Sử dụng miếng dán tránh thai đúng cách

Miếng dán tránh thai là một miếng mỏng có kích thước trung bình 4-5cm2, được dán trực tiếp lên nhiều vị trí trên cơ thể, có tác dụng ngăn ngừa sự rụng trứng ở phụ nữ, đây là một biện pháp tránh thai tạm thời nhưng có hiệu quả cao nếu thực hiện đúng và theo chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng miếng dán tránh thai đúng cách Sử dụng miếng dán tránh thai đúng cách

Miếng dán tránh thai có tác dụng ngăn ngừa sự rụng trứng ở phụ nữ, đây là một biện pháp tránh thai tạm thời nhưng có hiệu quả cao nếu thực hiện đúng và theo chỉ định của bác sĩ.

1. Miếng dán tránh thai là gì?

Miếng dán tránh thai là một miếng mỏng có kích thước trung bình 4-5cm2, được dán trực tiếp lên nhiều vị trí trên cơ thể như: vào da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay. Miếng dán tránh thai được thiết kế là một miếng dán mỏng giải phóng chậm một lượng hormone tổng hợp có tác dụng tương tự như estrogen và progesteron nhằm ngăn cản quá trình rụng trứng do đó tinh trùng không có cơ hội gặp trứng để thụ thai.

vicare.vn-su-dung-mieng-dan-tranh-thai-dung-cach-body-1

2. Sử dụng miếng dán tránh thai đúng cách

Sử dụng miếng dán tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt. Sau một ngày hết kinh, dùng miếng dán dán lên da và để nguyên trong 1 tuần. Vào ngày của tuần kế tiếp, bóc miếng dán cũ ra và dán miếng dán tránh thai mới. Miếng dán mới có thể dán ở chỗ khác trên cơ thể (không nên dán trùng lại chỗ cũ để tránh trường hợp bị kích ứng da). Tuần thứ 4 không dán miếng dán tránh thai mới và kinh nguyệt xảy ra, tuần tiếp theo bạn lặp lại quy trình.

Khi lần đầu tiên dùng miếng dán bạn nên sử dụng thêm một biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày để phòng ngừa mang thai hiệu quả. Trường hợp nếu các miếng dán kế tiếp được dán và bỏ đúng lúc, không cần dùng thêm các phương pháp tránh thai khác.

vicare.vn-su-dung-mieng-dan-tranh-thai-dung-cach-body-2

3. Lưu ý khi dùng miếng dán tránh thai

Khi quyết định sử dụng phương pháp này, cần đặc biệt lưu ý:

  • Các vùng da đang bị đỏ hoặc bị kích ứng, trầy xước, vú không được dán miếng dán tránh thai.
  • Không nên dán miếng dán tránh thai mới lên vị trí miếng dán tránh thai cũ để tránh hiện tượng kích ứng da, trong quá trình dùng miếng dán tránh thai không nên trang điểm, sử dụng các loại kem bôi, sữa, phấn hoặc các sản phẩm khác lên vùng da đang dán miếng dán và vùng da sắp được dán miếng dán làm giảm tính kết dính của miếng dán tránh thai.
  • Vùng da bị bệnh da liễu không được dán miếng dán tránh thai lên vì nó có thể làm cho tình trạng bệnh nặng lên.
  • Phụ nữ bị bệnh mạn tính như: bệnh về tim mạch, bướu cổ, tăng huyết áp, hoặc có khối u, đái tháo đường...
  • Dùng miếng dán tránh thai có xảy ra hiện tượng kích ứng nhẹ da ở vùng dán, đau đầu, cương vú, ra máu âm đạo bất thường, tăng cân nhẹ, buồn nôn và nôn, chướng bụng.
  • Để sử dụng miếng dán tránh thai hiệu quả nên nhờ bác sĩ tư vấn dùng loại có hàm lượng thích hợp. Miếng dán có kích thước nhất định chứa một lượng hoạt chất nhất định.

Như vậy nếu sau khi được bác sĩ xác định bạn không bị bệnh hay có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao thì bạn có thể dùng miếng dán ngừa thai. Nhưng nếu bạn bị bệnh hay có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn phương pháp ngừa thai thích hợp nhất cho mình.

Xem thêm:

  • Bật mí cách sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hiệu quả nhất
  • Dùng thuốc tránh thai khi đang cho con bú: Những điều cần lưu ý
  • 7 đặc điểm quan trọng của thuốc tránh thai mà con gái hay hiểu ngược