó dẫn đến việc ứ đọng những chất cặn bã, độc hại bên trong cơ thể, từ đó gây sưng ở mắt cá chân, nôn mửa, suy nhược, ngủ kém và khó thở.
Nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng trên có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn, và thận có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Điều này rất nguy hiểm vì nó có khả năng gây tử vong.
Suy thận được chia làm 2 loại: suy thận cấp tính và suy thận mạn tính.
- Suy thận cấp tính: diễn ra trong vòng vài ngày và có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần.
- Suy thận mạn tính: là quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận. Những biện pháp điều trị suy thận mạn tính chỉ nhằm mục đích làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Khi người bệnh đến giai đoạn cuối các chức năng thận giảm đến 90%, lúc này cần được điều trị thay thế thận bằng lọc máu định kỳ, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.
2. Dấu hiệu cảnh báo bệnh suy thận
- Thay đổi khi đi tiểu: Đi tiểu nhiều lần, tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu tối, trong nước tiểu có máu hay cảm thấy căng tức đi tiểu khó khăn...
- Sưng phù chân/tay: Khi thận suy giảm chức năng, không bài tiết kịp các chất độc, chất thải dư thừa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở các chi như: chân, tay, cổ chân, bàn chân hay sưng phù ở mặt...
- Cơ thể mệt mỏi: Thận hoạt động bình thường sẽ tạo ra lượng hormone erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Tuy nhiên, khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng.
- Ngứa, phát ban: Thận có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu. Khi bị suy thận, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa, phát ban ở da.
- Hơi thở có mùi, buồn nôn: Do sự tích tụ của các chất thải trong máu khiến hơi thở có mùi, thức ăn có vị giác khác đi, ăn uống không ngon miệng.
- Thở nông: Người bệnh có cảm giác hơi thở nông, khó hít sâu là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu, thiếu hụt các tế bào vận chuyển oxy gây ra chứng thở nông.
- Cảm thấy ớn lạnh: Thiếu máu do suy thận có thể khiến sức đề kháng yếu, da kém sắt, lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.
- Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ oxy làm ảnh hưởng đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
- Đau lưng/cạnh sườn và hai chân: Suy thận có thể dẫn đến cơ đau, có thể đau xuất hiện ở cạnh sườn sát với thận, đau thắt lưng và đau ở hai chân. Mặc dù đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhưng cũng không thể loại trừ trường hợp thận suy.
Nếu cơ thể có những dấu hiệu ở trên hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế khám để được điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Suy thận có dẫn tới yếu sinh lý không?
- Đi tiểu 2 lần 1 đêm - Đừng để đến lúc suy thận mới biết điều này
- Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào?