Sự khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn là gì?

Quá trình sinh trưởng của răng miệng sẽ trải qua 2 giai đoạn: răng sữa và răng vĩnh viễn. Vậy thì sự khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn là gì? HoiBenh sẽ giải đáp một cách cụ thể trong bài viết ngay sau đây.

Sự khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn là gì? Sự khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn là gì?

Quá trình sinh trưởng của răng miệng sẽ trải qua 2 giai đoạn: răng sữa và răng vĩnh viễn. Vậy thì sự khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn là gì? HoiBenh sẽ giải đáp một cách cụ thể trong bài viết ngay sau đây.

1. Răng sữa là gì?

Răng sữa (hay răng rụng) là loại răng xuất hiện trước hết ở con người, thường bắt đầu mọc khi em bé được 6 – 7 tháng tuổi và sẽ dần rụng đi cho đến năm 11 tuổi.

Răng sữa có tổng cộng 20 răng. Răng sữa hình thành nhằm thực hiện một số chức năng như:

  • Phục vụ cho hoạt động ăn uống của trẻ.
  • Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc hàm và xương, rất cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của răng miệng.
  • Góp phần trong vấn đề phát triển lời nói của trẻ em và cho chúng nụ cười dễ thương.
vicare.vn-su-khac-biet-giua-rang-sua-va-rang-vinh-vien-la-gi-body-1

2. Thế nào là răng vĩnh viễn?

Răng vĩnh viễn là những răng mọc ra để thay thế cho răng sữa, bắt đầu xuất hiện vào năm 6 – 7 tuổi (cũng là thời gian răng sữa bắt đầu rụng). Chúng tồn tại vĩnh viễn cùng với cơ thể nếu được vệ sinh và duy trì tốt. Răng vĩnh viễn xuất hiện cuối cùng trong miệng là răng khôn.

Răng vĩnh viễn có tổng cộng 32 chiếc răng, trong đó lúc 12 tuổi, bé sẽ có đầy đủ 28 chiếc răng và số còn lại gọi là răng khôn, sẽ mọc vào khoảng 18 – 25 tuổi. Tuy nhiên, một số trường hợp không xảy ra mọc răng khôn.

3. Sự khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn là gì?

Phân bố số lượng răng

Như đã giới thiệu ở trên, răng sữa sẽ gồm tổng cộng 20 chiếc răng, trong đó bao gồm:

  • 4 răng cửa trung tâm (răng cửa dùng để cắt và cắn thức ăn).
  • 4 răng cửa bên.
  • 4 răng nanh.
  • 4 răng hàm đầu tiên và 4 răng hàm thứ 2 ở hai bên hàm.

Ở răng vĩnh viễn của người trưởng thành thường sẽ bao gồm 32 chiếc răng, bao gồm:

  • 4 răng cửa trung tâm.
  • 4 răng cửa bên.
  • 4 răng nanh.
  • 8 răng hàm chính.
  • 4 răng hàm bên.
  • 4 răng hàm thứ hai.

4 răng khôn (một số người không xuất hiện loại răng này).

Về màu răng

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết, men răng của răng sữa mỏng hơn nhiều so với men răng vĩnh viễn. Vì thế, răng sữa sẽ có vẻ trăng hơn so với răng vĩnh viễn.

Điều này có thể dễ dàng phát hiện trên một cung hàm của một đứa trẻ đang trong giai đoạn thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn: răng có màu vàng ngà hơn chính là răng vĩnh viễn.

Tuy nhiên, cũng chính vì có thành phần lớp men mỏng, nên răng sữa rất dễ bị vi khuẩn tấn công, phá hủy và gây ra tình trạng sâu răng ở bé. Vì thế, răng sữa lại cần có sự chăm sóc chu đáo hơn so với răng vĩnh viễn nếu bạn không muốn sức khỏe của bé bị tổn hại.

Về kích thước răng

Răng sữa thường là những chiếc răng nhỏ hơn so với răng vĩnh viễn tương ứng.

Về hình dáng

Phía đỉnh của răng sữa nhọn. Phần mão răng cửa và răng nanh tương đối rộng hơn so với răng vĩnh viễn, khu vực tiếp xúc ít hơn.

Đối với răng vĩnh viễn, phía đỉnh răng khá cùn với khu vực tiếp xúc rộng hơn.

Vị trí trong hàm

Răng sữa được đặt vuông góc với hàm, trong khi đó răng vĩnh viễn lại được đặt xiên trên khung hàm.

Về chân răng

Chân răng của răng sữa ngắn và mỏng hơn so với răng vĩnh viễn, phân bố tương đối rộng rãi. Chân răng sữa ở gần nhưng có sự tách biệt với thân răng.

Chân răng dày, dài và khỏe mạnh hơn ở răng vĩnh viễn. Chân răng và thân răng không có sự tách bei65t.

Về men răng

Men răng sữa dễ thấm và ít bị vôi hóa, do đó bị hao hụt khá nhiều. Ở răng vĩnh viễn, men răng ít thấm và dễ bị vôi hóa hơn, sự tiêu hao cũng ít đi đáng kể.

vicare.vn-su-khac-biet-giua-rang-sua-va-rang-vinh-vien-la-gi-body-2

4. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng qua từng giai đoạn

Nhiều cha mẹ cho rằng, việc chăm sóc răng sữa ở trẻ em sẽ không quan trọng như chăm sóc răng vĩnh viễn, vì răng sữa sẽ rụng.

Tuy nhiên, đây là quan niệm khá sai lầm. Răng sữa trên thực tế vẫn có những chức năng quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đặc biệt là việc ăn nhai.

Vì thế, ngay từ những ngày đầu mọc răng, bạn đã cần phải trang bị đầy đủ kiến thức để chăm sóc răng miệng cho bé, bao gồm:

  • Khi sinh ra: lúc này nướu vẫn chưa mọc răng, bạn nên làm sạch miệng của bé bằng vải mềm.
  • Bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên: mỗi ngày chải răng 2 lần bằng vải mềm, nước sạch.
  • Trẻ 12 tháng tuổi: đi khám răng lần đầu với bác sỹ nha để có hướng dẫn chăm sóc phù hợp.
  • 18 tháng tuổi: hãy thêm một ít fluoride hoặc kem đánh răng vào bàn chải trẻ em, chải răng nhẹ nhàng cho bé, sau đó để bé nhổ kem đánh răng ra ngoài, không được nuốt.
  • 2 tuổi rưỡi: bắt đầu xỉa răng cho bé bằng chỉ nha khoa.
  • Từ khoảng 4 – 5 tuổi: hãy hướng dẫn bé tự đánh răng đúng cách.
  • 6 tuổi: bắt đầu đổi kem đánh răng trẻ em sang kem đánh răng người lớn, đồng thời dạy bé tự mình xỉa răng bằng chỉ nha khoa.
  • 8 tuổi: bé lúc này đã có thể tự chăm sóc răng miệng cho mình, tuy nhiên bạn vẫn cần theo dõi và kiểm tra nha khoa thường xuyên.

Khi bé bắt đầu rụng răng sữa, hãy cung cấp cho bé sự trấn an và có thể giúp bé giảm đau bằng thuốc chống viêm, thuốc giảm đau theo ý kiến của bác sỹ. Sau khi răng vĩnh viễn đã mọc hoàn toàn, bạn có thể để bé tự lập trong việc chăm sóc răng của mình.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết thế nào là răng sữa, răng vĩnh viễn và sự khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn là gì. Những kiến thức này sẽ giúp bạn có phương pháp chăm sóc nha khoa phù hợp cho từng giai đoạn.

Xem thêm:

  • Bí quyết sống lâu nhờ chăm sóc răng miệng
  • Bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi nào?
  • Răng sữa và răng vĩnh viễn: Tìm hiểu và cách phân biệt