Sự nguy hiểm khôn lường của nhược thị mà Thanh Vân Hugo mắc phải

Nhược thị còn gọi là bệnh mắt lười, là tình trạng thị lực ở một mắt phát triển không bình thường, dẫn đến thị lực kém nhưng không thể điều trị bằng các phương pháp hỗ trợ thị giác bình thường như kính đeo hoặc kính sát tròng.

Sự nguy hiểm khôn lường của nhược thị mà Thanh Vân Hugo mắc phải Sự nguy hiểm khôn lường của nhược thị mà Thanh Vân Hugo mắc phải

Mới đây, trên sóng truyền hình, MC Vân Hugo - hotgirl thời đầu bất ngờ chia sẻ một bên mắt của cô bị nhược thị kèm theo giọng nói cũng đang mất dần. "Sự thật là tôi bị nhược thị, nhìn ngày càng mờ và một bên mắt đã hỏng hoàn toàn, không có cách nào điều trị được. Tôi phải trang điểm mới được long lanh như mọi người thấy”, Vân Hugo tâm sự.


Chia sẻ của cô cũng khiến nhiều người giật mình bởi những gì mà người ta vẫn thấy về Vân Hugo lại hoàn toàn khác, cô liên tục chia sẻ những khoảnh khắc tươi vui đời thường. Vẫn đều đặn tham gia các sự kiện, cật lực làm việc và không quên dành thời gian cho con trai. Hơn hết, không ai nghĩ rằng cô đang phải chống chọi với bệnh tật. Điều cô chia sẻ cũng khiến không ít người giật mình để ý lại chính sức khỏe của bản thân.

Vậy sự thực về căn bệnh nhược thị mà Vân Hugo đang mắc phải nguy hiểm như thế nào? Bạn đã biết gì về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa, điều trị?

Bệnh nhược thị là gì?

Nhược thị còn gọi là bệnh mắt lười, là tình trạng thị lực ở một mắt phát triển không bình thường, dẫn đến thị lực kém nhưng không thể điều trị bằng các phương pháp hỗ trợ thị giác bình thường như kính đeo hoặc kính sát tròng.

Nhược thị thường chỉ xảy ra ở một mắt, nếu tình trạng này không được khắc phục, não sẽ "lờ đi" các thông tin hình ảnh từ mắt, dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn ở bên mắt bị nhược thị.

Có thể hiểu như sau, chúng ta nhìn hình ảnh là do mắt tiếp nhận thông tin dựa vào nhãn cầu, kết hợp cùng não để xử lý các thông tin đó và cho ra kết quả là hình ảnh.

Tuy nhiên vì một lý do nào đó, mắt và não phối hợp không tốt (não sẽ "lờ đi" các thông tin hình ảnh từ mắt), khiến cho hình ảnh một mắt trở nên mờ hẳn đi. Đó chính là nhược thị (amblyopia), hay còn gọi là chứng "mắt lười" - lazy eye.

Nguyên nhân của bệnh nhược thị

Có 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh nhược thị

Mắt lệch - mắt lác là nguyên nhân chính và phổ biến gây ra chứng nhược thị. Khi 2 bên mắt không nhìn về cùng 1 hướng, thì não cũng đồng thời "lờ" đi hình ảnh 1 bên mắt mang tới. Vì vậy, 1 mắt dần sẽ mất thị lực.

Tật khúc xạ - cận thị, viễn thị, loạn thị nếu bị lệch 1 bên, và cũng như trên, khi 1 mắt truyền hình ảnh tốt tới não, 1 mắt mang hình ảnh không ổn sẽ dấn tới não "bỏ qua" mắt này và dẫn tới tật nhược thị.

Mắt bị tổn thương - mắt có thể bị tổn thương vì một lý do nào đó dẫn tới thị giác của 1 mắt kém đi.

nhược thị 2

Người bệnh có dấu hiệu bất thường ở mắt cần được thăm khám sớm để kịp thời điều trị.

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh nhược thị

Trẻ bị rối loạn nhược thị thường không có triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, khi nhận thấy các dấu hiệu nheo mắt, dụi mắt, nghiêng đầu để nhìn của trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra mắt.

Một số cách giúp nhận biết chứng nhược thị:

Người bị bệnh sẽ khó chịu nếu bị che một mắt

Khó khăn khi nhìn vật ở xa

Nheo mắt thường xuyên, nhìn sát và nghiên đầu, mắt bị lệch

Cách kiểm tra bằng di chuyển đồ vật: Đây là cách để phát hiện nếu một mắt phản ứng chậm hơn so với mắt còn lại. Người được kiểm tra tập trung vào một vật, di chuyển vật từ từ sang bên phải và sau đó sang bên trái, lên và xuống. Quan sát kỹ đôi mắt sẽ xác định được mắt nào di chuyển chậm hơn bên còn lại.

Kiểm tra bằng chụp ảnh: Bạn có thể kiểm tra bằng việc xem qua ảnh chụp, bởi ảnh tĩnh sẽ giúp bạn dễ phát hiện sự khác biệt giữa mắt.


Cách điều trị nhược thị

Sau khi thấy mắt có các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên tới bác sĩ để kiểm tra thị lực. Bác sĩ nhãn khoa có thể đưa ra các khuyến nghị về những phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu bác sĩ xác định trẻ mắc bệnh nhược thị, cách điều trị có thể bao gồm kính, dùng miếng che mắt hoặc thuốc men. Có thể bác sĩ sẽ khuyến cáo phẫu thuật cơ mắt. Tùy vào đối tượng cũng như tình trạng của bệnh nhân lại có phương pháp điều trị hợp lý.

Tại sao bệnh nhược thị lại nguy hiểm?

Nhược thị có thể xảy ra với bất kỳ ai, từ người lớn đến trẻ em. Theo thống kê từ tổ chức WHO, nhược thị là tật về mắt phổ biến nhất ở trẻ em, với tỉ lệ 2 - 3 trẻ mắc trên 100.

Tuy nhiên, điều đặc biệt nguy hiểm đó là nếu bệnh không được chữa ngay từ bé (trong độ tuổi từ 7 - 10), nhược thị sẽ tồn tại vĩnh viễn do thói quen của não bộ, khiến cho một bên mắt không còn cơ hội phục hồi.

Và cho đến nay, dù y học hiện đại nhưng vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị nhược thị cho người trưởng thành.

>>> Xem thêm: Bệnh nhược thị có bắt buộc đeo kính không?