Sử dụng thuốc như thế nào để an toàn và hiệu quả với trẻ nhỏ
cũng có thể không có hiệu quả hoặc có hại. Dưới đây chính là cách nên sử dụng thuốc như thế nào để an toàn và hiệu quả với trẻ nhỏ.
Sử dụng thuốc như thế nào để an toàn và hiệu quả với trẻ nhỏ
Trẻ em nhạy cảm với thuốc hơn so với người lớn. Nếu sử dụng sai liều lượng hoặc sai thời điểm, thậm chí đối với một số loại thuốc lành tính như OTC( thuốc không cần toa hay sự chỉ dẫn của bác sĩ)
1. Hỏi chuyên gia
Nói chuyện với dược sĩ hoặc bác sĩ về loại thuốc mà bạn sẽ cho con mình sử dụng. Nếu đó là một loại thuốc theo đơn, hãy hỏi về liều dùng và tác dụng phụ có thể xảy ra. Hãy tìm hiểu việc khi nào thuốc bắt đầu có tác dụng và sẽ kéo dài trong bao lâu.
Liệu nó có tương tác với loại thuốc nào khác mà con bạn cũng sử dụng hay không? Và bạn nên làm gì nếu chẳng may có quên không cho trẻ sử dụng một liều thuốc? Thuốc có cần phải giữ trong tủ lanh, hay cần đun nóng hoặc cho ra ngoài ánh sáng? Bạn có thể đặt chúng trong đồ ăn hay không, hoặc nên tránh sử dụng thuốc với loại thức ăn nào khi đang sử dụng thuốc?
Một vài loại thuốc phải được sử dụng ngay khi ăn xong hoặc ngược lại, phải sử dụng khi dạ dày đang trống rỗng. Một số loại khác lại có hiệu quả nhiều hơn nếu chúng được sử dụng cùng với một số loại thức phẩm cụ thể.
Có những biện pháp phòng ngừa khác không, như việc giữ trẻ không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi đang sử dụng thuốc? trước khi bạn đi về nhà, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu về liều lượng, sử dụng thuốc như thế nào và sử dụng khi nào.
Nếu bạn đang còn lưỡng lự về một loại thuốc không kê theo đơn, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ rằng nó có an toàn với trẻ hay không. Nếu gói thuốc không xác định rõ liều lượng dành cho bọn trẻ, nó có thể không phù hợp. Một lần nữa, hãy hỏi về những tác dụng phụ có thể có và những tương tác với các loại thuốc khác.
Ngoài ra hãy chắc chắn nói với bác sĩ và dược sĩ về bất kỳ dị ứng con của bạn có.
2. Sử dụng đúng liều lượng
Trong một nghiên cứu năm 1997 được công bố trong Archives of Pediatrics và Adolescent Medicine, 70% các bậc cha mẹ gặp khó khăn trong việc phải cho trẻ sử dụng thuốc bao nhiêu là đúng. Vì vậy nếu những nhãn hiệu này gây trở ngại cho bạn, yên tâm rằng bạn không đơn độc.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Y Emory ở Atlanta cho thấy chỉ có khoảng 40 phần trăm trong số 100 người chăm sóc (kể cả cha mẹ) trong nghiên cứu đã có thể phát biểu đúng liều thuốc cho con em mình, và chỉ có 43 phần trăm là có thể đo lường một liều lượng chính xác. Nhìn chung, chỉ có 30 phần trăm những người chăm sóc có thể xác định chính xác và đo đúng lượng thuốc cho con.
Làm thế nào bạn có thể chắc chắn rằng con bạn đã nhận được lượng thuốc trẻ cần? Hãy đọc hướng dẫn vô cùng cẩn thận. Đọc nó khi bạn mua hoặc lấy một loại thuốc mới, khi bạn quản lý nó, và trong khi bạn đang đổ nó ra.
Thực hiện theo hướng dẫn được in trên bao bì để đảm bảo rằng con của bạn sẽ sử dụng đúng liều lượng theo tuổi vào cân nặng. Nếu bạn không hiểu sự hướng dẫn, hãy gọi cho dược sĩ hoặc bác sĩ.
Dưới đây là một số chi tiết mà bạn cần ghi nhớ:
- Kiểm tra các con số trong hướng dẫn một cách thật cẩn thận để đảm bảo bạn sẽ không nhân đôi hay giảm một nửa liều lượng thuốc. Khi bạn đang vội vã, bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn 1⁄2 thay vì 2 hoặc ngược lại. Đọc hướng dẫn và liều lượng của thuốc với nguồn ánh sáng tốt.
- Nhận biết một số loại thuốc không cần kê đơn cho trẻ sơ sinh như acetaminophen( thuốc giảm đau, giảm sốt), được cô đặc. (Không sử dụng nó cho bọn trẻ với liệu lượng lớn hơn bình thường.)
- Biết được cân nặng của trẻ. Một vài liều thuốc dựa trên cân nặng, hoặc cả cân nặng và tuổi tác. Dùng mảnh giấy để lưu ý cân nặng của con bạn trong tủ thuốc. Đừng lo lắng về việc số đo gần nhất cũng đã từ một vài tuần trước- hãy lấy kết quả mà bạn đã đưa con đến gặp bác sĩ lần gần nhất. Hoặc hãy bước vào phòng tắm bế trẻ và đo cân nặng tổng thể sau đó trừ đi khối lượng của bạn từ tổng thể.
- Hãy đảm bảo việc lắc đều thuốc nước trước khi cho trẻ sử dụng nếu như trên nhãn có yêu cầu làm vậy. Đó là cách để bạn có thể đảm bảo tất cả các thành phần của thuốc được phân bố đều,vì vậy cn của bạn sẽ không nhận quá nhiều hoặc quá ít một thành phần nào.
- Đừng nhầm lẫn muỗng cà phê và muỗng canh, Trong nhiều trường hợp, hầu như không có loại thuốc nào của trẻ cần một muỗi canh, hãy nghĩ đến muỗng cà phê.
- Đừng thực hiện những phép chuyển đổi trong đầu của bạn. Nếu một liều đợc khuyên là 2 muỗng cà phê, nhưng ống tiêm hoặc ống nhỏ thuốc không đo theo muỗng cà phê, không được cho thuốc theo sự phỏng đoán của bạn – sử dụng muỗng đo cho lần này và lấy ống tiêm hoặc ống nhỏ thuốc được chia độ chính xác cho lần sau. Hãy nhớ rằng 1ml=1cc và 1 muỗng cà phê =5cc.
- Không bao giờ được cho trẻ dùng nhiều thuốc hơn lời khuyên trên nhã hoặc trong hướng dẫn. Thậm chí nếu trẻ có bị cảm lạnh nặng, nhiễm trùng tai, đau họng hoặc sốt, sử dụng nhiều thuốc hơn chưa hẳn là tốt. Liều thuốc dựa trên lượng thuốc an toàn, không dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Gọi cho bác sĩ của con bạn nếu bạn nhận thấy có bất cứ tác dụng phụ không mong muốn nào.
- Nếu bạn có mắc một lỗi sai và cho con của bạn sử dụng quá liều lượng của thuốc, nó không có khả năng khiến con của bạn có tác hại lâu dài- nhưng hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo về tác hại nếu có.
- Nếu có lý do nào đó khiến cho con bạn không thể hoặc sẽ không sử dụng đúng liều lượng của thuốc, có thể bởi vì trẻ bị nôn mửa hoặc không thể giữ cho thuốc ngừng chảy ra ngoài, hãy nói chuyện với bác sĩ của con bạn. Bác sĩ có thể chọn phương pháp khác- ví dụ bằng cách tiêm hoặc thuốc đạn- để đảm bảo rằng con của bạn được điều trị.
- Cuối cùng, không cho con của bạn sử dụng thuốc theo toa của một đứa trẻ khác, một toa thuốc đã cũ hoặc aspirin, điều đó có thể gây ra một căn bệnh nghiêm trọng được gọi là hội chứng Reye. Và xem lại bài viết của chúng tôi về các loại thuốc mà bạn không bao giờ cho em bé hoặc trẻ mới biết đi, trẻ dưới tuổi thành niên.
3. Tất cả những công cụ đo lường thuốc
Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo rằng con của bạn sẽ dùng đúng liều lượng thuốc và sử dụng đúng công cụ. Điều đó có nghĩa là đặt cái thìa bếp trở lại trong ngăn kéo (vì những cái thìa bếp khác nhau về kích thước) - và sử dụng một muỗng liều, ống nhỏ giọt, chén liều lượng hoặc ống tiêm bằng miệng được thiết kế đặc biệt để giúp bạn đo lường và quản lý đúng liều.
Cách tốt nhất là bạn nên sử dụng ống tiêm nhựa bằng miệng được đánh dấu với những sự đo lường khác nhau. Với những đứa trẻ, tiêm là việc làm tốt hơn so với sử dụng thìa bởi vì bạn có thể chắc chắn rằng bạn sẽ đưa được thuốc vào người những đứa trẻ.
Nếu như bạn sử dụng ống nhỏ giọt, và con của bạn thì cứ cố gắng để đẩy thuốc ra ngoài, hãy sử dụng một ngón tay của bạn để kéo má bé rộng ra và cố gắng ép thuốc đi vào túi má bé. Chỉ bỏ tay ra khỏi miệng bé cho đến ki bé đã nuốt hết thuốc- cách này sẽ giúp thuốc không bị rớt ra ngoài.
Trong lúc cấp thiết, đó chính là cách sử dụng muỗng đo” đúng đắn”- loại mà bạn sử dụng để đo lường những thành phần nấu ăn- nhưng những cách này thường rất khó khăn để đưa thuốc vào miệng em bé.
4. Thời gian dùng thuốc
Đọc nhãn một cách thật cẩn thận để biết được bạn nên cho bé dùng thuốc cụ thể như thế nào, cách bao lâu sẽ cho dùng một liều. Nếu nhãn nói rằng “ 4 lần một ngày” hãy cho trẻ dùng 4 lần trong ngày lúc mà trẻ đang thức- bạn không cần phải đánh thức trẻ dậy để uống một liều khác. Mặt khác, nếu hướng dẫn nói rằng “ 6 giờ một lần” bạn sẽ phải tìm ra liệu rằng làm cách nào để đứa trẻ của bạn uống thuốc đúng giờ, ngủ hay thức.
Nếu đó là một đơn thuốc theo toa, hãy hỏi bác sĩ người mà yêu cầu đơn thuốc đấy. Nếu đó là thuốc không cần kê đơn, hãy nói chuyện với dược sĩ.
Hãy nhớ theo dõi chỉ dẫn về việc liệu rằng thuốc có nên sử dụng với bữa ăn hoặc với một cái dạ dày trống rỗng, và bạn có cần phải tránh xa loại thực phẩm nào, hay thuốc đi kèm với đồ ăn nào không.
Nếu dường như bạn cần phải cho trẻ dùng thuốc trong một thời gian dài nhưng không thấy hiệu quả ở bất cứ đâu, hãy kiểm tra hướng dẫn. Nếu những triệu chứng của trẻ vẫn không tốt hơn, tiếp tục làm theo chỉ dẫn quá thời hạn cũng không làm trẻ tốt hơn. Đã đến lúc bạn cần phải nói chuyện với bác sĩ.
Mặt khác, hãy chắc chắn cho con bạn sử dụng thuốc theo đúng liệu trình đầy đủ của bất kỳ kháng sinh nào mà trẻ được quy định, tiếp tục theo thời gian mà bác sĩ yêu cầu, thậm chí nếu trẻ dường như đã hồi phục hoàn toàn. Nếu không bạn sẽ không thể đảm bảo rằng sự lây nhiễm vi khuẩn đã thực sự biến mất hay chưa.
5. Cách dùng thuốc tốt cho trẻ
Con của bạn có thể chống lại thuốc, đặc biệt nếu thuốc có mùi vị không mấy ngon miệng, bạn có thể hỏi dược sĩ về một hương vị hỗn hợp( cái mà có thể cho thuốc có mùi vị đa dạng hơn) để làm thuốc dễ chịu hơn. Tuy nhiên không trộn thuốc vào một cốc sữa hay cốc nước trái cây. Nếu con của bạn không uống hết phần nước thì trẻ sẽ không nhận được đủ liều lượng.
Nếu con của bạn đã đủ tuổi ăn cơm, có một sự lựa chọn khác là bạn có thể hỏi bác sĩ về việc nhận thuốc ở dạng viên. Bằng cách đó bạn có thể nghiền nát thuốc và trộn thuốc với một ít sữa chua hay nước sốt táo.
Hãy lạc quan khi cho con của bạn uống thuốc, nhưng đừng gọi thuốc là “kẹo”. Nói rằng thuốc là một sự điều trị có lẽ trông nó sẽ dễ dàng hơn để trẻ sử dụng nó lần đầu tiên, nhưng kỹ thuật này có thể phản tác dụng. Nếu trẻ bằng cách nào đó thấy chai lọ, trẻ có thể quyết định dừng sử dụng.
6. Lưu trữ thuốc an toàn
Cố gắng giữ thuốc trong bao bì gốc của họ trừ khi hướng dẫn đầy đủ và thành phần có ngay trên chai. Tương tự như vậy, nếu bạn làm mất một nhãn hiệu hoặc một sự chỉ dẫn, vứt thuốc đi. Sự phỏng đoán của bạn sẽ có nhiều rủi ro.
Nhiều kháng sinh (và một số loại thuốc khác) cần phải được làm lạnh. Một số có thể được bỏ ra trên bàn một vài phút hoặc kẹp bên trong ví của bạn hoặc túi tã để mang đến nhà trẻ hoặc trường học. Một số loại khác cần được giữ lạnh liên tục, ở nhà và trên đường đi.
Hỏi dược sĩ của bạn để kiểm tra bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào và kiến nghị về nơi lưu trữ thuốc của bạn. Giữ thuốc mà không cần phải làm lạnh ở nơi khô, mát. Đừng giữ chúng trong tủ thuốc ở phòng tắm nhà bạn, nơi nóng và ẩm ướt.
Để thuốc ngoài tầm với một cách an toàn theo lời khuyên của chuyên gia về cách tối nhất để xử lý thuốc đã hết hạn.
Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.
Nguồn: Baby Center