Sự giống và khác nhau giữa vacxin 5 trong 1 và vacxin 6 trong 1

Mục đích của việc tiêm vaccine là để ngừa các bệnh ở trẻ em như bạch cầu, uốn ván, ho gà.... trong đó, mỗi loại vacxin có thành phần khác nhau. Cùng Vicare tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa vacxin 5 trong 1 và vacxin 6 trong 1.

Sự giống và khác nhau giữa vacxin 5 trong 1 và vacxin 6 trong 1 Sự giống và khác nhau giữa vacxin 5 trong 1 và vacxin 6 trong 1

Mục đích tiêm

Mục đích của việc tiêm vaccine tổng hợp để ngừa 6 bệnh nguy hiểm ở trẻ em là bạch cầu, uốn ván, ho gà, viêm não do vi trùng HiB, viêm gan B và bại liệt. Trong đó, mỗi loại vacxin có thành phần khác nhau. Cùng HoiBenh tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa vacxin 5 trong 1 và vacxin 6 trong 1.

  • Vacxin 5 trong 1 của Tiêm chủng ở rộng Quinvaxem (bố mẹ đưa bé đến trạm y tế địa phương để tiêm) ngừa được 5 bệnh nêu trên, trừ bại liệt. Vì vậy, nếu trẻ tiêm vacxin này thì sẽ được bổ sung bằng liều vacxin uống để ngừa bại liệt.
  • Vacxin 5 trong 1 của dịch vụ Pentaxim có thể ngừa được 5 loại bệnh trên, trừ viêm gan B. Trẻ cần bổ sung liều vacxin viêm gan B đơn sau khi tiêm Pentaxim.
  • Vacxin 6 trong 1 của dịch vụ Infanrix hexa có thể ngừa được đầy đủ 6 loại bệnh trên.

Những điều cần biết về vacxin Quinvaxem

Vacxin 5 trong 1 (Vacxin Quinvaxem), là vacxin phối hợp ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib (viêm phổi – viêm màng não mủ do Haemophyllus influenza type B), được Tổ chức Y tế Thế giới tiền kiểm định về chất lượng.

Quinvaxem đã được Tổ chức Y tế thế giới tuyển chọn trong chương trình tiêm chủng được tài trợ bởi Liên minh Toàn cầu vắc-xin và tiêm chủng dùng tiêm chủng cho trẻ em các nước châu Á và các nước nghèo bắt đầu từ năm 2006. Vacxin Quinvaxem được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam từ tháng 6/2010 theo diện viện trợ nước ngoài.

vicare.vn-su-giong-va-khac-nhau-giua-vacxin-5-trong-1-va-vacxin-6-trong-1-body-1

Có thể nói đây là một nguồn vacxin giá trị có giá thành phù hợp với các nước nghèo, nhận nguồn vắc xin viện trợ, hàng trăm triệu trẻ em đã được dùng miễn phí phòng bệnh dịch.

Cũng có loại Quinvaxem có sự cố khi sản xuất năm 2010 mà WHO đã công bố. Hiện nay, WHO vẫn khuyến nghị tiêm hai loại vacxin trên mà Việt Nam đang tiêm miễn phí.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, không có vacxin nào là an toàn tuyệt đối, phản ứng sau tiêm của vacxin Quivaxem nói riêng và vắc xin nói chung có thể từ nhẹ, vừa và nặng. Phản ứng có thể toàn thân hoặc tại nơi tiêm vacxin và đặc hiệu cho từng loại vacxin, cũng như các thuốc hay loại vắc xin khác khi tiêm đều có thể xảy ra các phản ứng. Tuy nhiên, các phản ứng nặng thường rất hiếm gặp.

Tại Việt Nam đã ghi nhận 43 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng sau sử dụng vắc xin Quinvaxem, các trường hợp này được các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới đánh giá nguyên nhân, trong đó 9 trường hợp được đánh giá là có liên quan đến vắc xin trên tổng số 14 triệu mũi tiêm. 9 trường hợp này đều bình phục, các biểu hiện phản ứng gồm sốt cao, co giật trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin; sốc phản vệ; hội chứng giảm trương lực cơ và biểu hiện phản ứng dị ứng. Trong năm 2014 tại TPHCM sau khi tiêm chủng các loại vacxin ghi nhận: 28 ca phản ứng nhẹ, 2 ca phản ứng nặng đã được xử lý kịp thời không để lại di chứng và không ghi nhận ca tử vong nào.

Điều quan trọng để hạn chế những trường hợp nguy hiểm cho trẻ đòi hỏi cần tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn chuyên môn, những quy định trong quá trình sản xuất, bảo quản vacxin, khám, tư vấn, chỉ định tiêm chủng, thực hành an toàn tiêm chủng, theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng để có thể phát hiện sớm các biểu hiện bất thường sau tiêm chủng và xử lý kịp thời. Phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhân viên y tế để trẻ được tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch, an toàn.

Tác dụng phụ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Hầu hết các phản ứng tại chỗ cũng như toàn thân là nhẹ và chỉ xuất hiện trong vòng 2-3 ngày sau tiêm vắc xin như:

  • Sưng/đỏ/đau nơi tiêm
  • Sốt nhẹ dưới 38 độ
  • Quấy khóc khó chịu nhiều hơn bình thường
  • Ăn/bú kém hơn

Sau tiêm chủng cần chú ý đến trẻ, cho trẻ bú nhiều hơn, cho bú khi trẻ thức, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Theo dõi sát nhiệt độ của trẻ, khi trẻ sốt cần phải đo nhiệt độ, lau mát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Những trẻ không tiêm được vắc xin Quinvaxem

Không tiêm vacxin Quinvaxem cho trẻ nếu tiền sử có phản ứng mạnh đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng mạnh đối với vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván (DPT) hoặc vacxin viêm gan B như:

  • Sốt 40oC trong vòng 48 giờ sau tiêm vacxin.
  • Sốc trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.
  • Khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vacxin.
  • Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vacxin.

Không tiêm cho trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi vì vacxin có thể không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ.

Hoãn tiêm cho trẻ nếu trẻ đang ốm, sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính.

Những điều cần biết về vacxin dịch vụ Pentaxim và Infranrix

Ngoài loại vacxin 5 trong 1 có nguồn gốc từ Hàn Quốc, nằm trong chương trình TCMR (tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi tại các trạm y tế xã/phường/thị trấn, trên địa Hà Nội và TP.HCM cũng có một loại vacxin 5 trong 1 khác có nguồn gốc từ Pháp (có tên Pentaxim, ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib, bại liệt) và một loại vacxin 6 trong 1 (có tên Infranrix, ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B,bại liệt, Hib) có nguồn gốc từ Bỉ.

Cả 2 loại này không nằm trong chương trình TCMR mà đều dùng trong tiêm chủng dịch vụ.

Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa 2 loại vacxin tiêm dịch vụ với loại vacxin tiêm miễn phí (là vacxin Quinvaxem) là nằm ở thành phần ngừa ho gà:

Vacxin 5 trong 1 Quinvaxem của Hàn Quốc có thành phần ho gà là vacxin toàn tế bào, còn vắc-xin của Pháp và Bỉ là vô bào, nên không có thành phần xác vi khuẩn ho gà mà thay thế bằng thành phần kháng nguyên đặc thù, do đó sẽ tinh khiết hơn.

Giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ông Hiển cho biết nhiều phụ huynh có suy nghĩ cho con đi tiêm dịch vụ an toàn hơn là đúng vì thực tế vacxin ngoài dịch vụ là vacxin được nhập khẩu từ châu Âu, thành phần tinh chế hay còn gọi và vacxin vô bào.

vicare.vn-su-giong-va-khac-nhau-giua-vacxin-5-trong-1-va-vacxin-6-trong-1-body-2

Loại vacxin này có tính an toàn gấp 10 lần vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng chúng ta đang áp dụng. Nó làm giảm tác dụng không mong muốn sau khi tiêm.

Ở vacxin Quinvaxem có chứa các vi khuẩn ho gà đã chết được tinh lọc và phản ứng thường do protein trong vi khuẩn đó gây ra (gồm sốt, sưng đỏ chỗ tiêm, có thể tự khỏi sau 1-2 ngày, nặng hơn là bị sốc phản vệ).

Về lo ngại liên quan đến thành phần ngừa ho gà như trên, ông biết, trước khi đưa Quinvaxem“5 trong 1” vào chương trình Tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế đã tham khảo ý kiến và được WHO nhận định rằng vacxin toàn tế bào này vẫn có hiệu quả trong phòng bệnh với tỉ lệ tai biến chấp nhận được.

Vaccine 6 trong 1 mang tên Infanrix hexa, ngoài tác dụng ngừa cùng lúc 5 loại bệnh quan trọng như Vacxin 5 trong 1 còn ngừa thêm được bệnh thứ 6 đó là bệnh bại liệt. Gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib (viêm phổi – viêm màng não do Haemophyllus influenza type B)

Điểm đặc biệt hơn của Vacxin 6 trong 1 là: Thành phần ho gà trong vacxin 6 trong 1 là loại vô bào nên an toàn, ít sốt và ít tác dụng phụ hơn các loại vacxin có thành phần ho gà là loại toàn tế bào.

Vắc xin Infanrix hexa được sử dụng ở Việt Nam từ năm 2006, giúp giảm số mũi tiêm cần thiết từ 9 xuống còn 3 để bảo vệ con trẻ tránh khỏi những loại bệnh có thể chủng ngừa. Vacxin Infanrix hexa đã được cấp phép lưu hành trên 70 quốc gia trên khắp thế giới.

Phải khẳng định một điều rằng, phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh. Vacxin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ cho người tiêm không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Thêm vào đó, sử dụng vacxin sẽ phòng được bệnh khi tiếp xúc với người bệnh.

Lịch tiêm

Ba mũi cơ bản được tiêm cách nhau tối thiểu 28 ngày và mũi đầu tiên tiêm khi trẻ đủ hai tháng tuổi. Bé cần tiêm nhắc lại mũi thứ 4 lúc 18 tháng (hoặc hơn 6 tháng kể từ mũi thứ 3) nếu trước đó đã tiêm vacxin 5 trong 1 của tiêm chủng mở rộng. Lịch tiêm có thể dao động tùy thực tế (trẻ bị ốm, hết thuốc...), có thể chậm hơn với kế hoạch một chút nhưng không nên quá muộn (đợi có thuốc dịch vụ) vì nguy cơ trẻ mắc bệnh trước khi được tiêm đủ liều. Vacxin tổng hợp 5 trong 1 và 6 trong 1 không được tiêm quá sớm (trước khi bé đủ 2 tháng hoặc đi sớm hơn lịch hẹn của bác sĩ) vì như vậy, vacxin sẽ mất tác dụng, phải tiêm lại.

Thứ tự tiêm các loại vacxin

Các vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 có thể tiêm hoán đổi cho nhau nhưng bố mẹ nhớ bổ sung đủ 6 thành phần phòng bệnh trên cho bé. Tùy thành phần để bù nhưng phải đảm bảo đủ mũi tiêm, đủ khoảng cách giữa các mũi tiêm. Bố mẹ cần ghi lại đầy đủ lịch tiêm, mũi tiêm để không bù thừa hay thiếu thành phần ngừa bệnh. Khi bị thừa như vậy, bố mẹ sẽ tốn công, thêm tiền (nếu tiêm dịch vụ) và có thể gây tác dụng phụ.

Những điều mẹ cần biết khi cho con tiêm ngừa vacxin

Liệu có thể trì hoãn tiêm vacxin? Và trì hoãn được bao lâu?

Cho con tham gia tiêm vacxin đúng theo thời hạn của lịch tiêm chủng quốc gia luôn là lời khuyên tối ưu dành cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, đúng là tiêm vacxin có thể trì hoãn. Trên thực tế, số lượng trẻ sơ sinh được tiêm đúng ngày là không nhiều. Nếu trẻ chưa được tiêm, mẹ có thể cho bé tiêm lùi lại sau. Tuy nhiên nên nhớ đừng trì hoãn quá lâu và cần hỏi ý kiến bác sỹ cũng như thông báo thời gian muộn cụ thể của bé trước khi tiêm.

Tiêm vacxin cho con xong khi về nhà trẻ sẽ có những phản ứng gì và làm thế nào để phòng tránh?

Khi đưa trẻ đi tiêm về, mẹ nên lưu ý cho bé uống bổ sung nhiều nước hơn bình thường, ngoài ra cần chú ý đo thân nhiệt trẻ. Những phản ứng bất lợi thường thấy là sốt, khóc quấy hay sưng vết tiêm.

vicare.vn-su-giong-va-khac-nhau-giua-vacxin-5-trong-1-va-vacxin-6-trong-1-body-3

Khi nào con không nên đi tiêm?

Khi sức khỏe của trẻ không đảm bảo hoặc đang mắc các vấn đề như cảm lạnh, sốt, chàm, phát ban, vàng da, ....mẹ không nên đưa con đi tiêm chủng.

Nếu lần đầu tiêm vacxin trẻ bị sốt thì mũi sau có sốt không, có nên đưa con đi tiêm tiếp không?

Làm cha mẹ, ai cũng rất lo lắng, xót xa khi con bị sốt, mệt mỏi sau tiêm. Tuy nhiên các mẹ không nên vì thế mà bỏ tiêm cho con. Việc trẻ bị sốt tùy thuộc vào nhiều yếu tố, do đó rất có thể mũi 1 con bị sốt nhưng mũi 2 sẽ không sốt nữa. Nói chung vẫn cần đưa con đi tiêm.

Cách theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm

Sau tiêm vacxin phụ huynh cần ở lại điểm tiêm và theo dõi trong vòng 30 phút sau tiêm. Phụ huynh khi đưa trẻ về nhà cần lưu ý phải theo dõi sức khỏe trẻ liên tục ngay cả khi trẻ ngủ và ít nhất trong vòng 1 ngày (24 giờ).

Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như: sốt cao, co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bỏ bú, khó thở, tím tái... đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xử lý thế nào khi con bị sốt sau tiêm?

Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39 độ C), kèm theo tình trạng quấy khóc. Các mẹ nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái, chườm mát cho trẻ bằng khăn ẩm nhưng không chườm đá hay nước lạnh. Có thể cho bé uống thuốc hạ sốt.

Khi cho con đi tiêm, mẹ cần mang theo những gì?

Cho trẻ đi tiêm mẹ cần lưu ý mang đầy đủ những giấy tờ liên quan đến việc tiêm chủng trước đó của trẻ, sổ tiêm chủng, sổ khám bệnh, sổ dinh dưỡng. Nên cho bé mặc quần áo dễ cởi. Với bé tuổi chập chững, mẹ có thể cho bé mặc áo thun lớn và quần rộng.

Trong quá trình tiêm, nên quan sát những gì?

Người mẹ nên chú ý quan sát kỹ:

Vacxin của con có được lấy nguyên hộp từ tủ lạnh không?

Hạn sử dụng của vắc xin, tên và nước sản xuất vắc xin.

Ống nước pha và quy trình pha thuốc của y tá thực hiện tiêm có đúng không.

Nên hỏi bác sĩ những gì trước khi rời phòng tiêm

  • Bé có thể bị các tác dụng phụ nào?
  • Tôi nên làm gì nếu bé xuất hiện các tác dụng phụ đó?
  • Dấu hiệu nào đáng lo?
  • Khi nào con tôi tiêm phòng tiếp theo?

Khuyến cáo tiêm ngừa phòng bệnh cho trẻ hiện nay.

Vì sức khỏe con em các bậc phụ huynh nên:

  • Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho trẻ để có cơ hội tiêm chủng đúng lịch.
  • Đưa trẻ đi tiêm chủng mở rộng đầy đủ theo lịch, không trì hoãn.

Nếu trẻ có chỉ định hoãn tiêm (do bị ốm hoặc một lý do nào khác) cần liên hệ với đơn vị tiêm chủng để trẻ được tiêm chủng tiếp tục.

Xem thêm:

  • Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa: Công dụng, lịch tiêm, giá tiêm và những điều cần lưu ý
  • Không tiêm vắc xin 5 trong 1 có sao không?