Sữa mẹ bị nóng phải làm sao để cải thiện?
Nhiều mẹ bỉm sữa nghĩ rằng, nguyên nhân khiến con yêu chậm lớn, chậm tăng cân là do sữa mẹ bị nóng. Vậy tại sao sữa mẹ lại nóng và sữa mẹ bị nóng phải làm sao để cải thiện? HoiBenh mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết sau đây.
Sữa mẹ bị nóng phải làm sao để cải thiện?
Nhiều mẹ bỉm sữa nghĩ rằng, nguyên nhân khiến con yêu chậm lớn, chậm tăng cân là do sữa mẹ bị nóng. Vậy tại sao sữa mẹ lại nóng và sữa mẹ bị nóng phải làm sao để cải thiện? HoiBenh mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết sau đây.
Thế nào là sữa mẹ bị nóng?
Thực tế trong y học không có khái niệm nào định nghĩa cụ thể cho việc sữa mẹ như thế nào thì gọi là mát hoặc bị nóng cả, đây hoàn toàn chỉ là quan niệm của những chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ thường rỉ tai nhau. Khi em bé phát triển khỏe mạnh, tăng cân ổn định, hình dáng bụ bẫm, đáng yêu, ít bị ốm vặt... thì người mẹ được cho là mát sữa, nuôi con khéo.
Ngược lại, nếu em bé tăng cân chậm hoặc thậm chí không tăng cân trong thời gian dài, bé thường xuyên gặp các vấn đề tiêu hóa như: đại tiện ra phân lỏng, phân toàn nước, đại tiện nhiều lần trong ngày, sôi bụng thường xuyên và hay quấy khóc, bú kém hoặc bỏ cữ bú... thì sữa mẹ được cho là đang bị nóng.
Nguyên nhân khiến sữa mẹ bị nóng
Người ta cho rằng sữa mẹ bị nóng khiến trẻ lười bú, bỏ bú và chậm lớn thường do những nguyên nhân sau:
Do chế độ ăn uống của mẹ không hợp lý
Mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ nhưng lại ăn nhiều thực phẩm cay nóng, các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, gia vị cay (tỏi, ớt, hạt tiêu, cà ri...), ăn rất ít rau xanh và uống ít nước. Bên cạnh đó, việc sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, cafein thuốc lá...) đều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, khiến sữa mẹ bị nóng.
Sử dụng thuốc Tây quá nhiều
Nếu mẹ đang cho con bú nhưng lại lạm dụng hoặc sử dụng thuốc Tây không theo chỉ định của bác sĩ thì có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến nguồn sữa của mẹ. Một số loại thuốc tây có khả năng đi vào sữa me, do đó phụ nữ cho con bú là một đối tượng đặc biệt mà bác sĩ cần phải thận trọng khi cho thuốc. Sữa bị ảnh hưởng của thuốc có thể thay đổi mùi vị khiến bé bỏ bú hoặc gây một số tác dụng không mong muốn khiến em bé chậm tăng cân.
Mẹ bị nóng trong người
Phụ nữ đang cho con bú thường xuyên phải thức khuya, cơ thể luôn trong trạng thái thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên, cảm giác mệt mỏi, kiệt sức kéo dài sẽ khiến sức khỏe của mẹ suy yếu, dẫn đến tình trạng nóng trong người, từ đó sữa mẹ cũng bị nóng theo.
Bé chậm lớn là do sữa mẹ bị nóng có đúng không?
Hầu như người mẹ nào cũng cho rằng, bé chậm lớn còi cọc, không tăng cân đều như các bạn đồng lứa là do sữa mẹ bị nóng. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Theo Hiệp Hội Nhi khoa Việt Nam, cân nặng của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nguồn dinh dưỡng cung cấp từ sữa mẹ, khả năng hấp thu dinh dưỡng và tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ.
Bên cạnh đó, cách cho con bú và thời điểm bú của mẹ cũng tác động không nhỏ đến mức độ tăng trưởng của bé. Sữa dinh dưỡng nhất là dòng sữa cuối của bầu ngực, thường có màu trắng đục trong khi lượng sữa đầu trong hơn lại có ít chất béo. Do đó, mẹ nên cho bé bú cạn 1 bên bầu sữa rồi mới chuyển bên để bé hấp thu trọn vẹn nhất, hỗ trợ bé phát triển tốt hơn. Hiện tượng bé chậm lớn ở trẻ không thể khẳng định 100% là do sữa mẹ.
Sữa mẹ bị nóng phải làm sao?
Sữa mẹ bị nóng phải làm sao là một thắc mắc lớn của không ít bà mẹ bỉm sữa. Tuy việc bé chậm lớn không hoàn toàn là do sữa mẹ nhưng việc chú ý đến chất lượng sữa cũng rất được các bà mẹ quan tâm
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: ngoài việc ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đa dạng các loại vitamin và khoáng chất, những mẹ đang cho con bú cũng nên chú ý ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng, tính mát cho sữa mẹ như: rau đay, rau mồng tơi, đậu đỏ, rau ngót, bưởi, cam, quýt, trái cây...
- Hạn chế dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc tây để chữa bệnh trong khi cho bé bú vì nó thuốc sẽ khiến sữa mẹ bị nóng. Đặc biệt các loại thuốc tan trong mỡ lại càng dễ đi vào sữa mẹ ở nồng độ cao. Trường hợp mẹ cho con bú sử dụng thuốc ngừa thai thì nên chọn loại không chứa estrogen.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh mọi căng thẳng, mệt mỏi: phụ nữ sau khi sinh con và chuyển sang giai đoạn cho bé bú nên chú ý chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức, tránh mọi căng thẳng, mệt mỏi có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa, thậm chí gây mất sữa, tắc tia sữa sau sinh.
- Khi cho em bé bú, mẹ nên chú ý tư thế cho bú thích hợp, giúp bé cảm thấy thoải mái và bú được nhiều sữa hơn. Trước khi cho bé ti mẹ, nên vệ sinh sạch sẽ vùng núm vú, dùng tay sạch nặn bớt dòng sữa đầu hơi loãng, ít dưỡng chất và để thông thoáng tia sữa, giúp em bé bú được những đợt sữa tiếp theo giàu dinh dưỡng, bảo đảm cho việc phát triển cân nặng của bé.
- Đối với những bé bị bất dung nạp lactose dẫn đến tiêu chảy thường xuyên khi bú mẹ, lúc này không phải là do sữa mẹ bị nóng. Trường hợp này mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tư vấn và điều trị thích hợp, nhằm cải thiện tình trạng tiêu hóa cho bé. Các bé không dung nạp lactose thường phải dùng một loại sữa bột đặc biệt không chứa đường lactose. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi các bé lớn hơn.
Xem thêm:
- Tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh
- Trong sữa mẹ có những gì?
- Có phải trẻ nuôi sữa mẹ chậm lớn hơn so với trẻ ăn sữa công thức?