Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ đặc biệt trong 6 tháng đầu đời. Để đảm bảo con mình được lớn lên an toàn từ nguồn sữa mẹ thì không ít mẹ chọn giải pháp hút sữa và bảo quản sữa trong tủ lạnh. Tuy đơn giản nhưng liệu mẹ đã biết cách bảo quản sữa đúng cách và sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu?

Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu? Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu?

Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu?

Mẹ có thể bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh hay sử dụng biện pháp trữ đông trên ngăn đá tùy vào lượng sữa cần bảo quản và lượng bé cần dùng. Để chắc chắn con được sử dụng nguồn sữa mẹ được bảo quản an toàn mẹ cần biết sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu? Và trong các trường hợp khác thì trong bao lâu mẹ vẫn cho bé sử dụng được. Theo đó, mẹ phải nắm được nguyên tắc bảo quản sữa “Bảo quản sữa ở nhiệt độ càng cao thì sữa càng nhanh hỏng và nhiệt độ bảo quản sữa mẹ càng thấp thì thời gian bảo quản được lâu hơn”

  • Trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh thì thời gian bảo quản tối đa là 48h
  • Sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng thường dưới 29 độ C thì thời gian bảo quản tối đa chỉ được 1h
  • Bảo quản sữa trong phòng có máy lạnh nhiệt độ dưới 26 độ C thì sữa bảo quản tối đa được 6h
  • Nếu bảo quản sữa sử dụng túi đá khô để vận chuyển thì bảo quản tối đa là 24h
  • Sữa trữ đông trong tủ lạnh có có một cánh cửa thì thời gian bảo quản tối đa được 2 tuần
  • Sữa trữ đông trong tủ lạnh loại 2 cánh, tách riêng ngăn mát và ngăn đá thì bảo quản tối đa là 3 tháng
  • Sữa trữ đông trong tủ đông chuyên dụng thì thời gian bảo quản lên đến 6 tháng.
HoiBenh.vn-sua-me-de-ngan-mat-duoc-bao-lau-body-2
Trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh thì thời gian bảo quản tối đa là 48h

Cách bảo quản sữa trong tủ lạnh đúng cách

Mẹ cần biết sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu? Và cách bảo quản sữa trong tủ lạnh đúng cách để đảm bảo sữa đã bảo quản trong tủ lạnh không mất đi nguồn dinh dưỡng tự nhiên vốn có.

  • Chỉ bảo quản sữa mẹ mới vắt, không bảo quản sữa mà bé đã dùng có thể chứa vi khuẩn, nếu tiếp tục bảo quản để dùng lần sau rất có thể sữa đã bị hỏng.
  • Nếu mỗi lần lượng sữa vắt được ít, mẹ có thể để trong ngăn mát tủ lạnh rồi thêm sữa ở cữ vắt sau mới trữ sữa trong tủ đông.
  • Tuyệt đối không được cho lẫn sữa mẹ mới vắt với túi sữa đã trữ đông.
  • Không sử dụng dụng cụ thô sơ để trữ sữa như chai nhựa hay túi ni lông mà nên sử dụng túi trữ sữa chuyên dụng. Nên ghi chú ngày vắt sữa lên túi để theo dõi thời gian bảo quản để sử dụng hợp lý.
HoiBenh.vn-sua-me-de-ngan-mat-duoc-bao-lau-body-3
Không sử dụng dụng cụ thô sơ để trữ sữa như chai nhựa hay túi ni lông

Cách sử dụng sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh cho bé

  • Với sữa được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh mẹ chỉ cần lấy ra và để ngoài cho bớt lạnh hoặc ngâm bình sữa vào nước ấm khoảng 40 độ C sau đó cho bé ăn.
  • Với sữa bảo quản ngăn đá tủ lạnh, mẹ hãy cho xuống ngăn mát để sữa được giã đông dần, khi sữa tan hết thì hãy hâm sữa ở nhiệt độ 40 độ C cho bé. Sữa bảo quản ngăn đá không nên giã đông đột ngột bằng bất cứ cách nào, vì nếu thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm mất các dưỡng chất trong sữa.
  • Sữa đã rã đông từ ngăn đá khi cho ra ngoài thường bảo quản được không quá 24 giờ.

Tình trạng sữa có mùi lạ và đổi màu trong quá trình bảo quản

Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu? Là thắc mắc của không ít mẹ khi sữa bảo quản ở ngăn mát hay ngăn đá của tủ lạnh có mùi lạ, mùi tanh hay mùi mỡ...và cho rằng quá trình vắt và bảo quản sữa mẹ chưa đúng cách hay bảo quản sữa trong tủ lạnh quá thời gian cho phép.

Tuy nhiên, mẹ không phải quá lo lắng vì tình trạng sữa có mùi lạ hoặc đổi màu là do tác động của enzym lipase bẻ gãy các chất béo vốn có trong sữa mẹ khi sữa bảo quản ở nhiệt độ thấp. Vấn đề sữa đổi màu hay có mùi lạ không ảnh hưởng tới chất lượng sữa tuy nhiên có thể khiến trẻ khó thích nghi và ăn ít hơn. Nếu muốn khắc phục tình trạng này, sau khi vắt sữa mẹ hãy hâm nóng sữa ở nhiệt độ 72 độ C để ngừng hoạt động của các enzim này, sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để bé sử dụng dần.

Xem thêm:

  • Thực trạng đáng buồn sữa công thức đè bẹp sữa mẹ
  • Tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh
  • Trong sữa mẹ có những gì?